Thông báo
🔥[SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT] CHÀO HÈ – NHÂN ĐÔI GIẢI THƯỞNG ĐUA TOP 🔥 Xem chi tiết

NĂM NÀO CŨNG CÓ MÙA XUÂN - 12

Cập nhật lúc: 2025-05-11 02:03:06
Lượt xem: 965

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/40SymCNlPk

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Tôi thái xong rau và thịt, giếc cá đã ngâm trong chậu nước, rồi chuẩn bị nhóm lửa nấu cơm.

 

Không biết mẹ tôi tỉnh dậy từ khi nào, bà cầm bó củi lên nhóm lửa:

"Con nhóm lửa giúp mẹ nhé."

 

"Được thôi."

 

Tôi xào nấu, mẹ nhóm lửa, ấm cúng vô cùng.

 

Tôi không khỏi ngẩn người—kiếp trước cũng từng có cảnh tượng như vậy, mẹ nấu ăn cho tôi, tôi đứng bên giúp bà.

 

Chỉ là bây giờ, vai trò của hai người chúng tôi đã đổi chỗ.

 

Đến trưa, cơm đã nấu xong, Niên Cố Ý vẫn còn ngủ.

 

Mẹ tôi đi đến cuối giường, gọi hắn dậy:

"Em à, dậy thôi, ăn cơm rồi."

 

Niên Cố Ý mơ màng mở mắt:

"Lâu rồi chưa được ngủ trên giường, thoải mái thật."

 

Hắn dụi mắt, vừa ngửi thấy mùi thơm liền tỉnh táo ngay, đánh răng qua loa vài cái rồi vội vàng ngồi vào bàn.

 

Đầu tiên, hắn múc cho mẹ tôi một bát cơm, sau đó múc cho tôi, cuối cùng mới múc cho mình.

 

Niên Cố Ý mắt nhìn chằm chằm vào mâm thịt trên bàn:

"Mẹ ơi, ăn được chưa?"

🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^

 

Tôi gật nhẹ đầu:

"Ăn đi."

 

Vừa dứt lời, hắn đã bắt đầu ăn ngấu nghiến.

 

Tôi nhíu mày—bình thường tuy không thích hắn lắm, nhưng cũng đâu đến mức để hắn đói bụng?

 

Nhìn mà cứ như đã mấy ngày chưa được ăn no.

 

Mẹ tôi cười nói:

"Ăn từ từ thôi, không ai tranh với em đâu."

 

Tuy nói vậy, nhưng tay vẫn gắp thêm hai miếng thịt hấp cho hắn. 

 

Chiều đến, mẹ tôi tắm rửa sạch sẽ, thay bộ đồ đỏ mới.

 

Tôi giúp bà buộc tóc thành hai búi tròn, cột thêm dây buộc tóc đỏ.

 

Nhìn bà trông rực rỡ hẳn lên, chẳng khác nào một phiên bản gầy gò của em bé trong tranh Tết.

 

Tối đến, tôi chia pháo và pháo hoa mua sẵn cho hai người họ.

 

Tôi ngồi trước cửa nhìn họ đốt pháo hoa, từng đóa pháo bông bung nở trong tay họ, từng hạt kim tuyến nhỏ lóe sáng rồi vụt tắt.

 

Mẹ tôi cầm cây pháo sáng, vung vẩy trong tay, nụ cười trên mặt còn rực rỡ hơn cả pháo hoa.

 

Tôi thầm ước điều ước đầu tiên của năm mới:

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/nam-nao-cung-co-mua-xuan/12.html.]

 

Pháo hoa rực rỡ rồi cũng tàn, chỉ mong nụ cười của mẹ mãi rạng ngời.

 

10

 

Hôm trường tiểu học trong thôn khai giảng, tôi đạp xe ba bánh chở mẹ đến trường làm thủ tục nhập học.

 

Nói là trường, nhưng thật ra chỉ là một tòa nhà hai tầng cũ kỹ được cải tạo lại, nằm trong cái thôn nghèo heo hút này.

