NGƯỜI GÁNH CẢ BẦU TRỜI CHO TÔI - Chương 10: Công việc mới

Cập nhật lúc: 2025-03-23 08:26:44
Lượt xem: 508

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/6fTjxREp2d

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

18

Tôi bị đẩy ra đứng cạnh trưởng thôn.

Ông nội đang bận tiếp khách cũng dừng tay, nhìn tôi đầy tự hào, đôi mắt đỏ hoe.

Tôi hít sâu một hơi:

“Cháu chỉ muốn nói với mọi người, những đứa trẻ như chúng ta, chỉ có con đường học mới là cách thay đổi số phận đáng tin cậy nhất.”

“Nhất định phải cố gắng!”

Tôi cười, nhưng nước mắt không nhịn được tuôn ra:

“Và… cháu muốn cảm ơn một vài người.”

“Cảm ơn ông nội, người chưa bao giờ bỏ rơi cháu, luôn luôn ủng hộ cháu!”

“Cảm ơn các thầy cô, cảm ơn cô, cảm ơn trưởng thôn, cảm ơn các cô bác trong làng đã từng giúp đỡ cháu…”

Ba mẹ tôi ngồi trong đám đông, cười toe toét, ngồi thẳng lưng, mắt sáng rỡ mong đợi.

Nhưng tôi chỉ lướt mắt qua rồi lau khô nước mắt:

“Cháu nói vậy thôi, mọi người ăn cơm đi ạ!”

Mặt mẹ tôi lập tức sầm xuống.

Sau buổi tiệc, bà kéo tôi ra:

“Chẳng lẽ ba mẹ không đáng để cháu cảm ơn à?”

“Cảm ơn gì?” – tôi đáp khẽ – “Cảm ơn vì đã bỏ mặc cháu suốt mấy năm qua à?”

Mẹ tôi trừng mắt:

“Nếu không phải ba mẹ rèn cho cháu tính tự lập từ nhỏ, cháu có được như hôm nay không?”

Tôi cười nhạt:

“Vậy thì ba mẹ dạy giỏi quá rồi, cháu rất độc lập, cũng đã đủ 18 rồi. Sau này chắc không cần ba mẹ nữa đâu.”

Ba mẹ tôi tức đến mức sắp phát điên.

Thật ra tôi hiểu.

Ba mẹ cũng góp tiền chữa bệnh cho tôi mấy năm qua, dù có than phiền thì cũng vẫn bỏ ra ít nhiều.

Nếu họ bỏ việc về chăm tôi, lấy gì sống?

Nhưng… trong lòng tôi vẫn không khỏi thất vọng.

Tại sao em trai tôi lại được nhận nhiều đến thế, còn tôi thì không?

May mà lúc đó, ông nội gọi tôi lại.

Ông nói khẽ:

“Thịt kho tàu nấu xong rồi, ông để dành cho cháu mấy miếng ngon nhất, mau vào ăn đi.”

Tâm trạng tôi lập tức bừng sáng.

Phải rồi.

Tôi có ông nội.

Có ông là đủ rồi.

Hôm đó ông uống hơi nhiều.

Ai cũng khen ông dạy con cháu tốt, sắp sửa được hưởng phúc rồi.

Ông nói giọng lè nhè vì rượu:

“Tôi không cần hưởng gì hết, chỉ mong nó khỏe mạnh, sau này lấy chồng, sinh con…”

Tôi quay đầu đi, cố gắng không khóc.

Ông vẫn lo.

Sợ tôi không sinh được con.

Sợ tôi cô đơn cả đời.

Nên ông ơi…

Xin ông hãy sống lâu hơn một chút.

Có ông ở bên, cháu sao mà cô độc được?

19

Nghỉ đông, tôi nhận dạy gia sư suốt cho đến hai mươi bảy tháng Chạp mới về quê.

Mười một giờ, tôi xuống xe ở đầu làng, ông nội đã đứng đó đón từ lúc nào, tiến lên cầm lấy balo trong tay tôi: “Linh Linh.”

Trời rất lạnh, chóp mũi ông đỏ ửng vì bị lạnh cóng.

“Ông ơi, ông đứng đợi con ở đây suốt à?”

 

“Ông vừa mới đến thôi!”

Nhưng đi được nửa đường thì gặp trưởng thôn. Trưởng thôn nói:

“Ông cháu biết hôm nay cháu về, trời còn chưa sáng đã đứng đợi ở đầu làng rồi.”

Ông nội cười ngượng:

“Là tám giờ… tám giờ hơn ông mới ra mà.”

Về đến nhà, tôi bắt đầu lấy đồ trong túi ra.

“Ông ơi, đây là bánh nhỏ cháu mua cho ông.”

Ông lớn tuổi rồi, răng yếu, thích ăn mấy thứ mềm mềm.

Bình thường ông toàn tự mang trứng và bột mì đi đến xưởng bánh trên thị trấn để nhờ làm bánh.

Làm như vậy tuy rẻ, nhưng bánh cứng ngắc, ăn không ngon.

Tôi mua từ tiệm bánh ở thành phố, mềm mịn đặc biệt.

Quả nhiên, ông ăn một miếng liền ngạc nhiên:

“Cái bánh này sao mềm như bông vậy? Có phải đắt lắm không?”

