Thông báo
🔥[SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT] CHÀO HÈ – NHÂN ĐÔI GIẢI THƯỞNG ĐUA TOP 🔥 Xem chi tiết

Sao nỡ làm Muggle giữa thế giới phép thuật - Tập 2 - Chương 28: Mưa tháng 7 ở Seattle

Cập nhật lúc: 2025-05-19 01:45:51
Lượt xem: 0

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/6KroxNriOP

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

“Selly con đi sát má kẻo lạc nhen.” 

Người phụ nữ trung niên hơi mập một tay kéo chiếc vali màu đen kiểu cũ, một tay nắm lấy tay cô con gái tầm 12 13 tuổi. Đứng trước bà là người đàn ông trung niên đeo kính cận, áo khoác dài loại dành cho những chuyến đi xa. Ông đưa vé và hộ chiếu cho người soát cổng, liếc nhìn hai người cảnh vệ đứng cạnh bên với dùi cui điện thủ sẵn bên người.

“Cảnh sát! Đâu đâu cũng gặp cảnh sát! Mình là khách chứ có phải tội phạm đâu!”

Ông hơi cằn nhằn sau khi được duyệt qua cổng, vừa đứng chờ vợ con vừa ngó quanh một vòng. Hai người cảnh vệ vờ như không nghe thấy tiếng ông ca thán, có lẽ đã quá quen với mấy vị khách khó chiều.

“Ôi anh Hanz, nhiều cảnh sát thì tốt chứ! Có chuyện gì còn phản ứng kịp thời, chứ như cảnh sát Anh xem, báo án cả nửa ngày còn chưa thấy bóng dáng họ đâu.”

Khác với chồng, bà luôn thấy giới cầm quyền Anh là một sự lãng phí với tiền thuế dân đóng, phúc lợi xã hội kém, quan liêu và chẳng thực sự quan tâm đời sống dân trung lưu như họ thường hay rao giảng trên TV.

Vì thế bà đứng về phe đứa con trai trong cuộc chiến chọn trường đại học, dù bà cho rằng cái ngành nghiên cứu đô thị (Urban Studies) mà ông con muốn học chẳng có tương lai gì cả. 

Nhưng đến cuối cùng, cậu chàng Harris lại bỗng nhiên nghe lọt tay lời khuyên của ông bô mình, quyết định theo học ngành khoa học vật liệu (Materials Science) đầy tiếng tăm của Đại học O, làm vừa lòng cha mình với nỗi suy tôn giáo dục Anh, lại làm yên lòng má mình với cái chuyên ngành nghe có vẻ khấm khá hơn.

Nhưng nguyên nhân sâu xa của cú quay xe cực gắt này chắc chỉ có Giselle hiểu được. Harris sau vài tháng bốc đồng, bỗng nhận ra nếu mình bay nhảy bên kia bờ đại tây dương, ông bà Gibson sẽ chẳng còn ai để mà bầu bạn. Nhìn mái đầu ba đã bạc, nhìn người mẹ không còn nhanh nhẹn như xưa, giấc mơ lái xe dọc Route 66 cũng không còn đẹp đẽ đến vậy.

“Rồi đi thôi, người của khách sạn chắc đang đợi chúng ta rồi.”

Thấy hai người con đã xong khâu kiểm tra an ninh, ông Gibson dẫn đoàn bước ra cổng số 12. Họ vẫn còn ít nhất 1h ngồi xe nữa mới về đến khách sạn, sau chuyến bay dài đến gần 10 tiếng.

Nhưng mới đi thêm vài bước, bốn người đã bị một viên cảnh sát và một người mặc thường phục, khoác áo vest dài kiểu retro chặn lại.

“Xin chờ một chút, chúng tôi cần kiểm tra an ninh.” Viên cảnh sát nói, chỉ hướng vào phòng bảo an ở bên góc.

“Lại kiểm tra! 7749 lượt kiểm tra rồi! Chúng tôi là khách không phải tội phạm...” Ông Gibson dù tốt tính cũng không khỏi nổi nóng.

Cũng không thể trách ông, các sân bay của Hoa Kỳ đang thắt chặt an ninh sau vụ khủng bố trên máy bay tháng trước, không gây thương vong nhưng đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về bọn khủng bố vũ trang đang lăm le nhắm vào nước Mỹ. 

“Xin ông bình tĩnh, chỉ là thủ tục thôi.”

Cô con gái vẫn im lặng đứng cạnh bà mẹ nãy giờ bỗng lên tiếng: “Ba ơi mình đi theo chú cảnh sát đi ba.” Giọng cô bé vẫn còn non nớt, đôi mắt phơn phớt nét u hoài, mái tóc nâu xõa dài. Người đi cạnh bên viên cảnh sát nhìn cô bé mỉm cười.

