"Thế nào? Anh đeo cho em nhé?" Phó Diệm Chu mặt hơi đỏ, cầm chiếc vòng phỉ thúy lên.
Tôi rụt tay lại: "Chúng ta chưa kết hôn, đưa những thứ này cho tôi không thích hợp."
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Phó Diệm Chu nhìn vẻ mặt lạnh nhạt của tôi, trong lòng bỗng thấy hơi bất an.
Anh ta tưởng rằng tôi thấy những thứ này thì phải vui mừng mới đúng.
Những thứ này rất có ý nghĩa, đều là để dành cho con dâu trong nhà.
Anh ta không ngờ rằng, tôi, người trước nay luôn để ý đến anh ta, lại tỏ ra thờ ơ như vậy.
17
"Nguyệt Hoa, có phải em có chuyện gì không?"
Tôi thờ ơ liếc anh ta một cái.
Tôi có thể có chuyện gì chứ?
Chẳng qua là không quan tâm, không thèm muốn mà thôi.
Tôi xoay người: "Đồ đạc anh cất lại đi."
Tôi đóng cửa phòng lại lần nữa.
Chỉ là cho đến nửa đêm, tôi vẫn nghe thấy tiếng bước chân đi đi lại lại ngoài cửa.
Sáng hôm sau thức dậy, Phó Diệm Chu đã đi rồi.
Tôi lấy hành lý, bước lên chuyến tàu vỏ xanh đi về phương Bắc.
Chuyến tàu kéo dài hai ngày một đêm, trên tàu rất đông người.
Mỗi khi đến một ga, lại có người rao bán đủ loại đồ ăn vặt, hoa quả, quà bánh ở sân ga.
Tôi ngồi ngay cạnh cửa sổ, cứ đến bữa ăn cũng không nỡ mua cơm hộp trên tàu, chỉ mua chút bánh, lạc luộc hay những thứ có thể lót dạ từ dân làng bên ngoài.
Ngoại trừ lúc không nhịn nổi phải đi vệ sinh, còn lại hầu như tôi không rời khỏi chỗ ngồi.
Mãi mới ra khỏi bến xe Bắc Thành, tôi phát hiện cái túi xách và túi áo của mình đều bị rạch một đường dài.
Nhưng trong túi áo chỉ có mười mấy tệ tiền lẻ tôi để đó cho có lệ, mất thì thôi.
Nhưng chân ướt chân ráo, mấy lần tôi suýt bị người của mấy nhà nghỉ nhỏ gần ga tàu lôi kéo vào quán.
Tôi im lặng giằng ra khỏi đám người đó, ôm khư khư bọc đồ, cuối cùng ngồi tạm xuống hành lang một bệnh viện.
Ngày hôm sau, nhờ sự chỉ dẫn của bảo vệ bệnh viện, tôi mới thuê được một căn phòng trong khu nhà dân gần đó để ở.
Công việc đầu tiên, tôi làm nhân viên trông cửa hàng ở chợ đầu mối.
Từ chỗ không biết gì, đến việc có thể thành thạo soạn hàng cho các anh chị đến lấy hàng, tôi chỉ mất hai tháng.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/thap-nien-80-em-gai-may-mua/chuong-6.html.]
Dần dần, tôi nhận ra trong chợ có rất nhiều cửa hàng bán quần áo giày dép, nhưng cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt.
Thường thì một mẫu bán chạy, nếu cửa hàng không trữ nhiều hàng, khách không lấy được hàng sẽ nhanh chóng đi tìm ở chỗ khác.
Còn nếu chuẩn bị nhiều hàng quá, mẫu mã lại không bán được, hàng sẽ bị tồn kho số lượng lớn.
Ông chủ của tôi thường xuyên gặp phải chuyện này.
Bề ngoài trông có vẻ mua vào bán ra số lượng lớn, xuất hàng nhiều, kiếm được không ít.
Nhưng lượng hàng tồn kho thường cũng rất lớn, cả năm trời, chỉ cần sơ suất một chút là có thể chẳng kiếm được đồng nào, lại còn ôm cả đống hàng tồn.
Mà hàng tồn trong tay thì chẳng ai ngó ngàng tới, đó là một vấn đề lớn.
Theo quan sát của tôi, rất nhiều cửa hàng gần đó cũng gặp tình trạng tương tự.
Tôi suy đi tính lại, nhẩm tính số tiền hơn hai nghìn năm trăm tệ mang theo ban đầu và tiền lương cả năm nay.
Tôi quyết định tìm gặp ông chủ.
Sau khi thương lượng, tôi đã ôm lô hàng này với giá cực thấp.
18
Lúc này, Nam Thành và các vùng ven biển thực ra đã dần phát triển, đủ loại quần áo đẹp và thời trang bán rất chạy.
Ngược lại ở vùng nội địa chúng tôi, vì đường sá xa xôi, vận chuyển lại chưa phát triển, quần áo đẹp và hợp thời vẫn còn rất hiếm.
Nếu tôi có thể đi trước người khác một bước, mang lô hàng này về, chắc chắn sẽ bán rất chạy.
Nhưng đã ôm được hàng rồi, làm sao vận chuyển về lại là cả một vấn đề.
Tôi đã đến mấy công ty vận chuyển ở chợ đầu mối, nhưng không có công ty nào có tuyến đường về thành phố của chúng tôi.
Tôi không cam tâm.
Lại mất thêm mấy ngày tìm kiếm, cuối cùng cũng tìm được một công ty có tuyến đến thành phố lân cận, nói khó nói dễ, thêm hơn ba trăm tệ, cuối cùng họ cũng đồng ý chạy thêm hơn một tiếng để giao hàng đến thành phố của tôi.
Sau khi gửi hàng qua công ty vận chuyển, tôi mới thu dọn đồ đạc, một mình lên đường trở về.
19
Lần này trở về, vì sắp đến Tết, nên người trên tàu so với lần trước chỉ đông hơn chứ không ít hơn.
Nhưng không hiểu sao, lòng tôi lại không còn thấp thỏm lo âu như lúc đi nữa.
Dù gặp phải bà thím tranh chỗ ngồi trên tàu, dù chiếc túi nhỏ đeo bên mình chỉ một cái xoay người đã bị cắt đứt quai mà không hề hay biết và bị kẻ gian cuỗm mất.
Tôi cũng không hề hoảng sợ.
Mãi mới về đến bến xe, tôi liền thuê một căn nhà tầng một trên con phố đông người qua lại ở chỗ chúng tôi.