Tôi mở link, ngón tay lạnh toát.
Trên #Đám_cưới_hào_môn_thành_đấu_trường#, là loạt ảnh chín ô chụp từ hôm cưới:
– Vẻ mặt dữ tợn của Vương Lệ Hoa lúc xé váy tôi,
– Trình Viễn quỳ gối khóc lóc,
– Và rõ nhất: tôi mặc váy đen, hoa trắng, đứng giữa khung cảnh hỗn loạn, caption:
“Cô dâu mặc đồ tang nguyền rủa mẹ chồng – tấm gương con dâu độc ác thời hiện đại.”
“Làm sao lại...” – giọng tôi như vọng từ nơi xa lắm.
“Họ hàng bên mẹ anh quay.” – Trình Viễn nghiến răng –
“Bây giờ đã có hàng chục ngàn lượt chia sẻ, bình luận toàn là chửi em...”
Tôi kéo màn hình, những dòng bình luận như d.a.o đ.â.m vào mắt:
“Loại đàn bà này mà cũng xứng cưới à? Mẹ chồng mặc đồ đỏ thì đã sao?”
“Nghe nói cô dâu là loại trèo cao – nhà họ Trình là cổ đông công ty niêm yết đấy.”
“Ngồi chờ ly hôn đi, loại con dâu như vậy sớm muộn cũng bị đuổi khỏi nhà chồng.”
Trong phòng họp, khách hàng vẫn đang đợi tôi, nhưng chân tôi như bị đổ chì, không thể bước nổi.
Lúc đó, tin nhắn từ cấp trên trên WeChat hiện lên:
“Diêu Thư Dao, đến văn phòng tôi ngay.”
Trên bàn của chị ta là một chiếc máy tính bảng, đang dừng ở đoạn video xung đột trong đám cưới do một tài khoản marketing nào đó đăng tải.
“Ban lãnh đạo rất quan tâm đến hình ảnh công ty.” – Chị đẩy gọng kính –
“Khách hàng vừa gọi đến hỏi, liệu có nên để một nhân viên ‘gây tranh cãi tiêu cực trên mạng xã hội’ phụ trách dự án quan trọng không.”
Móng tay tôi cắm vào lòng bàn tay:
“Chuyện này là mâu thuẫn trong gia đình…”
“Giờ nó đã thành khủng hoảng truyền thông của công ty.” – Chị ta cắt lời –
“Bộ phận nhân sự đề nghị cô tạm thời đình chỉ công tác, đợi sóng gió qua đi.”
—-
Bước ra khỏi tòa nhà công ty, trời âm u như sắp sập xuống.
Điện thoại lại rung – một số lạ gọi đến:
“Chị Diêu, tôi là phóng viên của Đô Thị Nhật Báo, muốn phỏng vấn chị về vụ xung đột trong đám cưới…”
Tôi tắt máy ngay, bắt một chiếc taxi.
Tài xế liên tục liếc nhìn tôi qua gương chiếu hậu, rồi bất chợt hỏi:
“Cô là... cô dâu mặc đồ tang trong đám cưới đúng không?”
Máu dồn thẳng lên đầu.
Tôi lập tức mở cửa xe lao ra ngoài, mặc kệ tài xế hét với theo:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/ngay-cuoi-me-chong-mac-le-phuc-toi-mac-tang-phuc/5.html.]
“Còn chưa trả tiền mà!”
Chạy qua hai con phố, tôi ngồi thụp xuống trong một con hẻm nhỏ, nôn khan, nước mắt rơi xuống đường nhựa tạo thành từng vòng tròn tối màu.
–
Trình Viễn tìm thấy tôi khi trời đã sụp tối.
Anh kéo tôi dậy khỏi chiếc ghế nhựa trước cửa tiệm tiện lợi, lúc ấy tôi mới nhận ra hộp đồ ăn trên đầu gối còn nguyên chưa đụng tới.
“Anh điều tra ra rồi.” – Mắt anh đỏ ngầu vì mất ngủ.
“Người đầu tiên đăng video là bác họ anh, nhưng người đẩy nó lên hot search là một công ty marketing tên ‘Tinh Huy’.”
Anh mở ra bản sao kê chuyển khoản:
“Người thanh toán là bà chủ tiệm spa mà mẹ anh hay đến.”
Tôi cười lạnh:
“Bà ấy muốn diệt sạch không chừa đường lui cho em thật rồi.”
Trình Viễn ôm chầm lấy tôi. Cả người anh nồng nặc mùi t.h.u.ố.c lá – dù đã bỏ thuốc ba năm.
“Anh đã liên hệ luật sư, ngày mai sẽ đăng tuyên bố chính thức. Và…” – giọng anh nghẹn lại –
“Anh đã nộp đơn nghỉ việc.”
“Gì cơ?” – Tôi đẩy mạnh anh ra.
“Chuyện chuyển sang dự án Tân Cương chỉ là cái cớ.” – Anh cười khổ –
“Anh đăng ký sang khu mỏ ở Congo. Ở đó không có internet, để xem bà ấy còn gây chuyện được không.”
Dưới ánh đèn đường, gương mặt anh hốc hác đến đáng sợ, cổ áo còn vết rượu vang chưa giặt sạch.
Tôi chợt nhận ra – trong cuộc chiến này, chẳng có người thắng, chỉ có hai bên đều thua đậm.
—-----
Sáng hôm sau, chuông cửa lại vang.
Ngoài cửa là Trình Kiến Quốc, tay cầm một chiếc hộp thiếc cũ kỹ.
“A Viễn,” – ông đứng bối rối ở cửa –
“Đây là vật bà nội con để lại... ba nghĩ con nên xem.”
Trình Viễn đón lấy hộp, bên trong là một cuốn nhật ký bìa vải màu xanh đã ngả vàng.
Chúng tôi ngồi trên sofa mở ra xem – dần dần bị cuốn vào một bi kịch bị lãng quên:
“Ngày 12/5/1989: Lệ Hoa lại làm vỡ bát, mẹ chồng bắt quỳ từ đường. Tôi đến kéo dậy, cô ấy cắn tôi...”
“Ngày 8/3/1991: Mẹ dùng roi mây đánh lưng Lệ Hoa, nói cô ấy khắc c.h.ế.t cha tôi. Tôi không can nổi, nửa đêm mới dám lén bôi thuốc cho cô ấy...”
“Ngày 1/9/1993: A Viễn chào đời, mẹ nhất quyết bắt Lệ Hoa uống nước bùa theo phong tục cũ, khiến cô ấy sốt cao suốt ba ngày...”