Giọng anh ta quá lớn, làm con bé bị dọa khóc òa lên.
Tôi vội vàng đẩy Kì Liên Phong ra xa, ra hiệu anh ta tránh đi.
"Đúng là cái đồ xui xẻo! Còn bé tẹo mà đã ăn hại, còn tưởng mình quý giá lắm chắc!"
Bị tôi đẩy ra, anh ta lầm bầm chửi rủa rồi hậm hực bỏ ra ngoài.
Dỗ con ngủ xong, tôi bước ra phòng khách, chỉ thấy Kì Liên Phong đang tự mình ăn suất đồ ăn đặt ngoài.
Tôi chất vấn:
"Suốt thời gian qua anh đi đâu? Gọi điện không bắt máy, nhà cũng không thèm về."
Anh ta liếc tôi, hừ lạnh:
"Cô còn mặt mũi hỏi à? Sinh cái thứ nợ nần ấy ra, tôi không phải đi kiếm tiền trả nợ thì làm gì?"
Anh ta vừa ăn vừa uể oải đối phó.
Tôi không chịu thua:
"Kiếm tiền? Vậy tiền đâu? Đưa đây!"
Vừa nói, tôi vừa đưa tay lục túi áo anh ta.
Kì Liên Phong lập tức xô mạnh tôi ngã xuống đất, khinh khỉnh mắng:
"Cô còn đòi tiền? Tất cả đều đem trả nợ cho cái con bé xui xẻo kia rồi!"
Tôi nước mắt rưng rưng nhìn anh ta:
"Tôi không cần tiền! Thì tôi và con sống thế nào đây? Anh từng hứa dù có nghèo cũng không để mẹ con tôi khổ mà!"
Kì Liên Phong nhổ một ngụm nước bọt:
"Phi! Biết thế này, khi đó cứ mặc kệ con bé cho xong! Cứu nó về chỉ tổ chuốc lấy phiền phức!"
Ăn xong, anh ta cực kỳ miễn cưỡng lôi từ trong túi ra mấy tờ tiền lẻ, vứt trước mặt tôi rồi nghênh ngang bỏ đi.
Từ đó, Kì Liên Phong gần như không về nhà.
Tôi biết hắn đã dùng số tiền chuộc con mà tôi gom góp, cùng em họ mua một căn biệt thự xa hoa.
…
Để nuôi con, tôi còn phải ra ngoài đi làm thuê.
Con gái tôi, từ nhỏ không ai chăm sóc, còn nhỏ xíu đã phải ở nhà một mình, ba bốn tuổi đã biết lục cơm tự ăn.
Khi con đến tuổi đi học, tôi cố tình đòi tiền Kì Liên Phong, nói muốn cho con học trường tốt.
Nhưng hắn mắng con bé là đồ rác rưởi, sống c.h.ế.t không cho con vào trường tư.
Cuối cùng, tôi không tranh nổi, đành để con theo học trường công bình thường nhất.
Trong khi đó, em họ lại dùng tiền chuộc con của tôi để đưa con gái cô ta, Tiểu Cầm, vào học tại ngôi trường tư thục tốt nhất thành phố.
Tôi bận rộn mưu sinh, rất ít có thời gian quản chuyện học hành hay sinh hoạt của con.
Kì Liên Phong thỉnh thoảng về nhà, thấy con không ai dạy dỗ thì tức giận, liền ra tay đánh đập.
Không như kiếp trước, lần này tôi chỉ lạnh lùng đứng nhìn, mặc kệ con bị hành hạ.
Dần dần, như đúng dự tính của tôi, con gái tôi trở nên nổi loạn hơn cả đời trước.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/trung-sinh-tro-lai-truoc-luc-con-gai-bi-bat-coc/chuong-4.html.]
Chưa học xong cấp hai đã bỏ học giữa chừng.
