LỜI TRĂN TRỐI CỦA MẸ LÀ XIỀNG XÍCH CỦA CUỘC ĐỜI TÔI - 11
Cập nhật lúc: 2025-05-01 19:26:37
Lượt xem: 413
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
https://s.shopee.vn/40SymCNlPk
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
Ở kiếp trước, tôi còn chẳng học hết cấp hai, vô số lần đi ngang qua cánh cổng sắt rỉ của Nhất Trung, chỉ biết ngẩng đầu nhìn những học sinh mặc đồng phục trắng xanh bên trong.
“Trường Dục Tài đồng ý tài trợ toàn bộ chi phí, kể cả ăn ở.” – Tôi nhẹ giọng nói.
Ba đột nhiên ho dữ dội, hiệu trưởng Trần vội đỡ lấy. Sau cơn ho, ba gạt tay ông ra, ánh mắt thẳng tắp nhìn tôi: “Vào… Nhất Trung… Ba có tiền…”
Ngăn kéo đầu giường có hơn chín nghìn đồng mà ba tích cóp suốt nửa năm, từng xu là ba gõ bàn phím bằng đôi tay run rẩy kiếm được.
Hiệu trưởng Trần đột nhiên đứng dậy: “Tô Cẩm, ra ban công với tôi một lát.”
Gió đêm hè mang theo hương hoa nhài, áo sơ mi trắng của hiệu trưởng Trần bị gió thổi phồng lên. “Hai mươi năm trước, ba em là đội trưởng đội Olympic Toán của Nhất Trung.” – Ông chỉ vào tòa nhà học sáng trưng phía xa – “Trên tường vinh danh ở lớp học đó, đến giờ vẫn còn ảnh của ba em.”
Tôi nắm chặt lan can. Kiếp trước ba chưa từng nhắc về quá khứ, tôi không hề biết ông từng là nhân vật lừng lẫy.
“Dục Tài đúng là có học bổng hấp dẫn thật.” – Ông quay sang tôi – “Nhưng tài nguyên giáo dục ở Nhất Trung, đặc biệt là lớp chuyên khoa tự nhiên…”
Ông ngừng một chút rồi nói tiếp: “Mỗi năm, tổ tuyển sinh của Thanh Hoa đều đến đây.”
Lời cuối ấy như một tia sét đánh thẳng vào bóng đêm. Tôi ngẩng phắt đầu, chạm phải ánh mắt thấu suốt của hiệu trưởng Trần.
“Tôi giúp em…” – ông đột ngột nói – “Không phải vì thương hại, mà vì tôi đang đầu tư vào một nhà toán học tương lai.”
Qua cửa kính ban công, tôi thấy ba đang cố với lấy ly nước trên bàn, Tô Linh thì dửng dưng đi ngang qua, chỉ có Tô Thiến lầu bầu bước tới đỡ lấy.
“Vâng.” – Tôi nghe chính mình đáp – “Em sẽ vào Nhất Trung.”
Tối hôm đó, Tô Cường không về nhà. Ba giờ sáng, tiếng đạp cửa đánh thức tôi. Trong phòng khách, Tô Cường toàn thân nồng nặc mùi t.h.u.ố.c lá rượu bia, trán còn đang rỉ máu.
“Nhìn cái gì mà nhìn?” – Hắn hằm hằm trừng tôi – “Dù sao chị sắp bay cao rồi còn gì!”
Tôi quay người trở về phòng, nhưng nghe thấy một tiếng "choang" vang lên. Tô Cường đập vỡ chiếc chén sứ xanh ba yêu thích nhất—kỷ vật duy nhất còn lại của mẹ.
Phòng ba vang lên tiếng nức nở nghẹn ngào.
Tôi ngồi xuống, nhặt từng mảnh sứ vỡ.
Khi lòng bàn tay bị cắt rỉ máu, tôi bỗng nhớ ra, ở kiếp trước, cũng chính hôm nay, Tô Cường lần đầu trộm tiền nhà đi net.
Tôi lục tung cả thị trấn để kéo hắn về, rồi vì nghỉ làm mà bị trừ nửa tháng lương.
Sáng hôm sau, tôi lặng lẽ nhét vào dưới gối hắn cuốn "Luật bảo vệ trẻ vị thành niên", dùng bút đỏ khoanh tròn điều khoản “người giám hộ thiếu trách nhiệm”.