Lời nói của cô con gái có vẻ thuyết phục được người lớn, bốn người theo cảnh sát đi vào một phòng có biển ghi “Văn phòng kiểm tra an ninh xuất nhập cảnh”.

“Xin mời ba vị ngồi đây, cô bé vào kiểm tra trước.” Căn phòng nhỏ chẳng có gì ngoài một chiếc bàn và vài ba cái ghế, vị cảnh sát chỉ chỗ cho ba người lớn ngồi rồi mở cửa bước ra ngoài, còn không thèm nghe tiếng ông Gibson phản đối: “Tại sao lại kiểm tra con gái tôi trước?”

Cạnh, cảnh sát đóng cửa lại, chỉ còn người mặc thường phục ở cùng họ, người này đáp: “Xin ông đừng lo lắng quá, tôi nghĩ là cô bé biết tại sao mà phải không?”

“Ba ơi không sao đâu, chú này, ờ giống ở trường con á.”

“Cô bé theo chú vào đây.”

Người đàn ông dẫn Giselle đi qua một cánh cửa khác, đề biển “Nhà kho” nhưng khi hai người đi qua hàng chữ bỗng chốc đổi thành “Văn phòng Đăng kiểm Lưu trú Phù thủy Seattle”.

“Nào ngồi xuống đây.” 

Phong cách trang trí của căn phòng như vẫn giữ từ thời những năm 70 80, gỗ nâu trầm cũ kỹ, một số bìa hồ sơ bay tới bay lui tự sắp xếp, đôi khi lại tự va vào nhau để giành một cái hộc tủ nào đấy. Vài con chim hạc gấp bằng giấy bay ra bay vào. Cách ăn mặc của người đàn ông bây giờ mới trông có vẻ phù hợp với căn phòng này. 

“Chú là Hart White, Cục Đăng kiểm Lưu trú Phù thủy thuộc Bộ Pháp thuật Hoa Kỳ. Cháu là học sinh Hogwarts phải không?”

Vừa hỏi vừa lấy ra một bì hồ sơ dưới bàn, cây bút lông ngỗng đang dựng ở hũ mực tự động bay tới bắt đầu viết lên.

“Vâng ạ, cháu sắp lên năm 2 ạ.” Giselle đáp, vẫn tò mò ngắm nhìn mấy con chim hạc bay xẹt tới lui.

“Cháu có mang thẻ học sinh đó không, đưa chú kiểm tra thử,” cây bút lông vẫn đang bay nhanh trên giấy, “để chắc chắn ấy mà, mấy năm gần đây phù thủy mạo danh tìm cách vào Mỹ nhiều lắm.”

“Cháu có mang đây,” cô rút chiếc ví con từ trong túi áo ra, đây gần như là chiếc ví duy nhất mà cô có, đựng từ giấy tờ Muggle, vài tờ tiền Muggle, thẻ thư viện đến thẻ học sinh Hogwarts, vài đồng Knut và Sickle mà ông bà Gibson cho tiêu vặt.

Thẻ học sinh Hogwarts cũng không khác thẻ học sinh bình thường là mấy, ngoài việc người trong bức ảnh mỉm cười hơi có vẻ gượng gạo khi có ai nhìn vào. Đáng lẽ Giselle không muốn cười, nhưng ông thợ chụp hình cứ khăng khăng bắt phải như thế.

Chú White cầm lấy tấm thẻ, lấy ra một cục thủy tinh nửa hình cầu, đặt lên tấm thẻ quét qua một vòng. Chẳng có gì xảy ra, thấy Giselle tò mò, chú nói: “Đây là đá kiểm tra thật giả, sẽ đổi sang màu đỏ nếu phát hiện có bùa phép sai trái nào đó ếm lên thẻ hoặc căn cước phù thủy.”

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/sao-no-lam-muggle-giua-the-gioi-phep-thuat/tap-2-chuong-28-mua-thang-7-o-seattle.html.]

“Vậy Gibson, cháu đến Mỹ làm gì và sẽ ở lại trong bao lâu?” Hệt như hải quan hỏi nhà Gibson khi nãy.

“Đi du lịch cùng gia đình thôi ạ, dự kiến 4 ngày.” Thật ra đây là chuyến đi công tác kiêm du lịch của ông Gibson khi ông được mời sang đây dự hội thảo vật lý lượng tử. Được dịp ông đưa cả nhà đi du lịch một vòng Seattle, cũng xem như phần nào bù đắp cho giấc mơ Mỹ của cậu con trai.

Cây bút lông ngỗng bay trở lại hũ mực, chú White lấy tiếp ra một cái mộc nhỏ đóng lên thẻ học sinh, rồi đưa trả lại cho cô.

