Ánh mắt bà chan chứa tò mò, như đang cố tìm kiếm dáng hình của tương lai trên gương mặt ngây thơ trước mắt.
“Con sống tốt lắm mẹ ơi. Nhà mình ở biệt thự lớn, ngày nào cũng được ăn ngon mặc đẹp.”
“Tốt, tốt lắm...”
Mẹ nói bà sẽ cố gắng tìm việc ở thành phố, làm lụng ổn định, rồi cho tôi vào một ngôi trường thật tốt.
Biết đâu sau này bà có thể mở một quán ăn nhỏ, sống một cuộc đời an yên.
Nhìn thấy ánh sáng dần dần hiện lên trong mắt mẹ, tôi siết c.h.ặ.t t.a.y bà, kiên nhẫn lắng nghe những ước mơ bình dị mà chân thành bà đang thì thầm vẽ nên.
Tôi đã nói dối.
Không hề nhắc đến cái c.h.ế.t của bà.
Cũng chẳng kể rằng, trong dòng thời gian ban đầu, bà thậm chí còn chưa từng rời khỏi cái làng núi heo hút ấy một bước.
Không biết vì sao, lúc này tôi lại nhớ đến người phụ nữ phản bội chúng tôi giữa đường kia.
Không biết sau này, cuộc đời của cô ta rồi sẽ ra sao?
…
“Đông Thanh, hôm nay lại đến để lên mạng hả?”
Bà chủ tiệm net nhận lấy tờ hai tệ nhàu nát trong tay tôi, rồi thành thạo mở máy cho tôi dùng.
Thời đó, tiệm net còn ít, mà giá thì không hề rẻ.
Bình thường một tiếng ba tệ, nhưng vì tôi nhỏ tuổi, ngoan ngoãn lại là khách quen, nên bà ấy ưu ái cho tôi ba tiếng hai tệ.
“Cảm ơn dì Trần ạ.”
Tôi nhận lon nước ngọt vị dâu bà đưa, uống một hơi dài để giải nhiệt.
Sau đó mở trang giao dịch chứng khoán, nhìn mã cổ phiếu Bắc Kinh Hải Thịnh tôi mua hồi tháng trước mở phiên với biên độ tăng trần, hài lòng không nói nên lời.
May là hồi năm 2000 mở tài khoản chứng khoán còn dễ: chỉ cần đến phòng giao dịch, mang theo CMND và thẻ ngân hàng, điền ít thông tin là xong.
Mẹ tôi tin tôi.
Dù bà không hiểu gì về internet hay thương mại điện tử, nhưng chỉ cần tôi muốn làm, bà đều đồng ý.
“Đông Thanh, con còn biết cả tiếng Anh à?”
“Dì, đây là trang B2B, dùng để làm ngoại thương đó. Dì cũng nên học đi.”
Hôm nay khách vắng, dì Trần sau khi mang hạt dưa và nước cho đám nghiện net xong liền ghé ngồi cạnh tôi.
Bà tròn mắt kinh ngạc khi thấy tôi gõ máy rào rào, thao tác thoăn thoắt, miệng liên tục xuýt xoa.
Taobao phải đến tận năm 2003 mới ra mắt, nên hiện tại tôi chỉ có thể cắn răng mà tự mày mò các trang giao dịch ngoại thương quốc tế, thứ tôi chưa từng trực tiếp tiếp xúc trong kiếp trước.
Ngành ngoại thương nước sâu khó dò, tôi lại chưa có nguồn hàng, cũng không thể dựng được chuỗi cung ứng hậu cần.
Nhưng dù sao, kiếp trước tôi cũng là tiến sĩ tài chính, trình độ tiếng Anh thương mại của tôi không phải dạng vừa.
Làm phiên dịch đầu vào cho các trang hàng hóa là chuyện nhỏ.
Không có vốn thì không thể nhảy vào thị trường cổ phiếu được.
Mà đây chính là cách tôi nghĩ ra để kiếm số vốn đầu tiên trong đời.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/thap-nien-90-tro-ve-cuu-me/chuong-4.html.]
