Đang than thở thì có hộ vệ đến báo: bắt được một tiểu tặc trèo tường lẻn vào.
Ta bảo Vân Đường tự xử lý là được. Vân Đường đi một chuyến, trở về khó xử báo rằng—người trèo tường kia không phải ai xa lạ, chính là nhị muội ta, Chu Tuyết Ngôn.
Nàng tròn mười hai tuổi, đúng vào ngày sinh thần, bỏ nhà trốn đi.
Ta sai người đưa nàng đến gặp.
Mặt nàng lạnh lùng, nhưng vẫn lễ độ gọi ta một tiếng “đại tỷ”, thần sắc như không sợ hãi điều gì.
Nhưng ta nhìn thấy, nàng đang siết chặt gói đồ trước ngực, khớp tay trắng bệch.
Hẳn là đang lo ta sẽ đưa nàng về lại Chu phủ.
Ta không hỏi nhiều, chỉ bảo người đến Chu phủ truyền lời:
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
“Bảo rằng nhị muội đến phủ ta ở tạm ít ngày. Ai có điều gì bất mãn thì tự mình đến nói với ta.”
Vừa giữ được danh tiếng cho Chu Tuyết Ngôn, lại còn cho thấy nàng thân cận với ta—ai mà không vui cho được?
Nghe vậy, nàng khẽ thở phào.
Xử lý xong, ta mới nghiêm mặt hỏi vì sao nàng bỏ nhà.
“Năm xưa muội đã nói với đại tỷ, muội sẽ rời khỏi nơi đó. Tỷ cũng từng dặn muội—đi càng xa càng tốt!”
“…”
Bằng hữu bên cạnh thấy hứng thú, hỏi: “Muội còn nhỏ thế này, định đi được tới đâu?”
Chu Tuyết Ngôn nghiêm túc đáp: “Lên cao. Càng cao càng tốt.”
“Khá lắm, chí khí không nhỏ.”
“Thiếu niên tâm sự đương nắm mây, ai hay ngồi rặng trúc mà than thở?” (*)
Một câu thơ thôi, khiến cả đám người lớn im thin thít.
(*) Trích phỏng ý từ “Tấm lòng thiếu niên nên vươn tới mây xanh,Ai để tâm đến kẻ ngồi than trong rặng trúc vắng?”
Đêm ấy, Chu Tuyết Ngôn ôm con búp bê xấu xí từng được ta khâu, gõ cửa phòng ta.
Ta nhìn con búp bê, nhướn mày:
“Không phải muội lâu rồi không ôm nó sao? Sao, sợ ta đuổi về nên mang nó ra lấy lòng ta à?”
Nàng lắc đầu:
“Đây là gói đồ mẫu thân chuẩn bị cho muội.”
Thật là ngoài dự đoán.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/y-ninh/10.html.]
“Vốn muội định tay không bỏ trốn. Mang đồ theo thì khó mà trèo tường. Nhưng là bà ấy chuẩn bị, trong gói có ngân phiếu, y phục, và cả con búp bê tỷ may cho muội. Muội không cần trèo tường, vì bà ấy lén mở cổng cho muội đi.”
“Đại tỷ… mẫu thân thật ra… chỉ là bị rối loạn, đúng không? Ai cũng dạy bà ấy phải làm thê tử tốt của trượng phu, làm dâu hiền của nhà chồng.
“Có lẽ chính mẫu thân của bà cũng từng nhắc đi nhắc lại: con gái rồi cũng là người nhà người ta, thân cận cả đời chỉ có con trai ruột.
“Bà ấy chưa chắc đã muốn như thế. Nhưng nghe mãi, từ bé đến lớn chỉ toàn những lời đó, nên bà đã tự nhốt mình trong cái vỏ ấy.
“Nhưng… cuối cùng bà vẫn để muội ra đi.
“Bất luận thế gian có bao nhiêu rào cản, luôn có một khoảnh khắc khiến người ta đau vì đồng loại—có phải vậy không?”
Ta nhớ lại ánh mắt luôn lơ đãng của kế mẫu—có lẽ là vì bà thật sự cũng không biết mình nên đặt chân ở đâu giữa thế gian này.
Tựa như một đóa hoa trồng để ngắm, thân có thể bị uốn, cành có thể bị cắt, nhưng dưới ánh nắng và mưa rơi, vẫn có thể mọc ra vài nhánh phản nghịch—dù giây sau sẽ bị tỉa bỏ.
14
Sau khi Chu Tuyết Ngôn dọn vào phủ ta, nàng không có ý định quay lại Chu phủ nữa.
Nàng bảo ta tìm thầy cho nàng—văn có, võ cũng phải có.
Mục tiêu của nàng vô cùng rõ ràng: làm bạn đọc cho công chúa.
Ta có phần bất ngờ: “Muội từng sùng bái mẫu thân ta từ bé, ta cứ tưởng muội cũng muốn ra biên ải, xông pha trận mạc.”
“Hiện tại muội vẫn kính trọng bà ấy,” nàng đáp, “nhưng con đường của Đoạn tướng quân hiểm trở quá. Với bản lĩnh học võ nửa vời của muội, cùng lắm giữ được mạng sống, chứ chẳng kiếm được công danh. Thay vì ra biên cương, chi bằng vào hoàng cung. Ở đó, muội sẽ có cơ hội tạo nên vận mệnh của chính mình.”
Vân Đường tán thưởng: “Nhị cô nương tuy còn nhỏ, nhưng lòng dạ đã thấu triệt như thế, ngày sau ắt là nhân vật không tầm thường.”
Ta nói: “Cây cao trong rừng, gió ắt đốn hạ.”
Chu Tuyết Ngôn lại không cho là vậy:
“Chiêu tiểu nhân, tất cũng chiêu quý nhân. Muội không sợ. Hơn nữa, không bị người ghen tức mới là phường tầm thường. Thiên hạ kẻ tầm thường nhiều lắm, thiếu muội một người lại càng tốt.”
Nàng nói có lý.
Chỉ còn một điều cuối cùng ta muốn hỏi:
“Tại sao ta phải giúp muội?”
“Vì tỷ chẳng có lý do gì để không giúp. Một cây chẳng nên rừng, phải không?”
Dù bị một đứa trẻ mười hai tuổi nắm thóp, ta cũng chẳng thấy mất mặt.
Thậm chí còn muốn cho nàng đổi sang họ Đoạn.
Ta bắt đầu hiểu vì sao các tộc lão thường dốc lòng nâng đỡ hậu bối có tiềm năng—bởi lẽ đó là hy vọng, là tương lai của cả gia tộc.
Gặp dịp Cửu hoàng tử cử hành lễ đội mũ, được phong vương, mở phủ ra ở riêng, ta chuẩn bị lễ vật, đích thân đến chúc mừng.
Một là để tạo đường cho Chu Tuyết Ngôn, hai là vì lời căn dặn của Đoạn Khuynh trước khi rời kinh.