Những Năm Tháng Tôi Làm Âm Dương Sư - Chương 29: Tình hình nhà họ Lưu
Cập nhật lúc: 2025-07-02 08:29:28
Lượt xem: 2
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
https://s.shopee.vn/8KdhCdzx3L
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
Kỳ nghỉ đông đến, tôi mua một tấm vé tàu, lên đường về quê.
Không hiểu sao, cứ gần đến mùa xuân là người đi tàu lại đông khủng khiếp.
Không nói quá đâu, nếu không có chút "võ công", thì kể cả có vé cũng chưa chắc chen được lên tàu.
Vé vốn đã khó mua, tôi may mắn lắm mới kiếm được một vé không có ghế ngồi, chỉ biết thở phào “A di đà Phật”.
Theo kinh nghiệm đi tàu của tôi, nếu không mua được vé ngồi, thì cứ lên tàu rồi tìm đường chạy ra toa ăn, bỏ ra 15 tệ là mua được một suất cơm, kèm theo một cái ghế để ngồi, quá xá lời.
Dù gì tôi cũng còn trẻ khỏe, cố chen lên thôi. Nhưng đến khi chen được lên tàu rồi, tôi mới thấy buồn nôn, mẹ nó chứ, đông không tưởng được. Đến cả toilet cũng có ba người đứng bên trong, nói gì đến chuyện muốn lách qua để đi đến toa ăn, vô vọng luôn.
Không còn cách nào khác, đành nhẫn nhịn vậy. Dù sao từ Cáp Nhĩ Tân về Long Giang cũng chỉ mất khoảng năm, sáu tiếng.
Tàu chuyển bánh, lắc lư lộc cộc.
Tôi đứng ở khu vực cho hút thuốc, nhưng cũng chẳng sợ ngã, vì đông đến mức chẳng còn chỗ mà ngã. Cả con tàu chẳng khác gì một cái lon sắt, còn chúng tôi — những người dân nghèo — thì chẳng khác gì lũ cá mòi bị nhét kín, từng lớp từng lớp ép sát vào nhau.
Thế nhưng, biết khổ mà vẫn tìm được niềm vui, tôi bỗng phát hiện ra hoàn cảnh thế này cũng có hai ưu điểm rõ rệt:
A: Dễ trốn vé.
Cơ hội cực kỳ lớn. Tôi nhớ có lần cũng đi tàu đông thế này, chẳng mua được vé, nhưng lại sốt ruột muốn về. Đành liều mạng mua đại một vé vào sân ga, rồi theo dòng người ào lên tàu. Do quá đông, nhân viên soát vé không thể di chuyển nổi, cuối cùng tôi chỉ mất một tệ tiền vé sân ga để đi một mạch về Long Giang!
B: Dễ gặp được gái đẹp.
Thử tưởng tượng nhé, người đông chen chúc, chẳng nhúc nhích được, y như đang bị "phạt đứng", nếu may mắn đứng cạnh một cô gái xinh, thì coi như vớ bẫm.
Nói hơi “hạ cấp” thì, mỗi lần tàu rẽ, cơ thể mềm mại của người đẹp sẽ nghiêng hẳn vào người bạn.
Còn nếu “tử tế” hơn một chút thì, nếu đứng cạnh một cô gái mà muốn bắt chuyện, bạn có thể nói: “Ơ… trùng hợp ghê, bạn cũng bị kẹt ở đây à?”
Nhưng hôm đó, vừa lên tàu xong, tôi bị một nhóm anh em công nhân vây quanh. Gái đẹp thì chẳng thấy đâu, còn chỗ đứng thì cũng bị "bao vây" luôn — quá là bất lực!
May mà mấy anh em công nhân này lại rất thoải mái, dễ mến. Đúng là “chen nhau chứ không chen lời”. Không lâu sau, tôi đã bắt đầu tán dóc với họ, g.i.ế.c thời gian trong lúc chờ tàu đến nơi.
Hóa ra mấy ông chú này là người ở núi Niễn Tử, trạm kế tiếp của Long Giang, cũng ra ngoài làm thuê. Mà trớ trêu thay, họ lại chính là người trong làng của Lưu tiên sinh, người từng cứu mạng ông bà nội tôi năm xưa!
Tôi liền hỏi họ xem bây giờ nhà họ Lưu trong làng sao rồi, cuộc sống có ổn không?
Một bác công nhân thấy tôi cũng từng đến núi Niễn Tử, bèn nói:
“Nhà họ Lưu ấy à? Có phải là nhà cậu Lưu ở đầu làng phía Tây, mở phòng khám không? Nhà đó vẫn ổn, sống cũng được. Có điều… đầu năm nay, trước khi tôi đi làm ăn xa, nghe nói người anh cả nhà đó hình như bị lạc đâu mất rồi.”
