Vạch Trần Đám Giáo Viên Giả Tạo - Chương 6
Cập nhật lúc: 2025-04-24 04:46:30
Lượt xem: 279
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
Cập nhật lúc: 2025-04-24 04:46:30
Lượt xem: 279
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
Tối đó, chồng tôi mang quà y hệt đến nhà cô Lý.
Cũng là dây chuyền vàng, cũng là một vạn tệ.
Mọi thứ y như đúc: cũng khách sáo vài câu, cũng cười nhận quà, cũng mở ra xem rồi tươi như hoa.
Sau hôm đó vài ngày, con trai tôi đột nhiên trở nên rất vui vẻ.
Nó nói:
“Dạo này cô giáo đối xử với con siêu tốt luôn! Còn đổi chỗ cho con lên hẳn bàn đầu tiên nữa mẹ ạ!”
“Cô không còn chê con hôi nữa, mấy bạn bắt đầu chơi với con rồi! Cô còn hay đùa với con nữa ấy!”
Tôi ngồi đó nghe con kể, nhìn thấy ánh mắt rạng rỡ của nó, tôi không biết là nên vui hay buồn nữa.
Chỉ có một điều tôi biết chắc:
Sợi dây chuyền vàng đó… đã phát huy tác dụng.
Chiều hôm đó, vẫn như mọi ngày, giáo viên gửi bài tập vào nhóm lớp, rồi lại kèm theo một câu quen thuộc như mệnh lệnh ban xuống:
“Phiền các phụ huynh chấm hết các đề cương của các em làm hôm nay, phải hoàn thành luôn phần thủ công đã giao, đồng thời kiểm tra các em học thuộc bài thơ sẽ dạy vào ngày mai.”
“Phần các bài học mới mai sẽ học, cũng đề nghị phụ huynh giảng giải trước, cho con làm quen rồi làm sẵn bài tập luôn, sau đó nhớ chấm lại toàn bộ bằng bút đỏ. Xin cảm ơn.”
Tin nhắn mệnh lệnh vừa xuất hiện, mẹ của Lý Hưng lập tức nhảy ra gõ ngay một dòng:
“Đã nhận, cảm ơn cô giáo đã vất vả!”
Mẹ Lý Hưng vừa buông lời “nịnh thần” ra, phía sau lập tức là một chuỗi "đã nhận đã nhận" kéo dài như bão lũ, chưa đến một phút đã thành một hàng dài.
Tôi liếc nhìn màn hình, khóe miệng co giật hừ một tiếng.
“Phụ huynh cho con làm quen trước?”
Nói hay ghê.
Chẳng phải là kêu tụi tôi cho con mình học trước, ngồi canh tụi nhỏ làm bài, rồi chấm điểm y chang giáo viên hay sao?!
Ôn tập thì được, làm thủ công thì thôi cũng đành.
Nhưng mà… chấm bài?
Tôi đi làm cả ngày về đã mệt bở hơi tai, về nhà còn phải soi từng bài toán, từng câu tập đọc, kiểm tra hết đống bài vở của con, tới lúc chấm bài còn phải sửa lỗi, giảng lại, nói trắng ra là tôi cũng phải làm lại toàn bộ đống bài tập đó.
Mà điều bực nhất là gì?
Là kiến thức tôi từng học, giờ tôi cũng quên gần sạch rồi!
Thí dụ như gặp bài toán vận dụng, việc đầu tiên tôi nghĩ đến là lập phương trình, nhưng giáo trình của con thì mới dừng ở… phép cộng trừ đơn giản.
Tức là tôi phải tự đọc lại sách giáo khoa, học theo cách tụi nhỏ đang được dạy, rồi mới quay lại dạy con theo đúng phương pháp ấy.
Tôi quay sang nhìn ông chồng đang ngồi xem TV kế bên, nhướng mày ra hiệu một cái.
“Giờ làm luôn sao?”
Tôi chỉ lạnh nhạt hỏi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/vach-tran-dam-giao-vien-gia-tao/chuong-6.html.]
Anh ta quay sang gật đầu, miệng mỉm cười khích lệ.
