Tổng hợp mẩu truyện ngắn trên zhihu - 2. Bạn bị bố mẹ đánh thê thảm nhất vì chuyện gì? (2)

Cập nhật lúc: 2025-04-05 05:59:18
Lượt xem: 68

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/1LSDbmDgYF

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Tác giả cập nhật thêm:

Tôi là con một, anh trai và chị gái đều là con của bác tôi.

 

 

 

Bác tôi và bố tôi không chia nhà, lúc xây nhà thì hai bên xây liền kề với nhau, như nhà liền vách.

 

 

 

Thời điểm xây nhà, trong nhà đã nợ rất nhiều tiền, bố mẹ tôi đều làm may ở xưởng, tiền kiếm được hầu hết đều dùng để trả nợ.

 

 

 

Hoàn cảnh kinh tế nhà bác tôi khá hơn nhà tôi rất nhiều.

 

 

 

Bố mẹ tôi nghèo, chí cũng nhỏ, tính tình vì thế mà không tốt.

 

 

 

Ở bên ngoài thì họ nói năng nhỏ nhẹ với người ngoài, nên đương nhiên sẽ chẳng còn bao nhiêu kiên nhẫn hay tính tốt dành cho tôi.

 

 

 

Lớn lên rồi thì mấy chuyện này cũng hiểu được.

 

 

 

Luôn phải có một người để trút giận mà.

 

 

 

Lúc mới vào tiểu học, tôi ngồi đếm những đồng xu mà bà nội cho.

 

 

 

Mấy đồng nhỏ như một xu, năm xu, đang đếm thì họ về, mặt mày u ám, khó chịu.

 

(Chú thích: 1 xu =0.01 tệ)

 

 

 

Tôi sợ quá, liền trốn vào phòng bà nội tiếp tục đếm, gom từng chục đồng nhỏ xếp thành từng chồng.

 

 

 

Đếm xong thì tôi đưa tiền lại cho bà, bà nhét tiền lại cho tôi bảo mang đi mua kẹo cao su.

 

 

 

Lúc ăn cơm, họ nói tôi suốt ngày chỉ chơi không học hành, tôi liền lấy tiền ra như khoe chiến tích, nói mình không chơi, là đang giúp bà đếm tiền.

 

 

 

Tôi còn chưa nói hết câu, bố tôi đã tát lật cái bát vào mặt tôi, chửi ầm lên: “Đếm tiền, đếm tiền, tao có cấm mày đếm tiền đâu.”

 

 

 

Mẹ tôi ở bên cũng ném đũa, nói: “Bảo sao chơi bài toàn thua, có đứa ngu ngốc thế này,” rồi giật lấy tiền trong tay tôi, nhìn xong thì nói: “Chỉ có bấy nhiêu thôi à.”

 

 

 

Ở quê tôi, đang chơi bài mà đếm tiền thì bị coi là điềm xui, sẽ thua.

 

 

 

Tôi còn đang tự hỏi mình sai ở đâu, ôm bát không dám nhúc nhích, cho đến khi bố tôi lại quát tôi: “Còn không đớp đi à!*” 

 

(*: Câu gốc bố tác giả dùng từ chuang để nói với tác giả đại ý là: “Còn không chuang cơm đi à”, từ chuang là từ địa phương (Trung Quốc), dùng để mắng súc vật, ý là ăn như lợn, như chó).

 

 

 

Tôi ôm bát, cúi đầu, không dám gắp trứng xào, chỉ dám ăn rau luộc trước mặt.

 

 

 

Tôi chỉ mong ăn thật nhanh để rời khỏi đó.

 

 

 

Một miếng rau, ba miếng cơm.

 

 

 

Vậy mà bố tôi lại nổi giận, hất bay cái bát của tôi, mắng: “Nhìn cái bộ dạng c.h.ế.t đói đó, chưa từng được ăn cơm hay sao, đói c.h.ế.t mày à?”

 

 

 

Tôi vẫn đang nghĩ không biết mình đã sai ở chỗ nào.

 

 

 

Tối hôm đó nhà bác làm thịt gà, gọi nhà tôi sang ăn. Trong lúc ăn, họ kể với bác chuyện bị thua tiền.

 

 

 

Bác tôi nói: “Hai người đầu óc để đâu rồi? Người ta lập sòng bài là để lừa tiền hai người đấy.”

 

 

 

Tôi ngồi bên ngây ngô nghĩ rằng chân tướng đã rõ ràng, chuyện này không phải do tôi, không phải lỗi của tôi, liền lập tức hỏi mẹ: “Vậy tiền đó có trả lại cho con không?”