Anh cả mất tích?
Sao lại thế? Tôi vội hỏi.
Bác công nhân kia nghĩ ngợi một lúc rồi nói:
“Nhà họ Lưu đời này có hai anh em. Nhưng ông anh cả thì đầu óc không được minh mẫn, nói trắng ra cũng gần giống người có vấn đề tâm thần ấy. Suốt ngày ngồi một mình trên tảng đá lớn ở đầu làng, lẩm bẩm như đang nói chuyện với ai. Vì vậy, hơn bốn mươi tuổi rồi mà vẫn chẳng có vợ. May mà người em thứ hai thì bình thường. Cậu ấy mở một phòng khám trong làng, kiêm luôn việc bán đồ tang lễ như áo liệm, vòng hoa, v.v. Cho nên cũng nuôi luôn ông anh bị ngơ cùng cả gia đình, kinh tế cũng không thiếu thốn gì. Chỉ là đầu năm nay, hình như hai anh em cãi nhau một trận, rồi anh cả bỏ đi biệt tăm. Hồi tôi rời quê lên thành phố làm, vẫn chưa thấy về. May mà bà cụ trong nhà không biết chuyện, nếu biết thì chắc bà ấy phải khóc suốt ngày đêm mất!”
Nghe tin nhà họ Lưu như thế, trong lòng tôi bỗng trào lên một cảm giác khó tả. Dù sao đi nữa, đó cũng là hậu duệ của Lưu tiên sinh — ân nhân đã cứu sống ba đời nhà họ Thôi của tôi kia mà.
Trong trí nhớ của tôi, lần cuối cùng tôi về núi Niễn Tử thăm họ hàng là sau khi ông nội tôi mất, tức là vào năm lớp 9.
Khi ấy, tôi nhìn thấy ông anh cả nhà họ Lưu mà cứ tưởng là người điên. Chú ấy suốt ngày nói chuyện một mình, thật chẳng khác gì người bị tâm thần. Nhưng giờ nghĩ lại, tôi chợt nhận ra có lẽ chuyện không đơn giản như vậy.
Dù gì nhà họ Lưu bao đời vốn là thầy âm dương, gia truyền thuật Tam Thanh bói toán. Biết đâu chú cả — người trông có vẻ tâm thần— lại là một trong số rất ít người còn có thể “đi âm giới” trong thời đại bây giờ.
Còn chú hai Lưu, trong trí nhớ tôi là một người đàn ông chất phác, hiền hậu, dáng vẻ nho nhã của người nhà nông. Khuôn mặt vuông vức, lúc nào cũng cười hiền hòa, mang lại cảm giác thân thiện vô cùng.
Chú ấy từng học qua y thuật, tuy không tinh thông mấy môn “ngoại đạo”, nhưng một mình gánh vác cả đại gia đình.
Chú có một cô con gái tên là Lưu Tinh Tinh, nhỏ hơn tôi hai tuổi. Hồi nhỏ mỗi lần tôi về núi Niễn Tử, chính là cô bé ấy dắt tôi lên núi chơi. Nhưng lớn lên rồi thì hai đứa ít liên lạc hẳn. Giờ tính ra chắc nó cũng sắp vào đại học rồi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/nhung-nam-thang-toi-lam-am-duong-su/chuong-29-tinh-hinh-nha-ho-luu.html.]
Về đến nhà đã mười hai giờ đêm, vậy mà bà nội vẫn chưa ngủ, đang ngồi đợi tôi. Trong lòng tôi bỗng dâng lên một cảm giác ấm áp không nói thành lời. Bà nhìn tôi, nước mắt lưng tròng, nói:
“Tiểu Phi gầy đi rồi…”
Nghe bà nói vậy, tôi thật sự nghẹn ngào. Bà đã lớn tuổi như vậy rồi mà vẫn luôn lo lắng cho tôi.
Tôi ngồi trò chuyện với bà một lúc, rồi khuyên bà đi nghỉ sớm. Sau đó bước vào phòng của cha. Ông đã chuẩn bị sẵn một cái bàn nhỏ, trên đó bày hai đĩa đồ ăn — một đĩa cánh gà, một đĩa chân giò — đúng là người hiểu tôi nhất, biết tôi đi tàu mệt về muộn chắc chắn đói, nên chuẩn bị sẵn ít đồ ăn chín.
Ông lại lấy từ tủ lạnh ra bốn chai bia lạnh.
Hai cha con vừa ăn vừa uống.
