Khoảng một tuần sau, tôi lại thấy mái tóc vàng quen thuộc dưới sân.
Tôi vẫy tay với anh, anh cũng vẫy tay lại như mọi khi.
Mọi thứ dường như trở lại như lúc ban đầu.
Tôi vội vàng chạy xuống bãi gửi xe tìm anh, líu lo kể chuyện ở trường, kể chuyện suýt ngã xuống mương khi đi tìm anh ta cuối cùng mới hỏi anh đi đâu cả tuần qua.
Anh cười, giơ lên một cuốn sổ đỏ: “Anh đi làm lại hộ khẩu, từ giờ anh tên Lưu Thiết Trụ, theo họ bà.”
“Em giúp anh cảm ơn chú Hoàng nhé, chú ấy đã giúp anh rất nhiều.”
Tôi chớp mắt, vẫn chưa hiểu lắm.
Rồi buột miệng: “Hay anh cũng đi học đi, đi học vui lắm, với cả bố em bảo, tuổi chúng mình không thể không đi học.”
Thiết Trụ đang dọn dẹp đồ đạc thì khựng lại, lắc đầu:
“Anh không thích đi học.”
“Vậy sau này anh muốn làm gì?”
🌟Truyện do nhà 'Như Ý Nguyện' edit🌟
“Anh nghĩ rồi, anh muốn bảo vệ mọi người.”
“Hả?”
Tôi thực sự không hiểu nổi, anh cùng lắm chỉ hơn tôi vài tuổi, làm sao mà bảo vệ mọi người được? Hơn nữa “mọi người” ở đây là ai chứ?
Anh vênh mặt chỉ ra ngoài cửa: “Bảo vệ tài sản của mọi người, cũng là bảo vệ mà.”
Hóa ra anh muốn giống bà Lưu, trông xe cho mọi người trong khu nhà.
Lúc đó tôi nào biết nghề nào sang hèn ra sao, chỉ thấy anh thật lợi hại, lại nghĩ ra được cách này để bảo vệ mọi người.
Nhưng lý tưởng thường tốt đẹp, hiện thực lại phũ phàng.
Mọi người tin tưởng bà Lưu vì bà thật thà, lại không có khả năng lao động, nên mới để bà làm công việc nhẹ nhàng này.
Còn Thiết Trụ trong mắt mọi người vẫn là đứa trẻ nghịch ngợm, ba ngày đánh cá, hai ngày phơi lưới, lại còn giở trò gian xảo, ai mà yên tâm để anh ta trông xe. Xe trong bãi ngày càng ít, mọi người thà để xe dưới lầu chứ nhất quyết không cho vào bãi nữa.
Thiết Trụ bèn nghĩ ra một trò xấu, hết xì lốp xe này đến tháo bàn đạp xe kia.
Sáng nào trong khu nhà cũng nghe thấy tiếng người ta chửi bới ầm ĩ.
Sau đó mọi người cũng đoán ra là do anh làm, có người đành nhượng bộ, để xe trong bãi cho anh trông, có người thì đến tận nhà, vặn tai anh mà mắng cho một trận.
Rồi họ cảnh cáo, nếu xe của họ còn gặp vấn đề gì nữa thì sẽ cho anh một trận đòn.
Nhưng trên có chính sách, dưới có đối sách, Thiết Trụ cứ thế suốt ngày lượn lờ trước mặt mọi người, nhưng những chiếc xe trong nhà vẫn thi thoảng bị tuột xích, rơi ốc vít.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/sau-nay-de-em-bao-ve-anh-nhe/chuong-5.html.]
Lần này, mọi người muốn tìm anh cũng chẳng có lý do.
Còn kẻ chủ mưu của tất cả những chuyện này, dĩ nhiên chính là tôi, tên đồng phạm nhí.
Lần đầu tiên làm chuyện xấu, tôi rất sợ, nhưng làm đến lần thứ hai thì lại thấy kích thích, nhất là khi nhìn thấy bọn họ tìm không ra thủ phạm mà tức giận dậm chân, tôi lại có một cảm giác hưng phấn khó tả.
“Thiết Trụ! Thiết Trụ! Em đã nâng yên xe của dì Vương lên rồi, mai dì ấy chắc chắn không đạp được đâu…”
Chạy vào nhà để xe, tôi thấy Thiết Trụ đang ngồi trên giường sắt lau nước mắt, dưới chân là một đống tiền lẻ và giấy tờ.
Thấy tôi, anh hoàn toàn không kìm nén được nữa, nước mắt tuôn trào, gào khóc:
“Bà không đáng chết, tất cả là tại tôi! Tại tôi!!!”
9.
Thiết Trụ khi đang xê dịch giường thì vô tình làm rơi một tờ báo, để lộ ra một chiếc hộp sắt được giấu trong bức tường gạch phía sau.
Mở hộp ra, bên trong toàn là tiền lẻ và giấy tờ.
Mấy năm nay, Thiết Trụ đi thu tiền bảo kê của đám trẻ con trong xóm, không thu được thì lại chạy đến mấy tiệm làm tóc quanh đó, cho đám học việc thực hành nhuộm tóc.
Mỗi lần như vậy anh cũng kiếm được vài đồng, tất cả đều dùng để mua thuốc cho bà nội.
Nhưng bà lại lén đem thuốc trả lại tiệm sau khi anh đi khỏi, rồi giữ lại tiền.
Giấy tờ trong hộp chính là biên lai mua thuốc và trả thuốc, trong đó chỉ có một tờ khác biệt.
Đó là giấy giới thiệu nhập học trường Tiểu học Hồng Tinh do bà nội xin ở phường, ghi rõ học phí là năm trăm bảy mươi tám đồng sáu hào.
Tôi nhặt từng đồng tiền lẻ rơi trên đất lên, thấy lờ mờ có vài đồng còn ghi cả tên tôi.
Tính sơ sơ cũng đã được năm trăm sáu mươi đồng rồi.
Hôm đó, Thiết Trụ khóc rất lâu. Đến khi bố mẹ tôi tìm đến, anh đã ôm chiếc hộp sắt cuộn tròn ngủ thiếp đi trên chiếc giường sắt.
Tôi kể lại mọi chuyện cho bố mẹ nghe, họ chỉ thở dài. Tôi hỏi: “Sao bà nội không mua thuốc ạ?”
Họ đáp: “Chờ con lớn sẽ hiểu.”
Hóa ra lớn lên sẽ hiểu được nhiều chuyện đến vậy, tôi thật mong mình lớn nhanh.
Sau chuyện cái hộp sắt, Thiết Trụ cuối cùng cũng được làm người trông xe như ý nguyện.
Dần dà, cư dân trong khu phố nhận ra Thiết Trụ làm việc rất tận tâm, cẩn thận, thậm chí xe cộ còn được bảo vệ tốt hơn cả hồi bà nội anh sống.
Trời mưa, Thiết Trụ lại cẩn thận bê từng chiếc xe ở ngoài vào trong. Dần dần, mọi người đều công nhận anh chàng trông xe này.