TÔI TỰ CỨU CHÍNH MÌNH - Chương 5: Cố chấp
Cập nhật lúc: 2025-05-19 16:33:58
Lượt xem: 955
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
https://s.shopee.vn/6pnusGzWm9
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
6.
Chính từ khoảnh khắc ấy, tôi bừng tỉnh.
Tôi nhận ra... ông trời để tôi trọng sinh, không phải để cứu mẹ, mà là để tự cứu lấy chính mình.
Tôi quỳ xuống, dưới ánh mắt kinh ngạc của mẹ, dập đầu thật mạnh trước bà.
Lần này kéo mẹ trở về từ Quỷ Môn Quan, coi như tôi đã trả xong cái ơn sinh thành.
Từ giờ, tôi sẽ chỉ sống cho chính mình.
Mẹ dường như cũng cảm nhận được tôi ngày càng lạnh nhạt, nhưng bà không mấy để tâm.
Bởi vì em trai tôi ba ngày một trận rối, năm ngày một lần làm loạn, khiến nhà cửa lúc nào cũng như bãi chiến trường.
Bà dồn hết tâm trí vào thằng bé.
Thi thoảng bà cũng than phiền với hàng xóm rằng nó quá nghịch.
Có người khuyên: “Không được thì đánh cho nó chừa.”
Mẹ tôi lập tức xua tay:
“Con trai không được đánh nặng tay, đánh hỏng là uổng. Trai mà không nghịch thì sau này chẳng nên người.”
Nói rồi, bà còn cười vẻ đắc ý.
Em tôi học hành thì bết bát.
Thế là tôi vừa làm việc nhà, vừa phải dạy kèm nó học.
Nhưng từ sau cái hôm nghe được cuộc nói chuyện giữa mẹ và cô ba, tôi bắt đầu cố tình thi rớt.
Khi tôi rơi xuống nhóm cuối lớp, mẹ sợ tôi “lây tư tưởng hư” sang em, thế là không cho tôi dạy nó học nữa.
Tôi vui mừng khôn xiết.
Cuối cùng cũng có thời gian tự học trong yên ổn.
Thi tốt nghiệp cấp 2 xong, chưa kịp có điểm, mẹ tôi đã thu xếp hành lý cho tôi:
“Niên Niên, chuẩn bị vào xưởng làm công đi.”
“Con không đi.”
Mẹ sững người, quay đầu nhìn tôi:
“Con nói gì?”
“Con không đi.” – Tôi lặp lại, giọng nhỏ nhưng kiên quyết.
Khuôn mặt bà lập tức tối sầm lại:
“Nói lại lần nữa!”
Nỗi uất ức bị đè nén suốt bao lâu bùng nổ, tôi hét lên:
“Con nói là KHÔNG ĐI! Con muốn học tiếp!”
Chưa dứt lời, mẹ lại tát tôi.
Đây là lần thứ hai trong đời bà đánh tôi.
“Nhà mình đào đâu ra tiền mà cho con đi học nữa? Tiền mấy năm nay bố con kiếm được đều để dành cho Tiểu Bảo, con đừng có mơ!”
“Con không cần tiền của bố, tiền học phí con sẽ tự lo!”
“Con nhất định phải học tiếp cấp 3!”
Vì đó là con đường duy nhất để thay đổi số phận của con.
Mẹ tôi gào lên:
“Con đừng có lấy con bé Na Na ra làm gương, nó là gái thành phố, con khác!”
Tôi hỏi lại:
“Vậy con nên sống thế nào?”
“Giống như những đứa con gái trong làng này — gánh vác gia đình, vào xưởng kiếm tiền, vài năm nữa mẹ tìm cho con tấm chồng tử tế…”
Tôi cắn răng:
“Con nói rồi, con không đi, con muốn học tiếp!”
Mặt mẹ đanh lại:
“Cả làng này ai cũng thế, mỗi mình con bày đặt học với hành. Con không thể hiểu chuyện một chút à?”
Em tôi lúc này đang nhai kẹo cao su, thong dong đứng xem trò vui.
Nó cười khẩy:
“Mẹ, chị ấy học hành có ra gì đâu, chắc lại mượn cớ học để trốn làm việc.”
Mẹ tôi nghe vậy, giọng bớt gay gắt:
“Thôi, đợi có điểm rồi tính. Nếu thi đỗ trường tốt nhất, thì mẹ cho học tiếp.”
Kết quả có rồi.
Tôi đỗ thủ khoa toàn trường.
Giáo viên bán tín bán nghi, nhưng lại mừng cho tôi.
Em trai tôi c.h.ế.t sững.