Cha tôi vẫn giữ tính cách thẳng thắn, bộc trực như trước. Vừa mở miệng đã nói ngay:
“Xem con kìa! Mai phải đi nhuộm lại cái đầu cho tử tế vào đấy!”
Tôi cười hề hề, qua loa gật đầu một cái rồi đánh trống lảng. Hai cha con cứ thế trò chuyện rôm rả, ông hỏi chuyện học hành trên trường, tôi cũng lần lượt kể lại.
Chợt tôi nhớ ra chuyện gia đình họ Lưu mà mình nghe được trên tàu, bèn kể lại đầu đuôi cho cha nghe.
Nghe xong, cha tôi thở dài, rồi nói:
“Nhà họ Lưu ấy, đúng là từng có ơn lớn với nhà mình. Nhưng chuyện anh cả mất tích, bên chú bác nhà mình lại không ai hay biết. Được rồi, mai bố sẽ nói với bác cả con một tiếng. Dù sao cũng sắp Tết rồi, lúc đó mình cũng phải đến thăm, tiện thể lên mộ ông cố con quét dọn nữa.”
Đêm đó không có gì đặc biệt. Đến ngày thứ ba, bác cả, bác hai, cô tôi, bố tôi và tôi, cùng mang theo ít quà Tết lên đường đến núi Niễn Tử.
Chạy xe mất hai, ba tiếng thì cũng đến nơi — ngôi làng nhỏ ấy.
Vì đã gọi điện báo trước cho nhà họ Lưu, nên họ biết chúng tôi sẽ tới. Chú hai Lưu và vợ đã đứng chờ sẵn ở đầu làng từ lâu.
Phải nói thật, so với thành phố, tôi vẫn thích vùng nông thôn hơn, vì người dân quê thật thà, chất phác, không giống những toan tính bon chen nơi thành thị.
Nhà họ Lưu có gia sản tổ tiên để lại, nên vẫn giữ được bốn gian nhà ngói rộng rãi. Cái sân nhà họ thì rộng tới mức không tưởng, cứ như một sân vận động nhỏ vậy.
Trong sân, gà, vịt, ngan ăn no rồi đang thong thả đi lại. Hai con bò sữa nằm phơi nắng rất thoải mái.
Vào trong nhà, chúng tôi đến thăm cụ bà nhà họ Lưu, chính là vợ của ông Lưu - Lưu Thụ Thanh năm xưa. Sức khỏe bà vẫn tốt, chỉ là thính lực không còn như trước.
Thấy chúng tôi đến, bà cụ vui mừng ra mặt, nhiệt tình mời chúng tôi ngồi lên giường đất, rồi gọi chú hai Lưu đi rót trà, mời thuốc.
Bà cụ hỏi bác cả tôi:
“Mẹ cậu dạo này thế nào rồi, còn khỏe không?”
Bác tôi đáp:
“Mẹ cháu vẫn khỏe, chỉ là vẫn luôn nhớ bà thôi.”
Nói chuyện thêm một lúc thì vợ chú hai Lưu cũng nấu cơm xong, liền gọi mọi người vào ăn. Đúng lúc đó, Lưu Tinh Tinh cũng vừa tan học về. Tôi vừa nhìn thấy cô bé thì ồ lên trong lòng, mấy năm không gặp, con bé này cao lớn hẳn ra, chắc cao hơn tôi nửa cái đầu mất rồi.
Cô bé có mái tóc ngắn khỏe khoắn, trông rất lanh lợi tràn đầy sức sống. Tôi chào một tiếng, con bé cũng nhận ra tôi, mỉm cười đáp lại, nhưng cũng không nói gì thêm, rồi ngồi vào bàn ăn.
Hôm nay đúng là được thưởng thức lại hương vị đặc trưng của ẩm thực nông thôn vùng Đông Bắc — thơm nức mũi.
Nồi dưa cải chua hầm tiết dồi nóng hôi hổi, bên cạnh là thịt ba chỉ lợn đen bóng mỡ, ăn kèm với một đĩa tỏi băm đã chuẩn bị sẵn.
Gà ta được hầm cùng nấm rừng khô, có hương vị đặc biệt không đâu có được.
Với những kẻ quen ăn toàn đồ nuôi công nghiệp và hóa chất như chúng tôi, thì bữa cơm hôm nay ngon đến mức khiến người ta rưng rưng.
Tất nhiên, tôi vẫn không ăn thịt gà, thói quen từ nhỏ rồi.
Rượu uống được nửa chừng thì bà cụ Lưu đã ăn xong. Dù sao bà cũng có tuổi, sức khỏe yếu, nên lặng lẽ về phòng nằm nghỉ.
Lúc này, bố tôi mới mở lời hỏi chú hai Lưu về chuyện người anh cả mất tích.