7.
Tôi bắt đầu công việc đầu tiên trong đời mình.
Vì biết tôi muốn học, giám đốc xưởng đã phá lệ, sắp xếp cho tôi chỉ làm ca ngày. Nghe điều đó, mắt tôi cay xè.
Không phải vì mệt mà vì cảm động.
Giữa một thế giới đầy rẫy những bất công, vẫn có người cố gắng vá lại những lỗ hổng đó.
Tính cả thời gian đi làm ở kiếp trước, tôi đã rời xa sách vở gần mười năm. Những kiến thức lớp 10 với tôi giờ đây khó như thể đọc một ngôn ngữ xa lạ.
Khi gặp những bài toán không hiểu, tôi kiên nhẫn đọc từng chữ, cố gắng hiểu ý nghĩa, rồi ghi nhớ từng lời giải, chia nhỏ thành từng bước để học.
Tiếng Anh lại càng khó hơn. Tôi bắt đầu từ bảng phiên âm, mỗi ngày dậy sớm hai tiếng để luyện phát âm.
Văn bản nào không hiểu, tôi học thuộc lòng từng đoạn, từng câu.
Chị Mina thường đến nhà tôi sau giờ làm để cùng học.
Chúng tôi giống như hai con thú nhỏ bị dồn đến đường cùng, vẫn gắng tìm lối chạy trốn bằng đôi chân không mỏi.
Hai tháng trôi qua rất nhanh. Tôi nhận được tháng lương đầu tiên 4.000 tệ.
Sau khi chào tạm biệt chị Mina và giám đốc xưởng, tôi trở lại trường, nộp học phí và cả tiền ăn ở cho kỳ học mới.
Khi về ký túc xá dọn đồ, tôi bất ngờ thấy trong túi có hai phong bì đỏ.
Một cái chứa 1.000 tệ, bên trong là nét chữ quen thuộc của chị Mina:
“Ninh Ninh, cố lên, chị tin em sẽ làm được.”
Phong bì còn lại có 2.000 tệ, không ghi gì, nhưng tôi biết đó là từ giám đốc xưởng. Ông ấy lặng lẽ giữ lại cho tôi chút lòng tự trọng.
Tôi ngồi bệt xuống sàn, hai tay ôm hai phong bao đỏ, nước mắt tuôn ra không ngừng, như vòi nước hỏng không thể khóa lại. Tôi cắn môi đến bật máu, sợ mình sẽ bật khóc thành tiếng.
Người thân những người đáng lẽ phải che chở cho ta – đôi khi lại biến ta thành món hàng được định giá rõ ràng.
Còn những người chẳng nợ nần gì ta… lại dốc hết lòng mà giúp đỡ.
8.
Tôi giữ lại 500 tệ để chi tiêu hằng ngày, đưa phần còn lại 5.000 tệ cho giáo viên giữ hộ.
Cô giáo kể rằng trong suốt hai tháng tôi vắng mặt, bố mẹ và anh trai đã đến trường nhiều lần, hỏi tôi đang ở đâu, đã đóng học phí chưa. Cô nói thật mọi chuyện cho họ biết.
Trước khi tôi kịp quay lại lớp, họ đã dắt theo một nhóm người đến cổng trường, giăng băng rôn lớn:
“Con gái yêu quý của chúng tôi Triệu Ninh mất tích tại Trường Trung học số 1 Huyện Thanh Thành. Yêu cầu nhà trường đưa ra lời giải thích!”
Tôi đứng phía sau đám đông, nhìn ba người họ đứng giữa sân trường, giả vờ lau nước mắt, giọng nghẹn ngào:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/tai-sinh-nhua/chuong-5.html.]
“Con bé không về nhà suốt hai tháng. Chúng tôi đến trường hỏi, thầy cô nói không thấy nó đi học!”
“Một đứa con ngoan ngoãn như vậy mà biến mất, nhà trường phải chịu trách nhiệm!”
Nam Cung Tư Uyển
“Trả em gái tôi lại cho tôi!”
Tôi bước ra khỏi đám đông, giả vờ ngạc nhiên:
“Bố, mẹ, anh, mọi người đang tìm con à?”
Không khí bỗng lặng như tờ. Mọi người đồng loạt quay sang nhìn tôi, rồi quay sang nhìn ba người kia, vẻ mặt đầy hoài nghi.
Anh tôi phản ứng rất nhanh, chạy tới ôm tôi:
“Ninh Ninh! Em đi đâu vậy? Em có biết cả nhà lo cho em thế nào không?”
Tôi đẩy anh ta ra, lùi lại hai bước, mỉm cười:
“Lo lắng thật à? Vậy sao không báo cảnh sát? Sao lại đến đây gây rối?”
Mặt anh ta biến sắc, ánh mắt nhìn tôi lạnh tanh, như muốn cảnh cáo.
Bố mẹ tôi cũng bước đến, giả vờ vỗ vai tôi, cười nhạt:
“May quá, con vẫn bình an. Lần sau đừng làm bố mẹ lo nữa nhé.”
Tôi bật cười, rồi quay về phía đám đông, nói lớn:
“Mọi người biết vì sao họ không tìm thấy tôi không?”
“Bởi vì họ chẳng bao giờ tìm kiếm tôi cả. Tôi không mất tích tôi chỉ đi làm.”
“Tại sao tôi phải đi làm? Vì họ không trả học phí cho tôi.”
Nụ cười giả tạo của họ lập tức biến mất. Ánh mắt nhìn tôi giờ đây chỉ toàn sự thù hằn.
Tôi cúi người, thì thầm đủ cho ba người họ nghe thấy:
“Bố, mẹ, anh… đây mới chỉ là bắt đầu. Nếu còn dám cản trở việc học của tôi, thì tôi cũng không sợ gì hết đâu. Người đi giày có thể dọa kẻ đi chân đất. Nhưng tôi – chân trần – chẳng còn gì để mất.”