“Đây, xong rồi. Chào mừng cháu đến Mỹ. Nhưng đừng chạy lung tung nhé, thời buổi hiện nay không mấy an toàn với phù thủy vị thành niên đâu.”

“Nhưng nếu có ai làm phép thuật quanh cháu, Bộ Pháp thuật Mỹ sẽ biết chứ ạ?” Thật ra cô định hỏi nếu cô làm phép thì có bị phát hiện không.

“Ồ có chứ. Quanh cháu và kể cả cháu thực hiện phép thuật, chúng ta đều sẽ biết.” Chú White nở nụ cười như hiểu rõ ý cô phù thủy nhí muốn hỏi.

“Như Dấu Hiện vậy ạ?” chẳng thấy xấu hổ khi bị nhìn ra ý đồ, phù thủy nít nào bằng tuổi cô đây mà không muốn làm phép thuật mọi lúc mọi nơi chứ.

“Đúng vậy, cháu bị đánh Dấu Hiện tạm thời khi ở Mỹ nên đừng làm gì vi phạm luật nhé. Được rồi đi ra thôi, cha mẹ cháu chờ sốt ruột rồi đấy.”

Như Giselle vẫn còn muốn hỏi nữa: “Vậy chú ơi, ở Seattle có nơi nào phù thủy tham quan được không ạ? Có nơi nào giống Hẻm Xéo ở London không?”

“Chà nhiều câu hỏi quá đấy cháu Gibson. Có thì vẫn có nhưng tốt nhất cháu nên ở cùng gia đình mình, tham quan các địa điểm No-Maj thôi. Khi nào đủ tuổi rồi hẵng quay lại Mỹ tham quan sau.”

Nói rồi người đàn ông mở cửa cho cô đi ra, mỉm cười với gia đình du khách Anh. 

Giselle rất không vui, sao lắm hạn chế với phù thủy vị thành niên vậy chứ. Nhưng thôi biết làm gì được nữa đây, cô đành theo cả nhà ngồi taxi về khách sạn. 

Sáng hôm sau, ông Gibson đã sớm đi đến đại học W để tham dự buổi hội thảo kéo dài ba ngày. Nếu là một năm trước, Giselle chắc sẽ đi theo cùng, nhưng hiện tại sau một năm bỏ bê khoa học vật lý để nghiên cứu các lý thuyết pháp thuật, nói vật lý giờ với cô cũng như với anh Harris vậy.

Dùng xong bữa sáng ở khách sạn mà bà Gibson liên tục chê bai là quá thiếu dinh dưỡng và “không hiểu sao dân Mỹ ăn được”, cả ba người dắt nhau đi tham quan một vòng thành phố. Nhưng những địa điểm tham quan này chỉ có mỗi bà Gibson hứng thú, cả hai cô cậu Harris và Giselle đều tỏ vẻ ngán ngẩm ỉu xìu. Giselle muốn tìm nơi của phù thủy còn anh Harris thì muốn đến sân vận động thành phố, cái nơi mà bà má anh gạt phăng đi: “Chúng ta không phải bay tận 10 tiếng sang đây để đi ngó cái sân vận động.”

Và rồi sau hai ngày rã rời vì đi bộ, xếp hàng và chen lấn, bà Gibson cuối cùng cũng kết luận rằng cái thành phố này chẳng có nơi nào được gọi là địa điểm tham quan đúng nghĩa.

“Ôi anh Hanz, giờ em mới hiểu tại sao người ta nói đến Mỹ để kiếm tiền, rồi lấy tiền đó sang châu Âu mà sống. Sống ở cái thành phố khói bụi đông đúc thế này chắc em phát điên lên được.”

Harris cũng ỉu xìu không kém, bụi bặm đã làm mái tóc vuốt keo lãng tử của anh trở thành cái ổ gà lởm chởm: “Con thấy được mỗi cái Bảo tàng Văn hóa Pop (Museum of Pop Culture), còn mấy nơi khác chán chả buồn nói. Phải chi mình đi Texas là có thể thử cưỡi ngựa rồi.” 

Giselle buồn cười nghĩ giấc mộng phiêu lưu cao bồi viễn Tây của anh Hai vẫn chưa dứt.

“Thôi khỏi, má chịu hết nổi mấy cái burger to tổ chảng béo ngậy lắm rồi. Bổ béo gì mà thanh niên tuổi trẻ bây giờ thích ăn thế.” Lúc lên kế hoạch du lịch, anh Harris đã search một vòng trên mạng các địa điểm ăn chơi ở Seattle, cái tiệm In-N-Out được xếp vào hàng “phải thử” nhưng bà Gibson ăn xong đã tuyên bố chẳng bao giờ ăn lại nữa.

