Sinh Sinh Bất Tức (Sự sống không ngừng tiếp nối) - 5
Cập nhật lúc: 2025-01-26 16:19:47
Lượt xem: 5,392
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
05
Người mẹ “giả” này của tôi, không biết đã nói gì riêng với chú bí thư thôn, khiến ông ấy bị thuyết phục hoàn toàn.
“Chú cứ yên tâm. Một tháng nữa, thư khen thưởng từ huyện chắc chắn sẽ được gửi về.”
Mẹ tôi quả quyết nói như vậy.
Chú bí thư thôn để lại một câu đanh thép:
“Thục Bình, từ giờ mà mẹ cô với anh trai cô còn dám động tay đánh người, hay không cho họ ăn cơm, thì chúng ta cũng không cần sống chung nữa.
“Cô thu dọn hành lý về nhà mẹ đẻ, con trai tôi cũng không nhận cô nữa!”
Đây đúng là lời nghiêm khắc!
Bà nội và cô tôi sợ đến mức mặt trắng bệch, chẳng ai dám không đồng ý.
Trên đường về nhà, mẹ tôi định nắm tay tôi, nhưng tôi né tránh.
Bà nhìn tôi một cái, nhưng không nói gì.
Về đến nhà, mẹ tôi tìm thím Hai, mượn giấy và bút.
Thím Hai không vui, tỏ vẻ miễn cưỡng.
Mẹ tôi liền giật thẳng từ tay bà ấy.
Người mẹ này của tôi, sao có thể “ngầu” đến vậy chứ?
Không cho ăn thì lật bàn.
Không cho bút và giấy thì cướp luôn.
Tôi nghe mẹ lẩm bẩm:
“Thay vì ấm ức chịu thiệt, thì chi bằng ép người ta phát điên.”
Nghe mẹ nói, tôi thấy cũng có lý.
Như mấy bà điên trong làng, ai cũng ghét, ai cũng sợ, nhưng họ lại sống rất thoải mái.
Bà nội tôi chửi mẹ:
“Học chưa xong tiểu học, biết được mấy cái chữ, mà còn bày đặt viết lách. Đúng là lợn đội hành tây, làm màu!”
Cái miệng to của bà nội, khắp nơi bà đều rêu rao mẹ tôi làm màu, học đòi người có học viết thư.
Dân làng kéo đến xem trò vui, vừa cười nhạo vừa châm chọc mẹ, nói bà không có tí mực nào trong bụng, toàn làm chuyện kỳ quặc.
Mẹ tôi phản bác:
“Tôi đang viết bài để gửi đăng báo thành phố! Ai bảo là viết thư? Không hiểu thì đừng nói bậy.”
Mẹ vừa nói xong, đến cả thím Hai – người ít nói nhất – cũng lên tiếng.
Thím cau có mặt mày, nói:
“Chị dâu, chị như thế này, đừng làm ô uế văn học!”
Trời ơi, nghe kìa, hai chữ “văn học” sao mà cao quý thế.
Dường như chỉ cần nói ra hai chữ đó, phân gà trong nhà tôi cũng trở nên thơm tho.
Bao nhiêu năm nay, thím Hai dựa vào hai chữ “văn học” để làm “Bồ Tát” trong nhà tôi!
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Bà ấy tốt nghiệp cấp ba, suốt ngày ôm giấc mơ văn học, mỗi lần chú Hai về, đều mang theo những bài bà viết đi gửi đăng báo.
Thế nhưng đi đi lại lại bao nhiêu năm, vẫn chẳng thấy bài nào được đăng.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/sinh-sinh-bat-tuc-su-song-khong-ngung-tiep-noi/5.html.]
Trước đây, làng còn muốn mời thím Hai về dạy học ở trường tiểu học thôn.
Nhưng thím chỉ dạy hai ngày rồi nghỉ, chê học sinh trong làng ngu ngốc, làm bà mất giá.
Phì, mất giá? Bà có giá trị gì mà mất?