“Không đắt đâu, năm đồng một hộp.”

Thực ra là mười lăm đồng.

Tôi lại lấy ra đôi giày bông mua cho ông.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/nguoi-ganh-ca-bau-troi-cho-toi/chuong-10-cong-viec-moi.html.]

Ông không ngớt trầm trồ:

“Giày này ấm quá, bao nhiêu tiền thế?”

“Bốn mươi!”

Thực ra là một trăm tư.

Ông nhíu mày:

“Hơi đắt đó.”

Tôi cười:

“Vậy ông mang mỗi ngày, đi vài năm là lời rồi.”

Tôi còn mua cho ông một chiếc áo khoác lông vũ màu đen.

Ông lắc đầu:

“Nhẹ thế này, mặc mùa đông chắc lạnh chết.”

“Ông cứ thử xem mà.”

Ông cởi chiếc áo bông dày cộp cũ kỹ, mặc áo lông vũ tôi mua.

Còn cố ý ra ngoài đi lòng vòng vài vòng.

Ông rất phấn khích:

“Hồi trước đưa cháu đi khám bệnh, thấy người ta giữa trời rét mà mặc mỏng dính,

còn thắc mắc sao họ không thấy lạnh, hóa ra là cái áo lông vũ này nhẹ mà ấm ghê!”

“Chắc cái này đắt lắm nhỉ?”

“Năm mươi đồng!”

Ông xoa đi xoa lại:

“Cũng được, không tính là quá đắt.”

Buổi chiều, ông mặc áo khoác mới, đi giày bông mới, đi dạo khắp làng.

Gặp ai ông cũng khoe: áo lông vũ năm mươi, giày bông bốn mươi, cháu gái ông mua vừa rẻ vừa tốt.

Thế là mấy bác gái không hiểu chuyện kéo đến hỏi tôi mua ở đâu.

Tôi đành nói là cửa hàng đang thanh lý xả kho, giờ hết hàng rồi.

Hôm sau, ông lại thay đồ cũ ra mặc.

“Ông ơi, sao không mặc đồ cháu mua cho nữa?”

“Tết rồi mặc!”

Rất nhanh đã đến đêm giao thừa.

Ăn xong bữa tất niên, ông gọi tôi vào phòng, đưa cho tôi một thẻ ngân hàng của hợp tác xã nông thôn.

Ông hạ giọng:

“Sau này tiền ông đều để trong thẻ này.”

“Mật khẩu là ngày sinh của cháu.”

“Đây là sính lễ ông chuẩn bị cho cháu, nếu ông mà…”

Tôi lập tức bịt miệng ông, tức giận:

“Tết nhất mà nói chuyện gở gì vậy!”

“Ông hứa rồi, phải sống đến một trăm tuổi cơ mà.”

Ông cười, khóe mắt toàn là những nếp nhăn chồng chất:

“Được được, miễn cháu nhớ mật khẩu là được rồi.”

“Đi nào, ra ngoài xem văn nghệ thôi.”

Lúc ông quay người ra ngoài thì vấp phải bậc cửa, may mà tôi kịp đỡ.

Xem văn nghệ được một nửa, ông đã dựa vào ghế sofa ngủ thiếp đi.

Ông già rồi.

Không còn tinh thần như trước.

Nửa năm qua tôi bận dạy kèm kiếm tiền, cuối tuần cũng hiếm khi về nhà.

Hồi chọn trường đại học ở tỉnh thành, chính là vì muốn thường xuyên được về thăm ông.

Nhưng tôi lại không làm được như đã nói.

Thế này không ổn, tôi phải nghĩ ra cách kiếm tiền hợp lý hơn.

Khai giảng, trong một buổi nói chuyện đêm khuya ở ký túc xá, chị trưởng phòng tên Hoa Hoa buột miệng nói một câu khiến tôi nảy ra ý tưởng:

“Tết này tao đọc một bộ truyện, tốn hơn tám mươi tệ, mà đọc đến giờ vẫn chưa có kết thúc.”

“Bộ đó hot lắm, tác giả chắc kiếm bộn tiền luôn.”

Hơn tám mươi đồng, với sinh viên tụi tôi, đâu phải số tiền nhỏ.

Lúc ấy video ngắn chưa phổ biến, đọc truyện vẫn là cách giải trí chính của nhiều người.

Tôi học văn luôn giỏi, hồi cấp ba còn từng được đăng bài trên tạp chí.

Có lẽ tôi cũng nên thử xem sao.

Nói ra thì hơi ngại, lúc đó nghèo, tôi đọc truyện toàn mượn Hoa Hoa.

Cô ấy mua truyện gì, tôi mới đọc truyện đó.

Hoặc chỉ đọc phần miễn phí.

Tôi quan sát cách người ta mở đầu, tạo cảm xúc, sắp xếp tình tiết, kiểm soát nhịp truyện, làm sao câu kéo độc giả...

Trong thời gian này, tôi vẫn tiếp tục công việc dạy kèm.

Hơn một tháng sau, tôi đăng ký tài khoản trên một trang web và bắt đầu viết truyện.

Bộ đầu tiên viết được năm sáu vạn chữ, chẳng ai đoái hoài.

Hoa Hoa chê.

Tôi bèn đổi bút danh, bắt đầu lại từ đầu.

 

Loading...