NGƯỜI GÁNH CẢ BẦU TRỜI CHO TÔI - Chương 3: Thiên thần đã bảo vệ tôi
Cập nhật lúc: 2025-03-23 08:18:19
Lượt xem: 571
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
https://s.shopee.vn/1qOhGTDgg7
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
Nhiều công nhân vì vài xu mà cãi nhau với kế toán chấm công.
Tiếng máy móc ầm ầm, mồ hôi tuôn như suối, bụi bay mịt mù, quản lý gào inh ỏi.
Còn có—
Thứ m.á.u dưới thân, như thể chẳng bao giờ dừng lại.
Tất cả những điều đó hòa lẫn vào nhau, như nham thạch đặc quánh, từ từ nhấn chìm tôi.
Cuộc sống kiểu này, đúng là tuyệt vọng không lối thoát.
Hơn một tháng sau, có khách hàng đến kiểm tra.
Quản lý cúi đầu khom lưng đi theo tiếp đón.
Dẫn đầu là một chị chừng ba mươi, trang điểm tinh tế, mặc đồ công sở xám nhạt, mang giày cao gót.
Khi đi ngang tôi, chị ấy dừng lại, hơi cúi xuống hỏi:
“Em bao nhiêu tuổi rồi?”
“Em… mười tám!”
Tôi mượn chứng minh nhân dân của người khác để vào làm, không thể nói tuổi thật.
Lúc tôi vào nhà vệ sinh, thấy chị ấy đang đứng dưới gốc cây hút thuốc.
Thấy tôi ra, chị vội vàng dụi tắt điếu thuốc, nhướng mày với tôi:
“Em chưa đủ mười lăm, đúng không?”
5
“Nghe lời chị đi, nếu còn có thể học, dù thế nào cũng phải quay lại trường học!”
“Chị trước kia…” – giọng chị dịu xuống – “Cũng từng làm công nhân trong xưởng đó.”
Chẳng bao lâu, lãnh đạo nhà máy đến tìm, chị ấy ngồi lên chiếc xe con sáng bóng sang trọng rồi rời đi.
Phải rất nhiều năm sau tôi mới biết, chiếc xe có bốn vòng tròn ấy là Audi.
Hôm đó máy móc trong xưởng trục trặc, hiếm hoi được tan ca sớm.
Bố mẹ dẫn tôi và em trai đi dạo khu phố đi bộ bằng xe buýt.
Mẹ lớn tiếng cãi nhau với người soát vé, khăng khăng nói tôi chưa đến mười tuổi, không chịu trả tiền vé.
Mọi người trên xe đều quay lại nhìn chúng tôi, tôi chỉ muốn tìm cái hố chui xuống, níu tay áo mẹ nói:
“Mẹ ơi, để con tự trả đi, con sắp có lương rồi.”
Trên đường, mẹ mắng tôi suốt.
Mắng tôi hoang phí, mắng tôi không biết điều, mắng tôi là đứa làm tốn tiền.
Khoảnh khắc đó, nỗi sợ hãi tràn ngập trong tôi.
Nếu tôi cứ tiếp tục ở lại đây, năm năm, mười năm, hai mươi năm nữa, liệu tôi có trở thành người giống như mẹ không?
Xuống xe buýt, tôi nói với bố mẹ:
“Con muốn quay lại học.”
“Con muốn học cấp ba, con muốn thi đại học!”
Cuối tháng Tám, trời nóng như đổ lửa.
Mẹ kéo tay em trai đang không chịu nghe lời, quay sang tôi mắng như tát nước:
“Con bị sốt đến mụ đầu rồi phải không?”
“Nhìn lại cái thân thể của mày đi, ba ngày hai bữa thì bệnh, học hành cái gì?”
“Lo mà dẹp cái ý nghĩ đó sớm đi!”
Không dẹp được.
Khi ý nghĩ ấy đã nảy mầm, nó như rong rêu mùa hè trong ruộng nước, lan ra rất nhanh, không cách nào dứt bỏ.
Chỉ còn ba ngày nữa là nhập học.
Bố mẹ tức giận bỏ tôi lại ở phố đi bộ, tự bắt xe về.
Tôi không có tiền, cứ men theo con đường đã đến mà đi bộ về.
Khát.
Môi tôi bong tróc từng lớp.
Đói.
Trong bụng như có trống đang đánh.
Mệt.
Máu lại dường như tiếp tục chảy, nhưng tôi chẳng còn tâm trí nào để ý nữa.
Hoàng hôn buông xuống, đêm tối dần phủ kín.
Con đường nơi đất khách quê người như không bao giờ có điểm kết thúc.
Từ bỏ đi.
Cầu xin đi.
Chỉ để đổi lấy chút tình thương mỏng manh từ cha mẹ.
Chỉ để đổi lấy một ngụm nước, một bữa cơm.
