Tổng hợp mẩu truyện ngắn trên zhihu - 39. Một câu chuyện bí ẩn do hòa thượng già kể lại về việc bắt yêu – trừ quỷ (1)

Cập nhật lúc: 2025-04-07 15:00:32
Lượt xem: 4

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/Vt6c157Vw

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Hôm nay tôi sẽ kể một câu chuyện về một vị hòa thượng thần bí.

Vị hòa thượng này rất lợi hại, còn có chút pháp thuật thần thông.

Nhiều người thường nghĩ rằng, hòa thượng thì làm gì có thần thông. Dù sao thì hòa thượng mà, chẳng phải là người sống thanh tịnh, ít ham muốn, coi ngũ uẩn đều là hư không hay sao. Nhưng làm sao mà hư không được chứ? Không biết nữa, chắc chỉ là tụng kinh, tham thiền, ăn chay, niệm Phật, sống cuộc đời yên tĩnh mà thôi.

Thỉnh thoảng cũng có vài vị hòa thượng không mấy nghiêm chỉnh, đến sàn nhảy nhảy vài điệu, hẹn hò với nữ streamer gì đó, trêu ghẹo đôi câu, thế là cũng thú vị rồi.

Tôi rất thích trêu hòa thượng, khi kể chuyện cũng thường hay trêu họ. Dù sao thì họ cũng dễ tính, không chấp nhặt với kiểu người bụng dạ hẹp hòi như tôi. Dù mặt ngoài có cười tươi, trong lòng có thể đang mắng chửi tôi, nhưng ít nhất cũng giữ được bề ngoài lịch sự.

Không giống một số đạo sĩ, tính khí xấu kinh khủng, không chỉ từ xa dùng thuật “chưởng tâm lôi” đánh tôi, mà còn mắng tôi bằng cả một loạt câu từ cay nghiệt.

Tuy nhiên, vị hòa thượng mà tôi muốn kể hôm nay thì không giống vậy. Ông ấy không chỉ tinh thông Phật pháp mà còn biết bắt yêu trừ quỷ, có chút gì đó giống kiểu vừa tu Phật vừa tu Đạo, nhưng lại mang ý nghĩa như đi vào con đường tẩu hỏa nhập ma. Nói chung là thuộc dạng hòa thượng không mấy nghiêm chỉnh.

Mà tôi lại thích những người xuất gia không mấy nghiêm chỉnh như vậy, dù bản thân tôi là một người rất (không) nghiêm chỉnh đấy nhé.

Vị hòa thượng không mấy nghiêm chỉnh này hiện đang ở Bắc Kinh, là do một lão hòa thượng không mấy nghiêm chỉnh ở Tô Châu giới thiệu cho tôi.

Còn về lão hòa thượng không mấy nghiêm chỉnh ở Tô Châu kia, tôi đã kể khá nhiều chuyện về ông ấy khi còn ở Tô Châu. Ông ta là điển hình của một đứa con trong đại tộc Giang Nam, thuộc một trong những gia tộc danh tiếng hàng đầu ở Tô Châu, được gọi là “X nửa thành” (kiểu như nửa quan nửa thương gia).

Ông nội của ông ấy từng du học ở Nhật Bản và tài trợ cho cuộc cách mạng của Tôn tiên sinh (Tôn Trung Sơn). Đến đời cha thì đều là quan lớn trấn giữ các vùng. Nhưng đến đời ông ta, sau khi đã lăn lộn đủ kiểu, cuối cùng xuất gia làm hòa thượng, ẩn cư trong một ngôi chùa nhỏ ở Tô Châu.

Ông hòa thượng này sống cuộc đời khá thú vị, mỗi ngày uống rượu, ăn thịt, hút hai bao thuốc, lại còn thích mắng người ta. Ngoài ra, ông ấy cũng nghiên cứu chút Phật pháp, mà còn hay lừa tôi nữa (suốt ngày nói sẽ tặng tôi vài miếng ngọc cổ, nhưng thực ra chẳng thấy được cái gì).