“Chị chắc là gian lận chứ gì!”
“Vậy em thử làm một đề giống chị xem?” – Tôi đáp.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/toi-tu-cuu-chinh-minh/chuong-5-co-chap.html.]
Nó đỏ mặt tía tai.
“Mẹ, mẹ nói rồi mà, chỉ cần con đỗ thì mẹ cho học tiếp.”
Mẹ mím môi, miễn cưỡng:
“Đợi bố con về rồi tính.”
Tôi biết — nếu bố về, chuyện sẽ lặp lại đúng như kiếp trước.
Tôi không thể ngồi yên chờ chết.
Tôi tháo viên gạch ở góc tường, nơi tôi giấu tờ giấy có địa chỉ nhà cô ba và một bao lì xì nhỏ.
Là Na Na lén dúi cho tôi khi rời đi.
Trời chưa sáng, tôi đi bộ xuống thị trấn, bắt xe đến huyện.
Sau ba tiếng, tôi đến được nhà cô ba.
“Cô ba, cháu sẽ viết giấy vay nợ, lãi suất tính theo ngân hàng, hay cao hơn cũng được…”
Chồng cô ba vội khoát tay:
“Viết gì mà viết…”
Cô ba ngắt lời:
“Viết đi.”
Chồng cô ba ngạc nhiên:
“Em thật bắt con bé viết giấy nợ?”
“Như con bé muốn, càng nên rõ ràng.”
Tôi gật đầu:
“Vay tiền, viết giấy, là chuyện đương nhiên.”
Cô ba mỉm cười:
“Niên Niên, cô mừng vì con đã tìm đến cô.”
“Ban đầu cô cứ nghĩ con sẽ ngoan ngoãn nghe lời mẹ.”
“Nhưng bây giờ… cô thấy, con có phần giống cô.”
7.
Biết cô ba sẽ giúp tôi học tiếp cấp ba, mẹ tôi tức điên.
Còn bố thì thờ ơ — chỉ cần không phải bỏ tiền, ai lo cũng được.
Thậm chí ông ta còn cười nhạt: “Có người lo thay, cô ba nó đúng là… ngu.”
Nhưng vì tôi đi học, nhà mất đi một lao động, kinh tế sa sút thấy rõ.
Thế là bố tôi lại xoay đầu tính toán:
“Nếu cô ba đã giúp Niên Niên học, thì cũng nên giúp cả Tiểu Bảo chứ?”
Cô ba hiểu thằng bé không phải dạng chăm học, nhưng vẫn mỉm cười:
“Được thôi. Chỉ cần nó đỗ được trường tốt nhất như Niên Niên, tôi sẽ lo cho nó học tiếp.”
Cô ba khéo léo lấy cớ để tôi được học mà không vấp phải phản đối.
Lên lớp 12, em trai tôi cũng thi tốt nghiệp cấp 2.
Kết quả — tệ thảm, đến cả trường nghề còn không nhận.
Nó không chịu học nghề, cũng không muốn đi làm.
Cuối cùng bố tôi đốt hết tiền tiết kiệm, lo cho nó đi ôn lại.
Ba năm cấp ba, tôi rất ít về nhà.
Thỉnh thoảng, mẹ vẫn gửi cho tôi ít đồ qua cô ba.
Tôi ăn quả trứng luộc mẹ gửi, chợt nhớ năm xưa — chỉ vì tôi ăn nhầm lòng đỏ mà em tôi không được ăn, bố đã tát tôi một cái trời giáng.
Sau đó mẹ ôm tôi, khóc nghẹn, rồi lén nấu cho tôi một bát canh trứng nhỏ.
Tôi thừa nhận… tôi nhớ mẹ.
Nhưng tôi không dám về.
Bởi vì về rồi, tôi sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích vô tận của bà.
Bà sẽ cười lạnh, hỏi tôi về làm gì?
Bà sẽ nói ba năm tôi học cấp ba là lãng phí thời gian, lãng phí tiền bạc.
Bà sẽ nguyền rủa cô ba, cho rằng chính cô ấy làm tôi “hư hỏng”.
Mọi nhớ thương lập tức tan thành tro bụi, biến thành oán hận, thất vọng và buốt giá.
Tôi như bị mắc kẹt trong một đầm lầy, giãy giụa không ra, không thở nổi.
Mẹ tôi có một bộ quy tắc sống của riêng bà.
Tôi không thể thay đổi, cũng không còn muốn thay đổi nữa.
Cô ba từng nói:
“Mẹ con ấy à… là kiểu người sống c.h.ế.t ôm lấy sự cố chấp.”
Giờ đây, tôi hoàn toàn đồng tình.