Ngân hà lấp lánh

 

 

 

Bác tôi còn chưa kịp hỏi: “Tiền gì vậy?” thì mẹ tôi đã tát thẳng vào miệng tôi một cái.

 

 

 

Bà nội sốt ruột, nói: “Cô làm cái gì đấy, sao lại đánh trẻ con?”

 

 

 

Mẹ tôi hung hăng nói: “Đáng bị đánh! Mắt mọc trên trời à?”

 

 

 

Ăn cái bạt tai đó, tôi vừa tủi thân vừa buồn, nghĩ thầm mình đâu có làm gì sai, liền cãi lại: “Là tiền bà nội cho con mà.”

 

 

 

Kết quả lại thêm một bạt tai nữa, lần này là do bố tôi đánh.

 

 

 

Tôi bật khóc, vừa khóc vừa nói: “Là tiền bà nội cho con mà.”

 

 

 

Cuối cùng, số tiền đó cũng không ai trả lại cho tôi.

 

 

 

Chỉ có bà nội sau đó dúi cho tôi ít tiền, dỗ tôi đi mua kẹo cao su.

 

 

 

Từ nhỏ đến lớn, họ gần như chưa từng mua cho tôi bộ quần áo mới nào, toàn là đồ anh chị mặc không vừa nữa rồi mới mang về cho tôi.

 

 

 

Thỉnh thoảng mới có vài món đồ mới, cũng là do bà nội chắt chiu từng đồng hoặc bác tôi thấy tôi tội nghiệp nên mua cho.

 

 

 

Tôi thậm chí vẫn còn nhớ bộ quần áo mới đầu tiên trong đời mình là một cái áo bông Hello Kitty.

 

 

 

Mỗi tối tôi đều phải cẩn thận xem có chỗ nào bị bẩn không.

 

 

 

Những quyển sách đọc thêm mà trường yêu cầu mua thì tuyệt đối không được mua, chỉ có thể nhặt lại sách mà anh chị tôi không dùng nữa.

 

 

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/tong-hop-mau-truyen-ngan-tren-zhihu/2-ban-bi-bo-me-danh-the-tham-nhat-vi-chuyen-gi-2.html.]

Tôi thích sách của anh trai hơn, sạch sẽ tinh tươm, trông như chưa từng mở ra.

 

 

 

Thậm chí đến cả nếp gấp cũng không có.

 

 

 

Cuốn sách đầu tiên là Thanh Đồng và Hoa Cúc, giá bìa mười hai tệ, tôi đã đọc đi đọc lại hàng chục lần.

 

 

 

Sau đó là mấy cuốn chị tôi không cần nữa như Ngôi nhà cỏ, Hôm nay em là người kéo cờ.

 

 

 

Tôi rất trân trọng những quyển sách đó, quyển nào cũng rất yêu thích.

 

 

 

Nhưng sau này, lúc tôi không có ở nhà, tất cả đều bị đem bán đồng nát.

 

 

 

Có lần tôi đang học từ vựng, vừa đọc xong từ “strong”, mẹ tôi đang may quần ở bên đột nhiên bảo tôi đọc sai rồi.

 

 

 

Tôi nói không sai mà, đúng là đọc là “sờ-trong”.

 

 

 

Mẹ tôi chắc chắn nói không phải, phải đọc là “sờ-chuốc”.

 

 

 

Tôi nói sao có thể được, thầy cô đều dạy đọc là “sờ-trong” mà.

 

 

 

Bà ấy nói tôi không chịu học hành, hồi bà ấy còn đi học là đọc “sờ-chuốc”, đừng có mà lừa bà ấy.

 

 

 

Lúc đó tôi đã quen rồi, biết có nói gì cũng vô ích, không muốn cãi lại, liền tiếp tục học từ tiếp theo.

 

 

 

Bà thấy tôi không phản ứng, chẳng hiểu lên cơn gì, đột nhiên nổi khùng cầm kim đ.â.m vào miệng tôi, vừa đ.â.m vừa chửi: “Đâm c. h.ết mày!”

 

 

 

Tôi khóc lớn đưa tay lên che, bà áy túm lấy tay tôi rồi tiếp tục đ.â.m vào ngón tay.

 

 

 

Tôi vội vàng khóc lóc chạy đi tìm bà nội.

 

 

 

Bà nội nghe thấy tôi khóc thì cũng chạy ra, thấy miệng tôi đầy máu, liền ôm tôi vào lòng, chống gậy chỉ vào mẹ tôi mà mắng to: “Cô không phải là người!”