Ông ấy đúng là một hòa thượng không mấy nghiêm chỉnh. Ngoài việc chuyên tâm nghiên cứu Phật pháp, ông còn thích tìm hiểu về Vương Dương Minh. Trước đây ông có một người thầy là tín đồ của Dương Minh, nên ông cũng học theo.

Hồi tôi còn ở Tô Châu, mỗi khi tâm trạng không tốt tôi thường tìm ông ấy để uống rượu, tán gẫu, xả stress. Lão hòa thượng này từng trải nhiều, kiến thức rộng lớn, gia tộc của ông gần như chiếm nửa cuốn lịch sử cận đại. Các loại chuyện bát quái, bí ẩn, ông đều biết cả, mà kể lại thì vô cùng hấp dẫn.

Đặc biệt, vì là người ngoài thế tục, không tranh với đời, nên ông nhìn mọi việc rất thấu đáo. Lời ông nói vừa khách quan vừa sắc sảo. Vì vậy, mỗi lần trò chuyện với ông không chỉ giúp tôi mở mang tầm mắt, mà khi gặp chuyện phiền lòng, tôi cũng hỏi ông cách giải quyết. Thường chỉ cần vài câu là ông đã nói rõ mọi chuyện, thực sự rất tuyệt.

Con người đến tuổi trung niên, bạn bè ngày càng ít đi, đặc biệt là những người có thể trò chuyện thật lòng lại càng hiếm hoi hơn. Nhất là bây giờ, xung quanh tôi gần như đã biến thành một nơi tranh danh đoạt lợi. Nhiều bạn cũ tìm đến tôi đều có mục đích riêng, từ chối thì không tiện, mà đồng ý cũng chẳng xong. Nên tôi dứt khoát tuyên bố nghỉ hưu, hoàn toàn ẩn cư, làm một kẻ nhàn rỗi giàu có, cũng khá ổn.

Nhàn thì đúng là nhàn thật, nhưng lại có chút buồn tẻ.

Trước đây vợ tôi từng đăng ký cho tôi tham gia một hội câu cá dành cho người cao tuổi, toàn những cụ ông cụ bà trên sáu mươi. Nhưng tôi lại hay dậy muộn vào buổi sáng, thế là hội tổ chức họp bàn quyết định khai trừ tôi, thẳng tay loại tôi ra khỏi nhóm.

Đi dạo quanh chùa chiền cũng hay, mà ở Bắc Kinh thì các ngôi chùa cổ nổi tiếng nhiều không kể xiết. Có điều, hầu hết đều toát lên vẻ giàu sang, khách ra vào toàn là quan to chức lớn, ai thèm để ý đến một kẻ nhàn rỗi như tôi chứ.

Tôi bèn đem chuyện này kể với lão hòa thượng ở Tô Châu, ông ấy liền giới thiệu cho tôi một vị hòa thượng khác, bảo rằng nếu có thời gian thì đến gặp ông ấy trò chuyện, nói rằng ông ấy rất thú vị và “rất hợp với cậu.”

Tôi nghĩ bụng, nếu ông bảo một đại mỹ nhân hợp với tôi thì tôi còn hiểu được, chứ một lão hòa thượng mà hợp với tôi thì là thế nào?

Lão hòa thượng liền nói hai điểm:

Thứ nhất, vị hòa thượng này biết bắt yêu trừ quỷ.

Thứ hai, ông ấy thực sự hiểu rõ Phật pháp.

Nghe đến đây, tôi lập tức thấy hứng thú.

Tôi rất thích kiểu hòa thượng không mấy nghiêm chỉnh như vậy, đặc biệt là còn biết bắt yêu trừ quỷ thì càng thích hơn, lại có thể tiện thể trò chuyện về Phật pháp nữa. Vì vậy, tôi lập tức đi tìm ông ấy.