—----------
Cuộc sống cấp ba giống như một chuyến tàu cao tốc lao vun vút.
Mỗi ngày tôi dậy lúc năm giờ sáng, bắt chuyến xe buýt sớm nhất đến trường, vừa đi vừa học từ vựng tiếng Anh.
Giờ ra chơi thì chạy theo thầy cô hỏi bài, buổi trưa trốn trong thư viện luyện đề.
Tan học lại đến nhà hiệu trưởng Trần học phụ đạo hai tiếng, rồi vội vàng về nhà nấu cơm tối.
Học sinh giỏi ở Nhất Trung không chỉ thông minh mà còn chăm chỉ hơn tôi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/loi-tran-troi-cua-me-la-xieng-xich-cua-cuoc-doi-toi/11.html.]
Kỳ kiểm tra tháng đầu tiên, tôi chỉ xếp hạng 47 toàn khối.
Hôm ấy, tôi ngồi thụp trong buồng vệ sinh cắn tay khóc, sau đó lau nước mắt và chép lại các lỗi sai mười lần.
Một ngày thứ Năm của tháng Mười Hai, tôi vừa ra khỏi cổng trường thì bị giáo viên chủ nhiệm chặn lại:
“Tô Cẩm, em gái em xảy ra chuyện rồi!”
Cuộc gọi từ cô chủ nhiệm của Tô Linh như dội một gáo nước lạnh lên người—cô bé bị camera ghi lại cảnh trộm ví của bạn học, trường chuẩn bị đuổi học.
“Phụ huynh bắt buộc phải đến trường vào ngày mai!”
Giọng nói bên kia điện thoại lạnh lùng như thép.
Trên đường về, tôi ghé cửa hàng tiện lợi mua một gói thuốc.
Kiếp trước tôi đã bỏ thuốc mười năm, vậy mà lúc này lại cần nicotine để trấn tĩnh.
Vừa mở cửa nhà, tiếng quát của chú đã đập thẳng vào mặt tôi.
“Mày còn mặt mũi về nhà à? Nhìn xem mày dạy dỗ em thế nào kìa!”
Tô Linh co rúm trong góc tường, trên mặt in rõ năm dấu ngón tay đỏ rực.
Chú đang vung chày cán bột, ba thì nằm trên giường yếu ớt can ngăn.
“Nó trộm đồ đấy!” – Chú ném cái ví trúng người tôi – “Nếu không vì phụ huynh bên kia nể mặt tôi đồng ý giải quyết riêng, thì giờ nó đã vào trại giáo dưỡng rồi!”
Thật là mỉa mai.
Kiếp trước, tôi từng quỳ xuống cầu xin vì Tô Linh, bị chú chửi là “nuông chiều em hư”;
Bây giờ tôi không can thiệp, lại thành lỗi của tôi.
“Ngày mai mày phải đến trường xin lỗi.” – Chú ra lệnh – “Nói là Tô Linh có vấn đề tâm lý, xin họ cho thêm một cơ hội.”
Tôi nhặt cái ví dưới đất lên. Một chiếc ví Coach màu nâu, mép đã bạc màu, bên trong kẹp một tấm ảnh mẹ con.
Kiếp trước tôi cũng từng có một chiếc ví giả giống vậy, bị Tô Linh chê “quê mùa” rồi ném mất.
“Việc nó làm, nó tự gánh chịu.” – Tôi đặt ví lên bàn.
Căn phòng rơi vào im lặng.
Tiếng khóc nức nở của Tô Linh cũng tắt, chày cán bột trong tay chú dừng lơ lửng giữa không trung.
“Mày vừa nói gì?” – Chú gằn từng chữ.
“Camera quay rõ ràng, chứng cứ rành rành.” – Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt sưng đỏ của Tô Linh – “Mười sáu tuổi rồi, phải biết chịu trách nhiệm với hành vi của mình.”
Chày cán bột vung xuống mang theo tiếng gió, tôi không né.
Vai bị đánh một cú thật mạnh, đau đến hoa mắt chóng mặt.
“Đồ vô ơn!” – Nước bọt của chú văng lên mặt tôi – “Nếu không vì Mày suốt ngày chỉ lo học hành, em gái mày làm sao ra nông nỗi này?”