 

 

 

Vài ngày sau, cô giáo tiếng Anh giữ học sinh lại sau giờ học, phụ huynh thì đứng đợi ngoài lớp. Tôi thấy mẹ tôi cũng ở đó, liền vội kéo bà vào tìm cô giáo tiếng Anh, bảo cô xác nhận xem tôi có đọc sai không.

 

 

 

Cô giáo nói tôi không đọc sai, đúng là đọc là “sờ-trong”.

 

 

 

Mẹ tôi lúc đó chỉ biết cười gượng, vừa cười vừa ra sức véo vào eo tôi.

 

 

 

Trên đường về, đang đạp xe giữa chừng, bà xuống xe rồi tát thẳng vào mặt tôi.

 

 

 

Từ khi bắt đầu có ký ức, trên người tôi lúc nào cũng có vết bầm tím, thường thì trận đòn này chưa qua được ba ngày, trận tiếp theo đã tới rồi.

 

 

 

Chỉ cần đi ngang qua thấy tôi đang cắt móng tay, liền tát một cái, mắng tôi chỉ biết lãng phí tiền, bỏ tiền cho tôi đi học mà chẳng chịu học hành cho tử tế.

 

 

 

Toán tổng điểm là một trăm năm mươi, nếu tôi không đạt được một trăm bốn trở lên là bị đánh. Dù tôi có được điểm cao nhất lớp là một trăm ba mươi tám, dù tôi khóc lóc giải thích mình đã đứng đầu lớp rồi, nhưng họ lúc nào cũng có lý do: "Lo người ta làm gì, mày không được một trăm bốn là mày đáng c. h.ế.t."

 

 

 

Cuộc sống như thế kéo dài cho đến khi tôi học cấp ba.

 

 

 

Không phải là lên cấp ba thì không bị đánh nữa, mà là vì học cấp ba tôi phải ở nội trú, họ không đánh được.

 

 

 

Hồi học cấp ba, tiền sinh hoạt một tuần là mười tệ, ba bữa ăn ở căng tin trường, họ nói tôi không có chỗ nào tiêu tiền, cho nhiều thì hư hỏng.

 

 

 

Bà nội mỗi tháng đều đến thăm tôi, lần nào đến cũng len lén dúi tiền vào tay tôi, ba mươi, năm mươi tệ.

 

 

 

Bà không có lương hưu, không có thu nhập, chỉ là một bà lão nông thôn cả đời vất vả ngoài đồng. Cho tôi được chừng đó tiền đã là cực hạn rồi, thỉnh thoảng còn mang theo mấy viên kẹo cưới hay trứng đỏ.

 

 

 

Mỗi lần gặp bà, tôi đều cố kìm nước mắt, nói dối bà là con tiêu không hết, đủ dùng rồi, bà cầm về đi.

 

 

 

Bà nói: “Bà không biết mày chắc, đừng có cãi.”

 

 

 

Tôi chỉ nhớ rõ bàn tay bà xoa lên mặt tôi, thô ráp như cát giấy.

 

 

 

Hồi đó không như bây giờ, hai tuần mới được nghỉ một ngày. Tôi chỉ nhớ các bạn trong lớp ai cũng háo hức chờ đến ngày nghỉ, bàn nhau về nhà làm gì, bọn con trai thì hẹn nhau chơi Đột Kích với QQ Speed, con gái thì mê mẩn Vì Sao Đưa Anh Tới.

 

 

 

Còn tôi, đến cả một tài khoản QQ cũng không có.

 

 

 

Kỳ thi đại học kết thúc, tôi đậu vào một trường đại học ở Nam Kinh.

 

 

 

Không phải trường 985, nhưng ở vùng tôi sống thì đã được coi là trình độ học bá (người học giỏi) rồi.

 

 

 

Lần này, tôi trở thành “con nhà người ta”.

 

 

 

Cuối cùng thì họ cũng vui vẻ, bắt đầu đi truyền bá kinh nghiệm dạy con cho người ngoài.

 

 

 

Bác tôi còn vui hơn họ, vì anh trai và chị gái tôi đều không đậu đại học, anh thì đi học cắt tóc, chị thì vào trường trung cấp.

 

 

 

Cả nhà chỉ có mình tôi học đại học.

 

 

 

Thấy nhà người ta tổ chức tiệc mừng đậu đại học, bác tôi cũng muốn học theo, định tổ chức tiệc cho tôi, đặt năm bàn ở khách sạn trên thị trấn, mời cả họ hàng bạn bè tới, nói rằng nhà họ Mạnh cuối cùng cũng có người thành đạt.

Loading...