13
Tôi mua một giỏ hoa quả, đến cảm ơn cô Vương và cô Tống.
Cô Vương chỉ còn một năm nữa là nghỉ hưu, nhưng vẫn như mọi khi, dịu dàng và nhân hậu nhìn tôi.
“Cô biết sớm muộn gì em cũng sẽ đậu mà.”
Cô Tống hỏi tôi: “Em đã chọn được trường và ngành học chưa?”
Tôi nói lần này đến là để xin ý kiến của hai cô.
Hai cô nhìn nhau cười, rồi đồng loạt gật đầu chỉ về một trường đại học trọng điểm ở đặc khu kinh tế miền Nam.
Cô Tống nói, trường này tuy mới thành lập chưa lâu, nhưng đội ngũ giảng dạy rất mạnh, là nơi đặc khu kinh tế tập trung thu hút nhân tài.
Cô ấy nói, sau này em đến nơi đó, sẽ có tiền đồ rộng mở.
Tôi đăng ký vào ngành tiếng Anh thương mại của ngôi trường ấy.
Mùa hè năm nay, không khí tràn ngập hương vị của niềm vui.
Tôi trả lại tài liệu học cho Lý Thượng Từ, nói với cậu ấy rằng tôi sắp vào Nam học rồi.
Cậu ấy hỏi tôi sau này có quay về không.
Tôi nói không biết.
Giống như cô Vương nói trong lễ tuyên thệ: con đường học tập vốn đã gian nan, huống hồ là con đường đời.
Đường đời dài thăm thẳm, mỗi lựa chọn đều ảnh hưởng đến tương lai của tôi.
Nhưng chỉ cần cố gắng đủ nhiều, ít nhất sau này khi quay đầu nhìn lại, tôi sẽ không còn hối tiếc vì những tháng năm thanh xuân đã từng bỏ lỡ.
Tôi cảm ơn cậu ấy, nói thật lòng rằng, việc tôi có thể thay đổi cuộc đời mình ở tuổi hai mươi hai, và bắt đầu hành trình vào Nam ở tuổi hai mươi ba, đều là nhờ có cậu ấy.
Tôi cũng thấy được trong mắt cậu có điều muốn nói lại thôi, nhưng lúc này, nói gì cũng còn quá sớm.
Ngày giấy báo trúng tuyển gửi tới, thằng nhóc An Quỳnh kéo cả băng rôn ra giăng giữa con hẻm.
Còn mượn cái loa từ quán tạp hóa đầu hẻm.
Nó hét to: “Chúc mừng chị tôi Trần Vi, thi đỗ đại học danh tiếng, mở ra cuộc đời huy hoàng!”
Lũ trẻ nghịch ngợm chạy theo sau nó, vừa chạy vừa hỏi:
“An Quỳnh! Cậu họ An mà, sao chị cậu lại họ Trần?”
An Quỳnh giọng to rõ ràng, cả con hẻm đều nghe thấy:
“Vì tôi, An Quỳnh, không phải đồ vong ân phụ nghĩa! Ai nuôi tôi khôn lớn, tôi đều ghi nhớ! Trần Vi là chị tôi, cả đời này đều là chị tôi!”
14
Tôi không giống An Thành năm xưa, sau lưng có một đứa ngốc như tôi từng cặm cụi làm việc không một lời oán thán, gửi đi một nửa tem phiếu thịt, tem lương thực, còn mỗi quý đều có quần áo mới để mặc.
Tôi thật sự nghèo.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/tran-vi/9.html.]
May mà những năm đó, Thâm Quyến với vai trò là đặc khu kinh tế, các công ty tư nhân đều muốn nhập thiết bị sản xuất từ châu Âu, châu Mỹ, nên rất cần nhân lực chuyên ngành tiếng Anh.
Tôi mới học đến học kỳ hai năm nhất, đã có đàn anh đàn chị dẫn đi nhận việc nhỏ bên ngoài.
Thời đại này, sự phát triển của các thành phố phía Nam vượt xa trí tưởng tượng của một người đến từ thành phố hạng hai ở miền Bắc như tôi.
Đi ngoài đường, trong mắt ai cũng ánh lên khao khát mãnh liệt với tiền bạc.
Mà ở đây, đã có thể sống cuộc sống bình thường không cần đến tem phiếu từ một năm trước.
Đối với tôi, nơi này chẳng khác nào thiên đường.
Mỗi tháng tôi đều viết thư về cho An Quỳnh và An Nhiên, kể về sự phồn hoa ở đây, nói rằng sau này rất mong các em cũng có thể đến xem thử, dặn hai đứa phải cố học hành, để tương lai có nhiều lựa chọn hơn.
Nhưng rất lâu rồi không thấy thư hồi âm.
Cho đến cuối năm nhất, hôm chị khóa trên chia cho tôi tận năm trăm đồng tiền mừng, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ quê nhà.
Là dì Chu gọi.
Bà hạ thấp giọng nói: “Vi Vi, mau về xem đi! An Thành cái thằng điên đó, muốn gả An Nhiên đi đổi lấy của hồi môn kìa!”
Hắn thật sự điên rồi!
An Nhiên mới bao nhiêu tuổi chứ?
Nhất Phiến Băng Tâm
Tôi không về nhà ngay.
Mà trước tiên đến thẳng đơn vị của An Thành.
Đến nơi tôi mới biết, An Thành — người từng bước vào nhà máy thép tinh luyện đầy hào quang năm xưa — nay cũng đã bị cho tạm nghỉ không lương.
Giống như xưởng dệt, nhà máy không trả nổi tiền lương, nhưng ai cũng tham cái suất biên chế nhà nước, chẳng ai muốn rút lui.
An Thành cũng thế.
Anh ta xưa nay luôn kiêu ngạo, tự cho mình hơn người.
Khó khăn lắm mới chen chân được vào một nhà máy quốc doanh như thế, chưa tận hưởng được bao nhiêu ánh hào quang đã bị đẩy ra rìa, làm sao anh ta cam lòng.
Thật ra trong xưởng đã có không ít người tạm nghỉ rồi lên thành phố lớn tìm cơ hội mới.
Nhưng anh ta không chịu, vẫn cố thủ ở nơi này.
Còn việc ép gả An Nhiên, chính là cơ hội mà anh ta vạch ra cho bản thân.
Hôm tôi về nhà, trước tiên đến tìm trưởng đồn Lý.
Mấy lần đến nhà cô Vương ăn cơm, vị trưởng đồn nổi tiếng một thời này luôn tỏ vẻ áy náy với tôi, trên bàn ăn chẳng nói mấy câu, ăn xong là ra ban công hút thuốc.
Chuyện tên lưu manh từng sàm sỡ tôi năm xưa, đến giờ ông ấy vẫn chưa thể buông xuống được.
Tôi kể với ông ấy chuyện của An Nhiên.
Ông nói cứ để ông lo, đối phó với loại người như An Thành, lấy tiền đồ của anh ta ra dọa thì hiệu quả hơn bất cứ cách nào.
Trưởng đồn Lý bảo đơn giản, quả thật mọi chuyện liền trở nên đơn giản.