Mỗi lần tôi dẫn con đi cùng đến những buổi tụ họp, em họ luôn tìm cớ châm chọc con:
"Đúng là mệnh khổ! Cha mẹ mày vì mày mà phá sản, giờ nghèo rớt mồng tơi."
"Đứa con gái như mày, trời sinh đã là đồ xui xẻo, dính tới ai, người đó cũng chẳng ra gì!"
Mỗi lần em họ lăng mạ tôi và con, tôi lại phải đứng ra tranh cãi với cô ta.
Mỗi lần như vậy, Kì Liên Phong sẽ cho rằng mẹ con tôi làm hắn mất mặt, rồi về nhà trút toàn bộ cơn giận lên đầu con gái tôi, hắn dùng roi, dùng thắt lưng, đánh đến người con bé chi chít vết thương.
Theo thời gian, con tôi càng trở nên ngang ngược, ánh mắt nhìn em họ tôi cũng đầy thù hận.
Ngược lại, nhờ số tiền chuộc 5 triệu đó, em họ nuôi dưỡng con gái cô ta Tiểu Cầm trong nhung lụa.
Cô bé ấy lớn lên xinh xắn, thông minh, lễ phép, từ nhỏ đã sống trong môi trường giáo dục ưu việt.
Thành tích học tập thì nổi bật, tính tình luôn dịu dàng và lễ phép.
Mỗi lần gặp tôi, Tiểu Cầm đều ngọt ngào gọi:
"Dì ơi~"
Ngắm nhìn gương mặt trẻ trung của con bé, nghe tiếng gọi êm ái đó, trong lòng tôi trào dâng một niềm mãn nguyện lặng lẽ.
May mắn thay, đời này tôi đã chọn đúng.
Ít ra, con gái của tôi cuối cùng cũng đã có một cuộc đời đáng giá.
Ngày mai chính là sinh nhật mười tám tuổi của con gái tôi.
Tôi nhớ rất rõ, ở đời trước sáng hôm đó tôi bưng bát mì trường thọ tới chúc mừng con, nhưng lại bị nó mắng xối xả, sau đó bất chấp mọi ngăn cản, giận dữ bỏ nhà ra đi.
Đến khi tôi tìm được con, lôi nó tới dự lễ trưởng thành của con gái em họ, con tôi vì bị em họ sỉ nhục mà trong cơn tức giận, lỡ tay g.i.ế.c c.h.ế.t tôi.
Nằm trên giường, tôi lặng lẽ tính toán kỹ kế hoạch cho ngày mai.
Ngày hôm sau.
Tôi bưng bát mì trường thọ, gõ cửa phòng con gái.
Nó mặt mày u ám, cúi đầu bấm điện thoại.
"Con yêu, chúc con sinh nhật vui vẻ. Mẹ tự tay làm mì trường thọ cho con đây, lại đây ăn thử đi!"
Tôi tươi cười gọi con.
Nhưng nó lại giận dữ giơ điện thoại ra trước mặt tôi, chất vấn:
"Mẹ, chuyện này là thật sao?"
Tôi nhìn vào màn hình.
Hoá ra, em họ đã đăng ảnh chuẩn bị lễ trưởng thành xa hoa cho Tiểu Cầm lên mạng xã hội, còn bóng gió chửi con tôi là "đứa xui xẻo, từ bé đã mang lại tai họa cho người khác".
Tôi vội giật lấy điện thoại, dịu dàng an ủi:
"Con đừng để ý đến lời dì con. Dì ấy từ trước đến nay vẫn vậy, ăn nói cay độc.”
“Mẹ... dù năm xưa có tốn bao nhiêu tiền tìm lại con, mẹ cũng chưa từng oán hận. Vì mẹ luôn yêu con."
Vừa nói, tôi vừa đưa bát mì trường thọ tới trước mặt con.
Nhưng những lời đó, chẳng khác nào ngầm thừa nhận lời em họ nói đều là thật.
Con bé giận dữ hất bát mì khỏi tay tôi, bát vỡ choang xuống sàn.