Bữa tối, bà nội nấu mì.
Mì sợi cán tay vừa dai vừa thơm, tôi ăn một hơi ba bát.
Nghĩ lại trước kia mình thật ngu ngốc.
Chỉ vì một câu khen của mẹ mà phải nhịn đói bao nhiêu năm trời.
Mẹ tôi ăn không vô, cầm bát cả buổi mới nuốt được một miếng.
Tôi gắp cho bà mấy miếng dưa muối mặn chát:
"Mẹ, mẹ ăn chút dưa muối bổi bổ đi. Mấy hộp đồ bổ thím Tôn cho, con mang chia hết cho các cụ già neo đơn trong làng rồi. Mẹ tốt bụng thế, chắc chắn không nỡ ăn đâu nhỉ?"
Mẹ tôi ngơ ngác, đôi đũa trên tay rơi xuống.
"Thiến Thiến, sao con lại đối xử với mẹ như vậy?"
"Mẹ à, mẹ là người tốt bụng nhất mà, chắc chắn không đành lòng thấy người khác chịu khổ. Con cũng chỉ đang học theo mẹ thôi. Mẹ quên rồi à? Năm đó, anh con mổ ruột thừa, mẹ đã đem hết đồ trong nhà đi cho người khác còn gì."
Con còn trẻ không cần đồ bổ. Ngoài kia còn nhiều người không có cơm ăn. Con phải biết thương người một chút.
Những lời năm xưa, tôi nhớ rõ mồn một.
Năm đó, anh tôi mới mười hai tuổi, đau đớn lăn lộn trên giường vì viêm ruột thừa.
Mẹ tôi đã mang hết tiền trong nhà đi cho người ngoài, chẳng còn lấy một xu để đưa anh đến bệnh viện. Bà không biết kiếm đâu ra bài thuốc dân gian, hái lá cây mục trên núi, trộn với tro bếp bắt anh tôi uống.
Lúc đó tôi đã đi học, biết những bài thuốc đó có thể hại c.h.ế.t người.
Tôi đỡ anh dậy, dìu anh ra đồng tìm nội. Nhờ vậy, anh tôi mới giữ được mạng.
Ngày anh xuất viện, nội bán chút lương thực ít ỏi trong nhà, mua về cho anh rất nhiều đồ ngon.
Nhưng hôm sau, tất cả đều biến mất.
"Con còn trẻ, một ca tiểu phẫu, không cần ăn đồ bổ đâu."
Mẹ tôi đứng bên giường anh, nói như vậy.
Bà đem hết đồ ăn đi cho ông cậu "yếu đuối" và cô em họ "đáng thương", chẳng hề quan tâm đến cơ thể suy nhược của anh trai tôi.
•*´¨`*•.¸¸.•*´¨`*•.¸¸.•*´¨`*•.¸¸.•*´¨`*•.¸¸.•
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/nguoi-me-thanh-mau-dkbz/chuong-4.html.]
Nhà tôi chỉ có ba gian: hai phòng ngủ và một phòng khách.
Tôi, anh trai và nội ở chung một phòng, lấy rèm vải ngăn đôi.
Nội trải chăn nệm xong, kéo tôi lại gần.
"Dù gì đó cũng là mẹ con."
Nhưng tôi thà rằng mình không có mẹ, bởi bà chỉ biết hút cạn từng giọt m.á.u cuối cùng của tôi.
Tôi ngửa đầu, không cho nước mắt rơi xuống.
"Nếu mẹ không hiến, thì người hiến sẽ là con. Nội ơi, con mới mười tám tuổi, con còn chưa vào đại học, còn chưa báo hiếu được cho nội."
Dưới ánh đèn leo lắt, những nếp nhăn trên gương mặt nội càng thêm sâu.
Nội đã già rồi. Bao năm làm lụng vất vả đã khiến lưng nội còng hẳn xuống.
Tôi biết nội lương thiện hơn ai hết. Nếu không, mẹ tôi sao có thể sống sung sướng đến vậy?
Từ ngày mẹ tôi gả vào đây, nội không bao giờ bắt mẹ làm đồng. Nội xót mẹ tôi từ nhỏ đã chịu khổ, chỉ để mẹ ở nhà giặt giũ, nấu nướng.
Nhưng rồi anh trai tôi lớn lên, những việc ấy đều do anh làm.
Rồi đến khi có tôi, mẹ tôi chẳng còn phải động tay động chân vào bất cứ việc gì trong nhà nữa.
Mẹ chỉ cần ăn mặc sạch đẹp, ra ngoài làm người tốt.
Bà nội đã từng cố thay đổi mẹ tôi, nhưng không được. Bà ấy quỳ ngay trước cửa nhà tôi, cầu xin nội hãy nhân từ, đừng cản trở bà cứu giúp những người đáng thương kia nữa.
Nhờ công lao của mẹ, nội dần trở thành "mụ già hà tiện" trong mắt dân làng.
Tôi gối đầu lên đùi nội, nội nhẹ nhàng vuốt tóc tôi.
Tôi bật khóc nức nở.
Tôi rất muốn nói với nội, trước khi được sống lại, không một ngày nào tôi không nhớ đến nội. Tôi hận bản thân đã mù quáng nghe lời mẹ, làm tổn thương chính mình và làm đau lòng nội.
May thay, tôi vẫn còn cơ hội làm lại từ đầu.
Vài ngày nữa, điểm thi đại học sẽ được công bố.
Lần này, những gì thuộc về tôi, sẽ không ai cướp đi được nữa.