“Tôi như thế này thì sao?”
Mẹ tôi giơ tập bản thảo trong tay, nhổ một bãi nước bọt xuống đất, nói:
“Không có tôi thế này, cái người học hết cấp ba cao quý như cô mỗi sáng mở mắt ra có cơm ăn à? Đống quần áo bẩn của cô, ai giặt cho? Mấy việc đồng áng, ai làm cho cô?”
Mẹ tôi càng nói càng tức, giọng ngày càng to:
“Tôi nói cho cô biết, từ nay về sau, việc nhà ai người nấy làm! Mỗi nhà đều có ba mẫu ruộng, đừng có mong tôi đi làm giúp. Từ giờ, tôi nấu cơm thì cô phải rửa bát. Nếu không, thì cô ra mà uống gió Tây Bắc!”
Bà nội tôi hốt hoảng, nói:
“Đừng có làm quá, bớt lời lại đi. Tôi nghe lời con rể, không đánh mắng cô nữa, nhưng việc cần làm, cô vẫn phải làm đủ! Sắp đến mùa thu hoạch rồi, đừng có nghĩ trốn việc. Sáu mẫu ruộng nhà mình đều trông chờ vào cô đấy.”
Lần này, mẹ tôi không nói nhiều.
Bà nói một câu đanh thép, chỉ ba chữ:
“Dựa vào đâu?”
Phải, dựa vào đâu chứ!
Ba chữ đó như một tiếng sét đánh vang trong đầu tôi.
Mẹ tôi nói mà khiến thím Hai mặt mày tái mét!
Nhưng tôi nghe mà hả hê trong lòng!
Thím Hai gả vào nhà này tám năm, chỉ vì chú Hai làm việc trên huyện, chỉ vì bà ấy sinh được con trai, mà không phải động tay làm bất cứ việc gì.
Còn bà nội tôi, nghe nói trước kia cũng là người rất tháo vát, nhưng bây giờ mọi việc đều đổ lên đầu mẹ tôi!
Vào mùa gieo hạt, sáu mẫu ruộng, mẹ tôi một mình từ sáng đến tối lo hết.
Làm cả ngày ngoài đồng, về đến nhà còn không có nổi một bữa cơm.
Bà nội thì chơi mạt chược chẳng thấy đâu, thím Hai đóng cửa ăn riêng.
Còn ba tôi, sống cũng chẳng khác gì chết.
Việc đồng áng không làm một chút, dựa vào nghề thợ xây của mình để kiếm ít tiền mua thuốc lá, rượu uống qua ngày.
Ông ấy cứ nghĩ mình giỏi lắm, nghĩ rằng mình kiếm được không ít tiền. Nhưng thử hỏi, ông ấy mang được đồng nào về nhà chưa!
Tiền trong nhà tích góp được, đều là m.á.u và mồ hôi của mẹ tôi từ việc trồng trọt và nuôi gà mà ra!
Mẹ tôi tính cách mềm mỏng, không biết ăn nói.
Từ việc đồng áng, giặt giũ, đến nấu cơm, việc gì cũng do bà làm.
Làm nhiều như thế, chẳng được một lời khen, ngược lại còn thường xuyên bị bà nội và ba tôi chửi mắng, đánh đập.
Trước đây, chỉ vì bà khuyên ba tôi rửa chân trước khi đi ngủ, đã bị ông đánh đến bầm tím mặt mày, miệng còn nói:
“Đồ đàn bà c.h.ế.t tiệt! Còn dám chê bai ông mày à! Mày là tiểu thư thành phố gì mà đòi rửa chân! Có cần ông mày tắm luôn không?!”
Hết tiền, ông lại hỏi mẹ tôi xin, miệng nói:
“Ông đây kiếm tiền nuôi cả nhà, xin mày vài đồng bạc thì sao hả?!”
Mẹ tôi chịu biết bao khổ sở.
Hôm nay, cuối cùng cũng có người thay bà hỏi một câu:
“Dựa vào đâu?”