Tôi hít một hơi thật sâu, rồi mở điện thoại ra bắt đầu gõ điên cuồng.
“Chào cô giáo, cho em hỏi một chút, phụ huynh có thể… không chấm bài được không ạ?”
Câu hỏi vừa được gửi đi cả nhóm im phăng phắc.
Dòng tin nhắn đang “xả lũ” ngừng ngay lập tức.
“Chị nói thử xem? Phụ huynh như chị mà chịu phối hợp với nhà trường, thì đương nhiên giáo viên sẽ quan tâm đến con chị nhiều hơn.”
“Nhân tiện đây tôi nói luôn nếu phụ huynh không chấm bài hoặc chấm không đầy đủ, thì việc con các vị thành tích kém thì đó là do các vị không phải do giáo viên chúng tôi!”
“Thứ nhất, tôi không có nghĩa vụ phải chấm hết tất cả.”
“Thứ hai,việc con các vị hiểu bài hay không phải tất cả đều do chúng tôi.”
“Còn thứ ba tôi là giáo viên, không phải người giúp việc.”
“Con là của các anh chị, bài tập là của con các anh chị, không phải của tôi.”
“Hết giờ làm rồi chẳng lẽ tôi còn phải ngồi trong văn phòng chấm bài mãi không xong sao?”
“Từ hôm nay trở đi, phụ huynh nào bận rộn không chấm được bài thì thôi, không cần chấm nữa, không ép buộc.”
“Nhưng xin hãy nhớ: Đến cả các anh chị cũng bỏ mặc con mình, thì đừng quay sang hỏi tôi tại sao tôi cũng không quan tâm đến nó nữa nhé!”
Chỉ một đoạn như thế cả nhóm lớp lặng như tờ.
Tôi nhìn trân trân màn hình, đọc lại từng câu một, rồi tiếp tục gõ.
“Vậy chúng tôi chấm bài, rồi dạy con học bài mới, rồi ôn lại kiến thức cũ, rồi hướng dẫn làm thủ công, làm thơ, tất cả đều là phụ huynh làm…”
“Thế cô giáo làm gì? Ngồi nhìn thôi hả? Ngồi chờ “hái quả ngọt” mà không phải trồng cây?”
“Cô gửi xong yêu cầu, tụi tôi thì lao vào làm như thi công dự án. Rồi đến cuối cùng, chỉ cần gõ một câu “Cô vất vả rồi”?”
“Cô vất vả cái gì? Cái gì cô cũng đẩy cho phụ huynh, vậy vất vả ở chỗ nào?”
“Đồng phục thì 3 bộ, cô thì không thèm thông báo mặc bộ nào, bắt tụi tôi đoán, rồi sáng sớm chạy vội mang tới đổi cho con, cuối cùng vẫn phải nói lời cảm ơn cô giáo?”
“Cô thấy như vậy là hợp lý à?”
Tôi gửi đoạn đó đi, nhóm chat lại rơi vào im lặng.
Tôi đoán chắc cô giáo đang tức đến mức gõ phím bốc khói.
Quả nhiên chỉ vài phút sau, phản hồi tới liền:
“Không lẽ mọi thứ đều phải do tôi làm?”
“Tôi là giáo viên, không phải giúp việc. Đây là lớp của tôi, không phải của chị.”
“Nếu chị thấy con chị không thể tiếp tục học được, thì mời rút ra khỏi lớp. Không cần ở đây tìm kiếm cảm giác tồn tại nữa.”
“Tôi nói rõ luôn: bài tập nào gia đình làm được thì cho con ở lại học, không làm được thì mời rút. Lớp 1A không hoan nghênh con chị.”
Cô giáo “tuôn một tràng như mưa đá”, tôi còn chưa kịp gõ phím phản hồi thì đã phát hiện mình bị đá khỏi nhóm rồi.
Vui lòng mô tả chi tiết lỗi. Nếu báo lỗi đúng sẽ được thưởng ngay 1,000 xu.
Đối với mỗi báo cáo "Truyện không chính chủ" chính xác sẽ nhận ngay 10,000 xu.