Thật ra Giselle thấy In-N-Out cũng tạm, ít nhất đỡ hơn cái món Phở Việt do người Thái nấu ở khu chợ châu Á toàn người Trung Quốc. Tô phở to gấp đôi mặt cô lại chẳng có tí mùi lai gì, kém xa quán phở Việt ở London mấy lần cô cùng chị Bella đi ăn.

Khác với tâm trạng chán chường của vợ con, ông Gibson có vẻ hăng hái hơn, hai ngày hội thảo gặp gỡ các nhà khoa học đầu ngành đã tiếp thêm nhiều linh cảm cho ông. Và ngày mai, ngày cuối cùng, ông sẽ có buổi chia sẻ nghiên cứu của riêng mình. Và bà Gibson sẽ dẫn hai người con đến tham gia ủng hộ tinh thần chồng.

Nhưng thời tiết có vẻ không chiều lòng người, trời chuyển mây âm u khi họ bắt đầu đón taxi di chuyển đến trường đại học W. Trận mưa bất chợt đến độ cả người tài xế cũng không khỏi phàn nàn: “Mưa giữa tháng 7! Thời tiết dạo này làm sao vậy ta!”

Người dân Seattle rõ ràng chẳng chuẩn bị gì về cơn mưa chợt đến này, họ chạy vội qua nhau trên khắp các lối đi ở downtown, tiếng còi inh ỏi cảnh báo phía trước có xe trượt bánh và tiếng xe chữa cháy hú đâu đó xa mấy dãy nhà.

“Thế mà dự báo thời tiết chẳng nói gì! Vậy mà người ta gọi đó là dự báo!” Người tài xế vẫn phàn nàn, ông dừng xe chờ đèn đỏ, ngán ngẩm nhìn hàng dọc xe không thể nhích lên phía trước. 

Ông Gibson cũng bực bội không kém người tài xế, nếu tắt đường thế này mãi có lẽ ông sẽ muộn giờ. Bà Gibson hỏi: “Từ đây đến trường còn xa không anh?”

Đèn chuyển xanh nhưng chiếc taxi chẳng tiến thêm về phía trước được cm nào nữa: “750m nữa, vượt qua 6 block đằng trước, rẽ phải 2 lượt là tới. Nhưng ôi thôi với tình hình tắc đường thế này thì còn lâu lắm.” Người tài xế đáp.

“Hông ấy mình xuống xe đi bộ đi ba má, kẻo muộn giờ.” Anh Harris đề nghị, anh luôn là loại hình chọn cách vận động.

Ý tưởng của anh được ba má tán đồng ngay lập tức. Họ trả tiền rồi xuống xe, đi nép vào mái hiên của các tòa nhà, tìm xem có nơi nào bán ô không. Bình thường dân Anh không có thói quen che mưa, chỉ trông cậy vào áo khoác dày chống thấm và thế là đội mưa mà đi, một cái thói quen mà Giselle chẳng thể nào hiểu được. Nhưng nếu bây giờ vẫn đội mưa mặc ta ta đi như vậy, bộ áo vest chỉnh tề mà ông Gibson ăn vận để chuẩn bị cho màn chia sẻ hội thảo sẽ không thể chống đỡ nổi.

Đang ngán ngẩm ngó nghiêng người đi đường, bỗng nhiên Giselle nghe thấy một tiếng chim kêu vô cùng kỳ lạ, xa tận tầng trời nhưng lại như vang vọng trong tai. Chim? Giữa cái thành phố nhà cao tầng mọc san sát nhau như thế này, người còn thở không nổi chứ nói gì có chim?

Tưởng mình nghe lầm, cô định bước ra màn mưa ngó lên trời xem thử, nhưng anh Harris nhanh tay kéo em gái lại: “Selly em đứng nép vào, ướt mưa cảm lạnh đấy.” Nên thôi.

Khép nép đi qua thêm một block nhà nữa, cuối cùng họ cũng tìm được một cửa tiệm nhỏ còn thừa vài cái ô khách chưa kịp mua hết. Có vẻ vẫn chưa xui lắm, Giselle nghĩ. 

Vừa bước ra khỏi tiệm bán ô, đang định đi theo ông Gibson lúc này đã bước nhanh chân phía trước, thì cô lại bị người đi đường va phải loạng choạng xém té. Ý nghĩ đầu tiên của cô là tại sao lúc nào mình cũng bị đụng phải, ý nghĩ thứ hai là nhanh tay thọt vào túi áo giữ lấy ví tiền. May quá ví vẫn còn đây.

“Selly sao thế! Đi nhanh lên con!” Tiếng bà Gibson kêu lên, Harris thì đứng lại chờ em theo cùng.

Loading...