Ông ấy sống ở một nơi rất hẻo lánh thuộc khu Phòng Sơn. Phòng Sơn được xem là khu vườn sau của Bắc Kinh, phong cảnh nơi đó rất đẹp, có sông Cự Mã (chính là con sông chảy từ chỗ hung trạch của tôi), và một khu danh thắng nổi tiếng gọi là Thập Độ. Cái gọi là “Thập Độ” chính là chỉ mười bến đò trên sông Cự Mã, từ Nhất Độ đến Thập Độ.

Hồi tôi còn học đại học ở Bắc Kinh, tôi đã từng đến Thập Độ một lần. Khi đó là kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động mồng 1 tháng 5, tôi đi bằng xe buýt du lịch, trên đường bị kẹt xe suốt hai tiếng đồng hồ. Cuối cùng, tôi không chịu nổi nữa, quyết định xuống xe đi bộ. Nhưng kết quả là đi mãi, đi mãi, rất xa, mà cũng chỉ đi từ Nhất Độ đến Tam Độ, cảm giác như cả đời này cũng không đi hết được. May mà sau đó đường đã thông, xe buýt du lịch đi qua lại đón tôi lên, thế là thoát nạn.

Nơi vị hòa thượng ấy ở hẻo lánh đến cực độ, nằm trên một ngọn núi hoang vu. Xe không thể chạy vào được, chỉ có cách đi bộ mà thôi. Trên núi còn có tuyết đọng, khắp nơi đầy những bụi cây khô và cỏ dại, đường đi rất khó khăn, cảm giác chẳng khác gì lần tôi đi bộ ở Thập Độ năm xưa. Cứ đi hết đoạn này đến đoạn khác, cuối cùng cũng tới nơi.

Nhưng chỗ đó không thể gọi là một ngôi chùa được, nhiều lắm thì chỉ là một cái am nhỏ tồi tàn (chùa lớn thì gọi là tự, chùa nhỏ thì gọi là am).

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/tong-hop-mau-truyen-ngan-tren-zhihu/39-mot-cau-chuyen-bi-an-do-hoa-thuong-gia-ke-lai-ve-viec-bat-yeu-tru-quy-1.html.]

Nói là am thì cũng miễn cưỡng, thực ra chỉ là một bức tường rào được đắp bằng đất bùn, bên trong có một căn nhà đất nhỏ. Trong sân có một chiếc bàn gỗ cũ kỹ, bên cạnh là một cái ghế làm từ gốc cây, trên đó đang ngồi một lão hòa thượng.

Lão hòa thượng trông lại rất oai nghiêm, mời tôi ngồi (chính là cái gốc cây ấy), sau đó rót cho tôi một chén trà. Nhưng mà là trà gì đâu, tôi thấy như lá cây trên núi, cứng đến mức đ.â.m cả vào miệng.

Lão hòa thượng nói: “Thí chủ vượt đường xa đến đây, quả là không dễ dàng. Nay chúng ta hãy ngồi lại cùng nhau luận đạo.”

Tôi liền nói: “Đừng, đừng, xin đừng! Tôi không hiểu gì về Phật pháp đâu. Tôi chỉ là rảnh rỗi nên ghé qua, muốn tìm người trò chuyện, tiện thể dạo một vòng, tìm hiểu chút thôi.”

Thực ra trong lòng tôi nghĩ: Vị lão hòa thượng này, nhìn là biết không phải người dễ đối phó. Ông sống tách biệt với đời, ăn gió uống sương, chắc hẳn tính tình rất kỳ quặc. Lỡ ông ấy nổi giận đánh cho tôi một trận thì tôi cũng chẳng có đường mà chạy trong cái nơi heo hút này. Thế nên, tôi phải thật cẩn thận.

Đang nghĩ ngợi thì ông ấy hỏi tôi: “Thí chủ muốn tìm hiểu điều gì?”

Tôi thuận miệng đáp: “Nghe nói ngài biết bắt yêu trừ quỷ, không biết có tiện chia sẻ một chút không?”

