Nhưng mẹ lại kéo nhẹ tay áo tôi, ra hiệu im lặng.
“Quyết vậy đi! Tôi sẽ nuôi Tiểu Hào học ở thành phố.”
“Nhớ mỗi tháng gửi nhiều tiền về một chút, chừng này chưa đủ tiêu đâu.”
Lâm Hải Sinh đứng chống nạnh, nhìn đám người dưới chân bằng ánh mắt khinh khỉnh.
Tuy giọng điệu có nhẹ nhàng hơn xưa, nhưng chẳng qua là vì giờ đây trong mắt ông ta, mẹ tôi chính là “cây hái ra tiền” của nhà họ Lâm.
Tôi không còn nghe thấy họ đang nói gì nữa.
Chỉ nhìn chằm chằm vào m.á.u mũi không ngừng chảy trên mặt mẹ, trái tim như bị ai bóp chặt, tay chân lạnh toát đầu óc hỗn loạn vô cùng.
Sau khi Lâm Hải Sinh và đám người nhà họ Lâm định bỏ đi, tôi tưởng đâu mọi chuyện đã chấm dứt.
Nhưng không ngờ, mẹ đột ngột ngất xĩu,khi tôi đưa mẹ đến bênh viện thì đám người họ Lâm cũng lẽo đẽo bám theo, bọn học đi theo không phải vì quan tâm mẹ mà quan tâm cây hái tiền của họ gặp chuyện
Lâm Hải Sinh ngồi trên ghế nhựa ngoài hành lang, chân vắt chéo, tay kẹp điếu thuốc nhưng không đốt. Ánh mắt ông ta liên tục liếc về phía phòng cấp cứu, chẳng biết là lo lắng thật hay chỉ đang chờ xem kết quả.
Bên cạnh, bà ngoại và mấy người thân khác thì xì xầm bàn tán, vẻ mặt đều không kiên nhẫn, như thể việc này đang làm phiền đến kế hoạch riêng của họ.
Tôi ngồi ở mép hành lang, siết chặt tay, cả người căng như dây đàn.
Mẹ vẫn chưa ra. Máu mũi bà đã chảy rất nhiều trên đường đến viện, khuôn mặt trắng bệch đến đáng sợ.
“Tôi nói này, nếu không cứu được thì đừng để tốn công tốn của.”
Một người phụ nữ trong đám họ Lâm cất tiếng, giọng nói lạnh như băng.
“Đưa nó về quê, lo hậu sự cho xong.”
Tôi lập tức đứng bật dậy, ánh mắt rực lửa:
“Mẹ tôi còn chưa chết! Bà mà nói thêm câu nào nữa tôi không để yên đâu!”
Lâm Hải Sinh hắng giọng một tiếng, giơ tay ra hiệu im lặng nhưng giọng lại đầy khó chịu:
“Thôi thôi, đừng làm ầm lên trong bệnh viện. Ai mà chẳng biết nó bệnh, nhưng tiền chữa trị nhà họ Lâm chúng tôi không có dư tiền lo chuyện bao đồng đâu.”
Tôi cắn chặt răng, cố kiềm nước mắt đang trào ra nơi khóe mắt.
Khoảng một tiếng sau, bác sĩ bước ra khỏi phòng cấp cứu.
“Người nhà bệnh nhân đâu?”
Tôi vội bước tới, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi.
Bác sĩ đưa mắt nhìn cả nhóm rồi nói:
“Chúng tôi đã cầm m.á.u cho bệnh nhân, nhưng tình hình rất nghiêm trọng. Xét nghiệm ban đầu cho thấy khả năng cao là bệnh bạch cầu cấp tính. Cần điều trị lâu dài và có thể phải ghép tủy xương. Chi phí phẫu thuật và thuốc men có thể lên tới vài chục vạn tệ.”
Lập tức, không khí trong hành lang như bị bóp nghẹt.
Đám người nhà họ Lâm đồng loạt thay đổi sắc mặt.
“Cái gì cơ? Mấy chục vạn?”
“Chúng tôi không liên quan, đừng kéo chúng tôi vào!”
“Cứ tưởng bệnh nhẹ, ai ngờ... thôi thôi, đi về thôi!”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/thap-nien-90-tro-ve-cuu-me/chuong-6.html.]
