Cho đến nửa năm trước, vào sinh thần ta, Yến Lãng đưa Hằng nhi sáu tuổi đến cho ta.
Tháng Tám nóng như lửa đổ, ta đang chỉ đạo các nữ quan thống kê quà mừng sinh thần từ quan lại các địa phương.
Tối ấy Yến Lãng đến, ta cứ ngỡ hắn đến để nhận sai, hối lỗi, cứ ngỡ đứa bé kia là con của vị mệnh phụ nào đó.
Yến Lãng đẩy Hằng nhi – rụt rè sợ sệt – đến trước mặt ta, như thể đã chịu đủ sự lạnh nhạt của ta bấy lâu:
“Đứa trẻ này là huyết mạch từ tông thất, ghi tên dưới danh nàng.
“Từ nay trở đi, nàng không cần lo người khác dị nghị vì không thể sinh con, cũng chẳng cần sợ quyền thế bị lung lay.
“Dù cho Thư nhi nhập cung, nàng mãi mãi vẫn là Hoàng hậu của trẫm, sẽ không dễ dàng bị phế bỏ.”
Ta đặt nhẹ bàn tính xuống, ngẩng đầu nhìn thẳng vào Yến Lãng, ánh mắt kiên định không nhường nửa phần:
“Bệ hạ muốn nạp phi tần, trăm người hay ngàn người, thần thiếp đều không quản.
“Nhưng nếu là Thôi Minh Thư muốn nhập cung… trừ phi thiếp chết.”
Thấy ta từng bước ép sát, Yến Lãng cuối cùng cũng mất sạch kiên nhẫn, phất tay áo bỏ đi, để lại một câu lạnh lùng:
“Thôi Chưởng Châu, nay nàng cũng đã có con rồi, trẫm không còn nợ gì nàng nữa.”
Gió lay nhẹ chín cành đèn, ánh nến chập chờn run rẩy, tiếng ve, tiếng côn trùng, tiếng trẻ con khóc hòa vào nhau như nồi nước sôi sùng sục.
Hằng nhi vừa lau nước mắt vừa giơ tay đánh ta:
“Bọn họ đều nói người là kẻ xấu! Người không sinh được con nên mới muốn cướp ta khỏi mẫu thân ta!”
Chu công công hốt hoảng bịt miệng nó lại, ta khẽ lắc đầu, bảo ông buông tay.
Ta vốn không biết dỗ trẻ con, nhưng vừa hay đến giờ điểm tâm, có một hộp ô mai vải do Lĩnh Nam tiến cống.
Chu công công là lão nhân trong cung, ngày xưa hay cùng các hoàng tử đùa nghịch, rành việc trẻ thơ.
Ông sai tiểu đồng Tiểu Thông mang đến một hộp ve vàng, rồi nằm rạp dưới đất, cùng Hằng nhi xem ve đá đấu nhau.
Hằng nhi ăn vài miếng ô mai vải, chơi mệt rồi ngủ thiếp đi.
“Chờ nó tỉnh lại, hãy đưa về. Mẫu thân nó hẳn đang mong lắm.”
Ta thu hộp ô mai lại, chợt nhớ năm xưa lúc uống thuốc đắng, dường như… cũng luôn có một hộp mứt như vậy bên cạnh.
Chữ trên thiếp bay bướm phong nhã, nét bút ngang, gập, móc, phẩy đều mang phong thái tuấn lãng quen thuộc, nhưng ta nhất thời chẳng thể nhớ đã gặp ở đâu:
“Chớ lấy thân hữu hạn, mà mãi gánh sầu vô biên.”
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Một câu thơ khẽ khàng lay động tâm ta, ta quay sang hỏi cung nữ Đồng nhi bên cạnh:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/tung-yeu-ta-nhu-ngoc-quy-tren-tay/3.html.]
“Hôm nay là sinh thần thứ mấy của bổn cung rồi?”
Đồng nhi ngẩn ra, rồi vội nở nụ cười:
“Nương nương vạn phúc, nay mới vừa tròn hai mươi ba.”
Mười bốn tuổi gả cho Yến Lãng, ba năm giam mình trong Vĩnh Hạng, năm năm nếm đủ thuốc đắng, còn lại một năm tranh đấu sống c.h.ế.t cùng Thôi Minh Muội.
Ta khẽ cười, chống cằm nhìn con ve vàng trong chiếc lồng kia — một vị mãnh tướng bất bại, hôm nay tuy thắng trận nhưng lại gãy một chân, rúc mình trong góc, cố sức giương oai múa vuốt.
Chợt cảm thấy nó thật giống ta.
Vừa đáng thương… lại vừa buồn cười.
Chợt hoàn hồn, ngoài trời tuyết đã rơi rào rào.
Chu công công thấy sắc mặt ta tái nhợt, ho không ngớt, liền đưa mắt ra hiệu cho Tiểu Thông lặng lẽ mang ít than đến.
Trước kia, khi ta và Yến Lãng còn chưa trở mặt, hắn biết ta hàn chứng tái phát mỗi mùa đông, nên cung Tiêm Gia luôn có thuốc sắc sẵn, đốt địa long, dâng củi sấy than hồng, đông đến mà ấm như tiết hạ.
Ta hiểu rõ, việc cắt thuốc, giảm lửa chính là ý của Yến Lãng.
Hắn muốn mài mòn xương cốt ta, ép ta cúi đầu nhận sai.
Ta vốn chẳng nỡ để Chu công công khó xử, cũng không muốn vì mình mà cung nhân dưới tay phải chịu trách phạt thêm lần nữa.
Thế nhưng mỗi khi hàn chứng tái phát, tứ chi bách cốt như mọc đầy gai băng, đau đến mức nước mắt cùng mồ hôi lạnh thấm ướt cả xiêm y.
Cơn đau hành hạ đến mức thân không tự chủ, tâm cũng chẳng nghe lời, cuối cùng đành chật vật cúi đầu, đập trán nhận mệnh, nhận sai.
Lửa trong lò rực ấm, một bát thuốc xua hàn vừa uống xong, vị ngọt của ô mai vải cũng xua tan phần nào vị đắng trong miệng.
Thuở trước khi muốn ra đi, trong lòng ta cũng từng đắn đo và lo sợ.
Thiên hạ rộng lớn là thế, nhưng ta nghĩ suốt nửa năm cũng chẳng biết phải đi đâu.
Thế mà giờ đây, khi đang nâng chén thuốc, cúi đầu nhìn mảnh giấy ố vàng dán trên hộp mứt, ta khẽ nhấp một ngụm, nhẹ giọng hỏi:
“Chu công công, Lĩnh Nam có lạnh không?”
“Nơi ấy quanh năm dài hè chẳng thấy đông, hơi đất bốc lên, nắng cháy da người, nương nương hỏi làm gì vậy?”
Không có gì cả.
Lĩnh Nam ấm áp, vậy thì đi Lĩnh Nam thôi.
Nếu nơi ấy không có tuyết rơi, thì thân thể hẳn cũng không còn đau nhức.
Sẽ chẳng đến nỗi vì một giỏ than sưởi mà phải cúi đầu nhận lỗi, khiến bản thân ta cũng không còn nhìn nổi chính mình.