Ông ấy nói: “Chỉ là biết chút ít thôi.”

Sau đó, ông ấy bắt đầu kể.

Ông ấy nói: “Thực ra, quỷ ma chẳng có gì đáng sợ cả, giống như con người vậy, có người tốt, cũng có kẻ xấu. Để đối phó với kẻ x/ấu, có hai cách: một là dùng pháp luật để trừng trị chúng (như các phép chú của Đạo giáo), hai là dùng lòng từ bi để cảm hóa chúng (như cách của Phật giáo). Còn với những người bình thường, thì có một cách đơn giản, đó là cứ mắng chửi chúng.”

Ông ấy kể một câu chuyện mà Nam Hoài Cẩn đã từng chia sẻ, là khi Nam Hoài Cẩn (Quốc y Đại sư của TQ) còn ở lại Tây Tạng để tu hành, có một con cáo sống trong chùa, là hộ pháp của chùa. Nó giận vì mấy hòa thượng không tôn trọng nó, nên hay nghịch ngợm, thậm chí còn dọa nạt các hòa thượng, dùng phép thuật để đuổi họ đi.

Nam Hoài Cẩn thì không niệm chú, cũng không tụng kinh gì cả, chỉ đơn giản là mắng: “M/ày dám phá đám à? M/ày có tin tao thiêu rụi cái chùa của mày không?” Con cáo hộ pháp sợ quá, không dám quậy nữa, đây chính là “ma sợ người xấu, dùng bạo lực để trị bạo lực.”

Ông ấy kể rất thú vị và cũng rất có lý, lại chẳng phải là người cổ hủ. Nghe vậy tôi cũng yên tâm hơn rồi hỏi tiếp: “Vậy ngài nghiên cứu Phật pháp gì vậy?”

Ông ấy nói rằng mình nghiên cứu Phật pháp là vì muốn tu hành trong thế gian.

Điều này cũng rất thú vị, nhưng chúng ta để lần sau nói thêm. Lần này, chủ yếu là kể về câu chuyện xuất gia của ông ấy, rất thú vị.

Ông ấy nói, ban đầu ông học Phật không phải vì muốn thành Phật hay có niềm tin vào Phật giáo. Mà lúc đầu, ông chỉ muốn học đạo. Thế nhưng, ông học đạo không phải vì yêu thích Đạo giáo, mà đơn giản chỉ là muốn học pháp thuật. Học pháp thuật để ra ngoài khoe khoang, lừa mấy cô gái gì đó, cứ thế thôi!

Ông cũng là một người có xuất thân khá phức tạp, gia đình có bối cảnh rất sâu rộng, đã đến không ít các đạo quán và chùa cổ danh tiếng khắp nơi, nhưng đều thấy không hiệu quả. Các đạo sĩ trong đạo quán chỉ biết tụng kinh vẽ bùa, làm sao mà hiểu được pháp thuật thật sự chứ?

Cuối cùng, ông ấy chuyển sang học Phật pháp.

Nhưng ông học Phật pháp không phải vì yêu thích Phật giáo, mà vì ông nhìn thấy một cao nhân của Phật giáo thể hiện thần thông.

Cũng đã là nhiều năm trước đây, khi ông ấy còn trẻ, cùng một nhóm những thiếu gia ăn chơi hợp tác làm ăn. Khi đó, làm ăn rất dễ, đặc biệt là đối với những thiếu gia có xuất thân như ông ấy. Nói chung, làm ăn lúc ấy đơn giản chỉ là xin giấy phép, rồi buôn bán tài nguyên. Chẳng hạn, có một lần, một tỉnh phía Tây thiếu phân bón, họ lo lắng đến mức phải nhờ đến họ. Họ chỉ cần tìm được mối quan hệ với các lãnh đạo cấp cao, xin một giấy phép, và mỗi tấn phân bón sẽ được nhận một khoản hoa hồng mười đồng. Một tấn phân bón chỉ lời mười đồng, nghe có vẻ không nhiều, nhưng lại giải quyết được vấn đề cấp bách của địa phương, thế nên người ta cũng vui vẻ đồng ý, lại còn tạo thêm được quan hệ, về sau làm gì cũng thuận tiện.

