Ta nhếch môi, chua xót quay sang nhìn mọi người.
Kể lại hết đêm hôm đó, ta cầu xin phụ thân và tổ mẫu gọi đại phu mà họ vẫn ngoảnh mặt làm ngơ, cùng với những lời cay độc họ từng buông ra.
Nói đến cuối, nước mắt ta đã rơi như mưa.
“Nếu mọi người không tin, có thể đi hỏi Vương bà mụ – người đêm ấy đã chữa trị cho mẫu thân ta.”
Mọi người đưa mắt nhìn nhau – ai mà chẳng biết tiếng ác của nhà họ Lý trong thôn?
Đám đông lập tức tản đi.
Chỉ còn phụ thân và tổ mẫu ta mặt mày thảm hại nằm vạ dưới đất không chịu rời.
Nhưng Tạ Trì nhà ta nào phải người mềm mỏng — một tay xách một người, dứt khoát ném thẳng ra khỏi sân.
Dù vậy, hai người họ vẫn không chịu thôi, ở ngoài sân khóc lóc gào thét ăn vạ.
Mẫu thân ta lo lắng lắm, còn ta thì vẫn ung dung, liền nhóm một bếp lẩu trong sân, nấu món thịt dê hầm.
Mùi thơm tỏa ra khắp mấy dặm đường.
Chúng ta ngồi quanh bàn, ăn uống thỏa thuê, chẳng thèm để tâm đến ánh mắt thèm thuồng của hai kẻ ngoài kia.
Cuối cùng, có lẽ vì bụng thật sự không chịu nổi nữa, bọn họ mới lê lết rời đi.
Sau đó họ vẫn quay lại vài lần, nhưng đổi sang đường lối mềm mỏng.
Vẻ mặt đáng thương, nước mắt nước mũi đầy mặt, van xin mẫu thân ta trở về.
Ta không nói một lời, để mẫu thân tự quyết.
Hai người họ trơ mắt nhìn mẫu thân ta bước vào trong, tưởng bà vào thu dọn hành lý.
Nào ngờ, lúc bà bước ra với cây gậy lớn bằng miệng bát trên tay, họ sợ đến vắt chân lên cổ mà chạy.
Một người đã bước ra từ lửa đỏ tro tàn, sao còn chịu quay về vũng bùn lầy?
Về sau họ sống thế nào, ta cũng không rõ.
Bởi vì hiện tại, người ta yêu và người yêu ta đều đang bình an bên cạnh ta.
Một tháng sau, thẩm thẩm dẫn theo Tiểu Song Hỷ quỳ trước sân nhà ta.
Mặt mày bà bầm tím, tay chân đầy vết thương.
“Phùng Xuân, cầu xin con… cũng giúp thẩm một lần.”
Mẫu thân ta nhìn bà, nước mắt lưng tròng.
“Đúng thế, Phùng Xuân, con giúp thẩm con đi.”
Từng sống cùng nhau trong nhà họ Lý, cùng là nữ nhi, nỗi khổ ấy sao mẫu thân ta lại không hiểu?
Ta nhìn bà:
“Người duy nhất có thể cứu thẩm, là chính thẩm.”
“Triều đình ta từ xưa đã có luật rõ ràng: phàm là chồng lén chiếm của hồi môn của vợ, có thể xin hòa ly. Phàm là đánh đập thê tử, sẽ bị đánh ba mươi trượng, cũng có thể xin hòa ly.”
Luật này, vốn là ta tìm ra khi muốn giúp mẫu thân rời khỏi nhà họ Lý.
Mẫu thân ta ngày đó không có của hồi môn, lại chưa từng bị đánh đập, nên không áp dụng được.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/lieu-am-hoa-minh-lai-gap-xuan/13.html.]
Nhưng với thẩm thì hoàn toàn có thể.
Nửa tháng sau, thẩm dẫn Tiểu Song Hỷ trở lại nhà họ Tạ.
Trên mặt đầy nét vui mừng, của hồi môn bị chiếm năm xưa cũng đã đòi lại đầy đủ, còn thúc phụ — kẻ đánh vợ — bị đánh ba mươi trượng, suýt mất mạng.
Về sau, mẫu thân và thẩm thẩm mở một sạp bán đậu phụ nhỏ.
Làm không nhiều, không mệt, nhưng tiền đều vào tay mình.
Ta và Tạ Trì vẫn buôn bán thịt thú rừng.
Trong tay có ít tiền nhàn rỗi, chúng ta đưa Trân Châu vào tư thục — con bé là nữ hài đầu tiên trong thôn đi học chữ.
Thẩm thẩm cũng cắn răng gom góp, gửi cả Song Hỷ đi cùng.
Bà nói:
“Cho con bé học nhiều một chút, sau này khỏi phải đi lại con đường của ta.”
Về sau, ta có đôi lần gặp lại tổ mẫu.
Bà tiều tụy, tàn tạ, nghe nói từ sau khi mẫu thân và thẩm rời đi, mọi việc nặng nhọc trong nhà đều đổ hết lên đầu bà.
Phụ thân và tiểu thúc vẫn là cái dạng vô dụng như xưa.
Bà nhìn ta, đầy hận ý:
“Con nha đầu c.h.ế.t tiệt! Giờ nhìn ta thành ra thế này, ngươi vui rồi chứ?!”
Ta vui sao? Kỳ thực, thương hại và căm giận lẫn lộn.
Ta nhìn bà, trầm giọng nói:
“Bà thành ra thế này, đều là tự chuốc lấy.”
“Là nữ nhân, lại đi phụ họa nam nhân áp bức nữ nhi.”
“Là mẫu thân, lại chẳng biết dạy con, ngược lại còn dung túng bọn họ làm điều ác.”
“Là mẹ chồng, lại cay nghiệt với dâu hiền. Bà biết nỗi khổ ấy, lại vẫn để nó tiếp diễn.”
“Rõ ràng, bà có thể ngăn được.”
Bà ngồi phệt xuống đất, ánh mắt trống rỗng.
“Khổ sao… ta cũng từng sống như vậy mà…”
13
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Lấy thường nhật làm niềm vui,
Lấy toại nguyện làm bình an.
Ta muốn phu thê đồng tâm, hoạn nạn có nhau.
Ta muốn chàng mãi mãi đứng về phía ta, cùng một chiến tuyến.
Ta chăm sóc chàng, chàng nâng đỡ ta.
Ta muốn con của ta, khi sinh ra không phải nhìn sắc mặt kẻ khác mà sống,
được lớn lên trong yêu thương và trân quý.
Ấy mới gọi là — một mái nhà thực sự.
-HẾT-