Thông báo
🔥[SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT] CHÀO HÈ – NHÂN ĐÔI GIẢI THƯỞNG ĐUA TOP 🔥 Xem chi tiết

Thượng Tá Của Tôi - Chương 122: Thượng Tá Của Tôi

Cập nhật lúc: 2025-07-03 02:10:15
Lượt xem: 1

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/8ztMU97GTZ

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

[2] Đồ đằng (hay totem): là động vật, cây, vật hoặc hiện tượng tự nhiên mà tộc người nguyên thuỷ tin là có mối liên hệ siêu tự nhiên, có sự gần gũi m.á.u mủ với mình và coi là biểu tượng thiêng liêng của mình.

Tại Tư trầm ngâm, ánh mắt dán chặt vào Triệu Tuấn trước mắt.

Mê Truyện Dịch

Ngón tay cô gắt gao nắm chặt không thả ống tay áo của Chu Giác Sơn, khóe mắt hơi ướt, cánh môi vô thức run rẩy, giọng nói nghẹn trong cổ họng, tâm tình kích động, trái tim sắp nhảy ra ngoài.

“Đó là…”

Chu Giác Sơn quay đầu, cũng chậm hơn một chút mới phát hiện, anh cau mày, ảo não nhớ tới, đám tội phạm buôn lậu kia đúng là có một ít công việc và sản nghiệp ở địa khu Bắc Shan.

Nhưng tại sao lúc này Triệu Tuấn lại ở đây, mấy hôm trước ông ấy còn ở Taunggyi, không phải còn nói muốn đi Nam Shan nói chuyện làm ăn sao?

Triệu Tuấn đưa tay qua, “Chào ngài, Chu đoàn trưởng, Chu phu nhân, tôi là nhị bả thủ [3] tập đoàn Sài Khôn, tôi tên là Triệu Tuấn.”

[3] Nhị bả thủ: là cách xưng hô của một người cấp phó ngay dưới người đứng đầu trong đơn vị hoặc trong một địa khu.

“Chu Giác Sơn.”

Hai người bắt tay giả vờ không quen, giới thiệu lẫn nhau.

Tại Tư mím môi, nước mắt đảo quanh hốc mắt, cô cố nén tâm tình của mình, gật đầu với Triệu Tuấn, “Du Tại Tư.”

Giọng nói của cô hơi khàn, ngữ âm ngữ điệu lúc nói chuyện, cực kỳ giống mẹ của cô lúc còn trẻ.

” ‘Bình sinh bất hội tương tư, tài hội tương tư, tiện hại tương tư.’《Chiết quế lệnh · xuân tình》của Từ Tái Tư [4], câu tiểu lệnh [5] này như thế nào?”

(Nghĩa của câu tiểu lệnh: Xưa nay không biết tương tư, mới biết tương tư, lại làm hại tương tư)

[4] Từ Tái Tư (khoảng 1280 – 1330): quê ở Gia Hưng Chiết Giang, là một tác giả tản khúc nổi tiếng thời nhà Nguyên của Trung Quốc.

[5] Tiểu lệnh (小令): là một trong thể thức từ điệu, chỉ những từ có độ dài ngắn. Tiểu lệnh thường lấy từ ngắn trong năm mươi tám chữ làm thành tiểu lệnh.

Hơn hai mươi năm trước, một người phụ nữ tuổi còn trẻ dung mạo xinh đẹp nằm ở trên giường bệnh trong bệnh viện, mái tóc dài đen nhánh của cô ấy buông xuống ở trên vai, trong tay đang cầm một cuốn sách thi từ cổ đại nhỏ, lật tới lật lui, lần lượt vừa đọc vừa nghiên cứu từng chữ.

Trong phòng bệnh không có người khác.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/thuong-ta-cua-toi/chuong-122-thuong-ta-cua-toi.html.]

Triệu Tuấn ngồi xuống, nhăn mũi, “Cái gì thế nào?”

Người phụ nữ mỉm cười, “Có dễ nghe không? Em cảm thấy câu tiểu lệnh này viết rất khá, đẹp mà không tục, em muốn dùng câu tiểu lệnh này lấy một cái tên cho con gái của chúng ta.”

Triệu Tuấn nghiêng đầu, “Không được, không tốt, quá kiểu cách rồi. Con gái của anh, sau này phải tham gia quân đội hoặc làm cảnh sát, không thể chọn mấy cái tên Tiểu Tình Tiểu Ái gì đó, phải chọn mấy cái tên thật vang dội.”

Người phụ nữ chớp mắt, khép lại cuốn sách, nhìn Triệu Tuấn, “Vậy lấy tên là gì?”

“Gọi Đại Hồng thế nào?” (Đại Hồng [大红]: nghĩa là đỏ thẫm hoặc đỏ chót)

“Anh dám!”

Người phụ nữ bực mình, lấy cuốn sách đập vào đầu Triệu Tuấn, Triệu Tuấn nhếch miệng cười cười, nhưng vẫn la hét ầm ĩ, chạy tới chạy lui, dù thế nào cũng muốn gọi là “Đại Hồng”.

Triệu Tuấn là cảnh sát, đều rất quen thuộc với đồng nghiệp cấp dưới ở đồn công an, nếu như ông thật sự muốn quản chuyện đặt tên con gái là Đại Hồng, vậy cũng chỉ là một câu nói mà thôi.

Thế nhưng đến thời điểm điền vào hộ khẩu, đồng nghiệp quen đều hỏi ông, sau này Đại Hồng nhà ông trách ông thì sao, ông tức giận liền đạp tới một cước, vẫn là vui vẻ chạy đến chỗ đồng chí phụ trách đăng ký nói, “Hắc hắc, con gái nhà chúng tôi tên là Tại Tư.”

“Không đúng, không phải họ Triệu. Mẹ con bé nói họ Du dễ nghe, theo họ mẹ con bé.”

“Sai rồi, không phải là ‘Tái’ trong tái kiến, mẹ con bé nói là… ‘Tại’ trong ‘Quan quan sư cưu, Tại hà chi châu [6]’.”

(Tại trong Tại Tư là 在 /zài/, Tái trong tái kiến (tạm biệt) là 再 /zài/, phát âm giống y hệt nhau nên dễ nhầm lẫn)

[6] Quan quan thư cưu, Tại hà chi châu: 2 câu thơ nằm trong bài Quan thư 1 của Khổng Tử.

“Đùa cái gì vậy? ‘Tại hà chi châu’ mà cậu cũng chưa nghe nói qua hả, cậu cái đồ mù chữ! Cậu chưa từng đọc sách hả? Cậu đi ra, để tôi tự viết!”

Những năm ấy, máy vi tính còn chưa phổ biến. Tương tự như những địa phương ở xa xôi, hộ khẩu vẫn đều phải dùng bút máy viết tay. Tên Du Tại Tư, chính là Triệu Tuấn từng đường từng nét viết xuống như thế, chữ viết của ông khó coi, về đến nhà, còn bị vợ mình chê bai.

Cánh tay trắng nõn xinh đẹp khoác lên hai bả vai của ông, dùng sức lắc lắc, “Hộ khẩu kia là phải đi theo cả đời…”

“Ai nha, trình độ ngữ văn của anh, không viết sai là tốt lắm rồi… Em ngầm hiểu, ngầm hiểu một chút có được hay không?”

“Không muốn, từ hôm nay trở đi anh phải chăm chỉ luyện chữ cho em!”

Loading...