 

Mỗi khối chỉ có một lớp. Tôi dẫn mẹ thẳng đến lớp hai, trong lớp lác đác hơn mười học sinh, toàn là con trai.

 

Cô giáo đứng lớp là một cô gái trẻ, nghe nói là người tình nguyện về vùng quê dạy học. Khi nghe nói mẹ tôi muốn đi học, cô ấy vui mừng từ tận đáy lòng:

“Cuối cùng cũng có nữ sinh đến học rồi, hai người là đầu tiên đó!”

 

Cô nắm tay tôi, ánh mắt đầy kỳ vọng:

“Mẹ của Xuân Ý à, chị không giống người ở đây, cô rất có tầm nhìn.”

 

“Tôi tin rằng sau này Xuân Ý cũng sẽ không giống những người ở đây.”

 

Tôi không chút do dự:

“Chắc chắn sẽ như vậy.”

 

Sau vài câu chuyện trò, cô giáo trẻ tự giới thiệu mình họ Lý, bảo mẹ tôi ngồi lại lớp chờ, còn cô dẫn tôi đến văn phòng hiệu trưởng.

 

“Không được, không được! Như vậy là phá vỡ quy củ, làm gì có chuyện nhảy lớp đi học? Chưa từng nghe thấy bao giờ!” Hiệu trưởng là một ông già hơn sáu mươi, khuôn mặt đầy nếp nhăn, “Hơn nữa bây giờ đã là học kỳ hai rồi.”

 

Cô Lý khuyên nhủ:

“Hiệu trưởng, làng mình vốn đã lạc hậu, trẻ con đi học thì ít ỏi, bây giờ khó khăn lắm mới có người muốn đi học, sao thầy lại cố chấp như vậy?”

 

“Ở thành phố nhảy lớp là chuyện bình thường, đầy ra đấy!”

 

“Hơn nữa tôi vừa kiểm tra bé con này xong, học lớp hai hoàn toàn không thành vấn đề!”

 

“Không được là không được, làng mình chưa từng có tiền lệ này.” Ông ta cầm cốc trà men đỏ trên bàn nhấp một ngụm, “Muốn học thì được, nhưng không thể phá lệ!”

 

“Haizz, làng không thể so với thị trấn, càng không so được với thành phố. Với cái trường nhỏ này của mình, thầy linh hoạt một chút cũng có sao.” Cô Lý dù gì cũng là người thành phố về dạy, suy nghĩ thoáng hơn, “Đừng để mai một nhân tài, cho họ một cơ hội đi!”

 

Ông già vừa thổi trà vừa lắc đầu.

 

Tôi hiểu rất rõ một đạo lý:

 

Ở thôn quê, nói lý lẽ vô dụng, chỉ có làm ầm mới có tác dụng.

 

Vì thế, tôi lại dùng chiêu cũ, ngồi phịch xuống ngay cửa văn phòng, mặc kệ mọi thứ, bắt đầu ăn vạ:

“Trời ơi, khổ quá mà! Khó khăn lắm tôi mới dành dụm đủ tiền, chỉ có một đứa con gái thôi, sao việc đi học lại gian nan đến vậy chứ?!”

 

Tôi chỉ vào ông hiệu trưởng, vừa khóc vừa gào:

“Người ta nói thầy cô là người trồng người, ai ngờ lại gặp phải một hiệu trưởng vô tình vô nghĩa như ông! Ông đang sống sờ sờ mà dám cắt đứt đường học hành của con tôi!”

 

Tiếng khóc của tôi chẳng mấy chốc đã thu hút một đám học sinh và phụ huynh đến xem.

 

Người đọc sách thì xem trọng danh dự, ông già vội vàng đứng dậy khỏi bàn, bước đến kéo tôi dậy:

“Cô làm gì thế này, tôi có nói không cho con cô đi học đâu? Cô đừng nói bừa!”

 

 

Loading...