Lặng im rất lâu, tôi mới lên tiếng, chất vấn điều mà mình đã nghi ngờ từ lâu:
“Mẹ tôi… không phải con ruột của mấy người, đúng không?”
Câu nói vừa buông ra, cả hành lang im phăng phắc.
Bà ngoại khẽ quay đi, tránh ánh mắt tôi, không nói một lời.
Tôi nhớ hồi còn ở làng, từng hỏi dò dì Lưu.
Bà kể mẹ tôi là do Lâm Hải Sinh bế từ đâu về khi còn đỏ hỏn, xinh xắn như búp bê. Người trong làng đồn đoán đó là con riêng ông ta với một người đàn bà khác.
Cũng từ lúc mẹ được đưa về, nhà họ Lâm bỗng ăn nên làm ra, phát tài suốt một thời gian dài.
“Phải, nó không phải giống nòi nhà họ Lâm,” cuối cùng, Lâm Hải Sinh lên tiếng, lạnh lùng kết thúc. “Sống c.h.ế.t của nó không liên quan đến chúng tôi. Đừng phiền nữa.”
Tôi kéo c.h.ặ.t t.a.y áo hắn, không cho đi, ánh mắt lạnh lẽo như dao:
Chi phí ca mổ dù lớn, tôi vẫn có thể nghĩ cách kiếm. Nhưng... vấn đề là tủy.
Tỷ lệ phù hợp cao nhất là người thân ruột thịt đặc biệt là anh em ruột.
Tôi nhất định phải tìm được thân nhân thật sự của mẹ trong thời gian ngắn nhất.
“Mẹ tôi từ đâu mà có?”
Tôi nghiến răng hỏi, tay siết mạnh không buông, mặc hắn giãy thế nào cũng không ra.
Lâm Hải Sinh bắt đầu mất kiên nhẫn, nhưng trước khi hắn nổi nóng, bà ngoại có lẽ vì mủi lòng cuối cùng cũng lên tiếng:
“Lúc đó... là nhặt được ở ga tàu Tây Thành. Bên cạnh con bé còn có... một ít tiền.”
Giọng bà ngoại có phần xấu hổ khi nhắc lại chuyện cũ.
Một đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi thì khó có ai dám nhặt, nhưng lúc đó bên cạnh mẹ tôi lại đặt một khoản tiền, Lâm Hải Sinh nghĩ nuôi lớn rồi sẽ có người quay lại đón, tiện thể nhận thêm được phần thưởng hậu hĩnh.
Ai ngờ nuôi đến mười lăm tuổi vẫn chẳng ai đến nhận.
Từ đó, ông ta bắt đầu trút giận lên mẹ, đánh chửi thậm tệ.
Nói xong, người nhà họ Lâm quay lưng bỏ đi.
…
“Đông Thanh… là lỗi của mẹ. Mẹ quê mùa, tầm nhìn hạn hẹp. Lẽ ra phải nghe lời con, không gửi tiền về thì đã chẳng có chuyện gì xảy ra.”
Trên giường bệnh, mẹ vừa tỉnh táo lại đã sững người một lúc.
Thấy tôi gục bên mép giường, khóc đến nỗi mặt mũi tèm nhem, bà run rẩy đưa tay lên lau nước mắt cho tôi, rồi vừa day dứt vừa nói lời xin lỗi.
Chính vì bà gửi tiền về quê, nên người nhà họ Lâm mới lần theo mà tìm đến.
Cuộc sống yên ổn vừa mới bắt đầu, mẹ chỉ muốn làm thêm vài tháng, có chút tiền rồi gửi tôi đi học ai ngờ lại thành ra thế này.
“Không sao đâu mẹ, bọn họ đi rồi. Đi hết rồi.”
Tôi đỡ bà ngồi dậy, lót thêm chiếc gối vào lưng, nhẹ giọng trấn an.
…
“Mẹ ơi, con nấu cháo gà xé đấy, bổ lắm. Mẹ ăn chút nhé.”
Tôi bước vào phòng bệnh, mặt mày tươi tỉnh lại như không có chuyện gì xảy ra, bưng theo hộp giữ nhiệt, múc ra một bát cháo nóng hổi, từ tốn đút cho mẹ ăn.