“Đông Thanh à, con biết nhiều quá đó!”
Dì Trần cũng có bà con làm kinh doanh buôn bán, nhưng đều làm mấy vụ nhỏ lẻ giống như đa phần tiểu thương ở thời này.
Nghe tôi kể về mô hình kinh doanh mới, mắt dì sáng rỡ như sao, lập tức rút điện thoại Gionee ra gọi điện lia lịa.
Trước khi đi còn không quên lấy một gói hạt dưa ngũ vị nhét vào tay tôi.
Khi nhìn đồng hồ tường đã điểm 5 giờ chiều, tôi vội vàng tắt máy, chạy ra khỏi tiệm net.
Ngay bên cạnh là nhà máy sản xuất giấy, nơi mẹ tôi đang làm việc.
Tuần đầu tiên khi lên thành phố, mẹ dùng số tiền dành dụm được từ làng để thuê một căn hầm nhỏ vài mét vuông làm chỗ ở.
Rồi bà chăm chỉ đi tìm việc, cuối cùng xin được chân đóng gói ở xưởng giấy. Lương không nhiều, nhưng cũng đủ cơm áo qua ngày.
Mỗi lúc mẹ làm việc, tôi không có chỗ để đi, nên chỉ loanh quanh ở tiệm net gần đó. Bà con trong khu cũng quen mặt tôi, không ai lo lắng gì.
Không hiểu sao, hôm nay giữa trán tôi cứ giật giật từng hồi.
Tôi bóp trán, cảm giác bất an lặng lẽ lan ra trong lòng.
“Dì ơi, mẹ cháu đâu rồi ạ?”
Các cô chú trong xưởng đều biết tôi, nhưng giờ ai nấy đều đang vùi đầu làm việc, mồ hôi đầm đìa.
Thấy tôi đến, có người liếc mắt ra hiệu về phía xưởng trong, nét mặt không giấu nổi sự căng thẳng và lo lắng.
“Bị ông chủ gọi vào khiển trách rồi.”
Tôi cau mày.
Mẹ tôi làm việc luôn cẩn thận, chăm chỉ, tuyệt đối không sơ suất.
Chẳng lẽ hôm nay đã làm gì sai?
Tôi vừa bước tới cửa ngoài xưởng thì đã nghe thấy tiếng hét thảm thiết của mẹ, xuyên qua cánh cửa khép hờ:
“Lâm Thành! Buông tôi ra!”
Lâm Thành?
Không thể nào…
Chẳng phải là cha tôi, cái người từng bỏ trốn cùng phụ nữ thành phố năm xưa đó sao?!
Tôi không lập tức đẩy cửa xông vào, chỉ đứng ngoài lén quan sát người đàn ông rẻ tiền kia, cha ruột của tôi.
Lâm Thành.
Hắn đeo kính gọng vàng, mặc áo sơ mi trắng, nhìn thì cũng ra dáng người tử tế, nhưng thực chất chẳng khác gì gã mặt trắng ăn bám.
Nghiệt duyên thật đấy.
Qua cuộc tranh cãi của hai người, tôi mới biết: thì ra năm đó hắn bỏ mẹ tôi là để theo con gái ông chủ nhà máy giấy này, giờ lại trở thành ông chồng ở rể, nghe nói còn có một đứa con trai bằng tuổi tôi.
Ngoại tình rồi lại bám váy đàn bà!
“Chuyện chúng ta coi như kết thúc, đừng dây dưa nữa.”
Lâm Thành giở giọng trơn tru lả lướt, mượn cớ mẹ tôi làm sai việc để gọi riêng bà ra, thực chất là có mưu đồ khác.
Hai tháng qua tôi không hề thấy hắn trong xưởng, hôm nay xuất hiện đột ngột, lại khiến mẹ tôi mặt tái nhợt, cúi gằm mặt, im lặng đầy bất an.
“Chuyện giữa chúng ta đã là quá khứ. Tôi thật sự cần công việc này. Coi như chúng ta không quen biết nhau, ai sống đời nấy, được không?”