Đối với họ, chỉ cần có một giấy phép có thể tiêu thụ hàng chục triệu tấn phân bón, mà lợi nhuận thì rất lớn, vài triệu đồng dễ dàng vào túi. Bạn thử nghĩ xem, hồi đó, một căn hộ ở Bắc Kinh chỉ có giá bao nhiêu!

Sau đó, khi tài nguyên không còn thiếu nữa, họ lại bắt đầu lấn sân sang các ngành nghề khác, chủ yếu là nhận đất rồi bán lại cho các nhà phát triển bất động sản. Thỉnh thoảng họ cũng tự mình phát triển một vài dự án bất động sản, hoặc hợp tác với người khác làm những công việc tương tự. Làm bất động sản liên quan đến việc giải tỏa đất đai, và chính trong quá trình cưỡng chế giải tỏa này, ông ấy đã gặp một cao nhân của Phật giáo.

Ông ấy nói rằng, lúc đó họ hợp tác với một nữ chủ tịch kinh doanh, định xây dựng một con phố ở Bắc Kinh. Nữ chủ tịch này có một số mối quan hệ, giờ đây cũng là một nhân vật nổi tiếng. Nhưng lúc đó, bà ấy chưa có ảnh hưởng lớn như hiện nay, và con phố này liên quan đến rất nhiều di tích, nhà ở của các nhân vật nổi tiếng, các công trình bảo tồn, nên bà ấy không thể tự xử lý được, vì vậy đã tìm đến nhóm những thiếu gia như họ để cùng tham gia.

Khi tiến hành giải tỏa đất đai, có một ngôi chùa nhỏ nằm trong khu vực đó. Họ lúc ấy không coi ngôi chùa đó ra gì, vì nó chỉ là một ngôi chùa nhỏ, kiểu như nhà thờ tổ, không có lịch sử gì đặc biệt, cũng không phải là công trình bảo tồn. Thực ra nó cũng là công trình xây dựng trái phép, chẳng có ai thắp hương gì cả. Chỉ có một lão hòa thượng ngồi ở đó tụng kinh. Họ nghĩ chỉ cần đập bỏ đi là xong.

Nhưng cuối cùng, họ lại không đập được.

Tại sao lại không đập được?

Vì bất kể dùng xe cẩu hay máy xúc, chỉ cần đưa đến gần ngôi chùa nhỏ này là ngay lập tức chúng đều bị hư hỏng. Còn nếu lùi lại, thì máy móc lại hoạt động bình thường.

Sau đó, họ nghĩ rằng máy móc hư hỏng là do vấn đề kỹ thuật, nên quyết định đổi người. Họ cử đội thi công đến. Bên ngoài ngôi chùa có một cây cổ thụ trăm tuổi, mọi người nghĩ rằng trước hết cứ chặt cây đi rồi từ từ làm tiếp. Một công nhân cầm cưa điện, bật máy lên định chặt cây; nhưng trong lúc làm, tay anh ta run lên, cưa bị lệch và cắt vào chân, làm rách một vết m/áu dài. Rồi họ lại thay người khác dùng rìu chặt, nhưng lại không được, hoặc là rìu gãy cán, hoặc là chặt vào chính mình, tổng thể là rất kỳ lạ.

Ngân hà lấp lánh

Tin tức lan ra, họ cảm thấy rất kỳ diệu, vốn là những người không sợ trời không sợ đất, nên cũng kéo nhau đến xem. Khi tới nơi, họ thấy một đám đông rất hung tợn, ai cũng cầm cưa, cầm rìu, cầm thanh sắt, trông rất dữ tợn. Nhưng trong đó, có một lão hòa thượng, nét mặt hiền từ, ngồi xếp bằng, ung dung tụng kinh.

 

Loading...