Ngay khi tôi gần như tuyệt vọng, ở cuối tầm mắt xuất hiện một bóng dáng nhỏ bé quen thuộc.
Tôi nghi ngờ mình hoa mắt, dụi mắt thật mạnh.
Bóng người đó chạy thật nhanh về phía tôi, gọi lớn:
“Linh Linh…”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/nguoi-ganh-ca-bau-troi-cho-toi/chuong-3-thien-than-da-bao-ve-toi.html.]
6
Là ông nội.
Thật sự là ông nội!
Tóc ông rối bù, mặt đầy bụi bặm, dép lê rơi mất một chiếc.
Cứ thế lao đến chỗ tôi, đỡ lấy thân thể mệt lả của tôi:
“Linh Linh, cuối cùng ông cũng tìm được cháu rồi!”
Ông chỉ biết vài chữ.
Nơi xa nhất ông từng đi là huyện kế bên
Ông chưa từng đi tàu hỏa, cũng không nói được tiếng phổ thông.
Thế mà ông—
một mình lên đường, vượt hơn 50 cây số, mang đôi dép lê, vác bao phân,
giữa biển người mênh mông, đã vớt được tôi lên.
Vớt được tôi – kẻ suýt c.h.ế.t đuối giữa cuộc đời.
Ông đưa tôi đi ăn mì.
Chỉ gọi một bát.
“Cháu ăn đi, ông không đói.”
Tôi ăn được nửa bát thì đặt đũa xuống:
“Ông ơi, con không muốn ăn nữa.”
Ông kéo bát qua, húp vài miếng là hết sạch, uống cạn nước lèo:
“Không thể để phí lương thực.”
Ông cãi nhau một trận với bố mẹ.
Cuối cùng để lại một câu:
“Nếu các người không có tiền, vậy thì để tôi lo! Chỉ cần tôi còn sống một ngày, Linh Linh sẽ còn được đi học một ngày!”
Sau khi về nhà bằng tàu, ngày hôm sau ông vác cuốc đưa tôi đi học.
Trước khi ra khỏi nhà, ông uống nửa ly rượu.
Tôi tưởng ông mang cuốc đi mài.
Không ngờ ông gọi thầy dạy Văn ra.
Dưới gốc cây bàng to trong sân trường, ông nội cao 1m65 không hề e sợ, giơ cuốc đối mặt với thầy giáo cao hơn 1m80.
“Nếu sau này mày còn dám động tay động chân với cháu gái tao, tao sẽ bổ c.h.ế.t mày ngay!”
“Bổ mày xong, tao sẽ bổ luôn thằng con tám tuổi của mày!”
“Tao sống gần đất xa trời rồi, chẳng sợ gì nữa!”
…
Mắt ông đỏ ngầu, ánh nhìn như có thể g,i.ế.t người.
Như một ác ma không màng tính mạng.
Nhưng là thiên thần đã bảo vệ tôi.
Thầy giáo Văn sợ tái mặt, rối rít xin lỗi, hứa sẽ không bao giờ dám nữa.
Ông hạ cuốc, vác lên vai.
Lại biến thành ông lão gầy gò, nhỏ bé.
Tôi tiễn ông đến cổng trường, ông quay đầu nói:
“Nếu sau này nó còn dám bắt nạt cháu, cứ nói với ông, ông sẽ bảo vệ cháu!”
Tôi gật đầu thật mạnh, cố kìm nước mắt không rơi.
Từ hôm đó, thầy Văn thật sự bị dọa sợ, sau này luôn giữ khoảng cách với tôi.
Ngoài việc mỗi tuần mang gà ác cho tôi, ông còn đi khắp nơi tìm các bài thuốc dân gian.
Nấu xong cho vào bình giữ nhiệt, đạp xe hơn một tiếng mang đến cho tôi uống.
Thuốc đắng vô cùng,
nhưng sau mỗi lần uống xong, ông đều đưa tôi vài viên kẹo bạc hà.
Kẹo hình thoi, màu be, phủ đường trắng.
Ngọt và mát lạnh.
Là loại kẹo ngon nhất tôi từng ăn.
Bây giờ nhớ lại, năm lớp 9 là năm tôi cố gắng nhất trong đời.
Có lẽ là nhờ thuốc ông tìm có tác dụng, hoặc có lẽ ông trời thương tôi – đứa trẻ tội nghiệp này.
Năm lớp 9, kinh nguyệt của tôi tương đối đều.
Dù mỗi lần vẫn kéo dài mười ngày, nhưng chỉ cần tiêm thuốc cầm m.á.u ba lần.
Hiếm khi bị dính bẩn quần.
Mỗi tuần ăn hai con gà ác, gương mặt tôi cũng có thêm chút sắc hồng.
Ngay cả Lý An cũng nói:
“Bành Linh, cậu hình như mập lên rồi đó.”
Cậu ấy còn giơ tay ước lượng:
“Cao lên nữa, sắp tới vai tớ rồi.”