Ngày đó, tôi lần đầu hiểu rằng mẹ tôi… không giống những người mẹ khác.
Ngày đầu tiên đến mẫu giáo, tôi mặc chiếc váy ren màu hồng mẹ lựa kỹ từ mấy hôm trước.
Lớp ren ngứa rát, da tôi nổi mẩn.
Bạn cùng bàn Tiểu Vũ rủ tôi chơi nhảy ô.
Mới chạy được hai bước, tôi ngã đôi giày da mẹ ép tôi đi không hề phù hợp để chạy nhảy.
Vết thương rát bỏng ở đầu gối còn đỡ đau hơn tiếng mẹ mắng sau giờ tan học:
“Ai cho con chơi với cái đứa con gái hoang đó? Nhìn cái váy kìa!”
Bà dùng khăn lau vết bẩn trên váy như thể nó quan trọng hơn cả vết thương tôi.
Ngày hôm sau, tôi bị chuyển lên bàn đầu tách khỏi “đám trẻ hoang dã”.
Năm tôi mười tuổi, bà nội tặng tôi một quyển nhật ký có ổ khóa.
Bìa màu xanh nhạt như một bầu trời tự do.
Tôi chui vào chăn, dưới ánh đèn bàn, viết dòng bí mật đầu tiên:
“Hôm nay kiểm tra toán được 92 điểm. Mẹ xé truyện tranh của mình rồi. Thật ra… mình cố tình làm sai hai câu.”
Ba ngày sau, nửa đêm, đèn trần bật sáng chói.
Mẹ đứng trước giường, tay cầm quyển nhật ký đã bị cạy khóa.
“Cố tình làm sai?”
Giọng bà nhẹ như lông, nhưng làm tôi run rẩy cả người.
“Mẹ đi làm đến nửa đêm để nuôi con ăn học, mà con… báo đáp thế này à?”
Đêm đó, bà bắt tôi dùng bút đỏ viết đi viết lại hai chữ “cố tình” một trăm lần.
Sáng hôm sau, trong cặp tôi xuất hiện một quyển sổ mới tên “Sổ ghi chép quá trình trưởng thành” mẹ tự làm.
Yêu cầu tôi ghi lại chi tiết mọi hành động mỗi ngày.
Mỗi tối bà kiểm tra.
Lên cấp hai, tóc tôi luôn dài đúng một tấc dưới vai độ dài “chuẩn mực” do mẹ đo bằng thước dây.
Tháng nào cũng phải cắt lại, trước ánh mắt giám sát của mẹ ở tiệm tóc.
Mùa đông năm lớp 8, lớp tôi có bạn mới chuyển tên Thẩm Nguyệt.
Giờ ra chơi, bạn ấy dạy tôi gấp sao, cho tôi kẹo bạc hà, lén đưa tôi mượn Harry Potter, thứ được mẹ xếp vào “đám sách nước ngoài vô bổ”.
Đó là lần đầu tiên tôi có một người bạn thực sự.
Tôi giấu sách trong ngăn bàn, mỗi ngày chỉ dám đọc mười phút.
Nhưng mẹ bằng cách nào đó vẫn biết.
Bà lén tìm được mật khẩu QQ của tôi, lục tung tin nhắn.
“Con bé này không tốt đẹp gì.”
Bà chỉ vào ảnh gif cười mà Thẩm Nguyệt gửi.
“Mới tí tuổi mà nói ‘yêu bạn’, đúng là nhẹ dạ lẳng lơ!”
Hôm sau, tôi lại bị đổi chỗ ngồi.
Ánh mắt bối rối của Thẩm Nguyệt lúc ấy, cắm thẳng vào tim tôi.
Tan học, mẹ đích thân gặp giáo viên chủ nhiệm, yêu cầu “ngăn chặn ảnh hưởng xấu”.
Từ đó, ánh mắt của Thẩm Nguyệt nhìn tôi cũng giống những người khác xa cách và thương hại.
Ba năm cấp ba, sự kiểm soát của mẹ nâng cấp thành hệ thống.
Điện thoại cài định vị, mật khẩu mạng xã hội phải khai báo.
Lịch sử trình duyệt bị kiểm tra mỗi đêm.
Thậm chí bà còn moi rác tìm xem tôi có vứt bỏ đồ ăn mẹ chuẩn bị không.
Ba tháng trước kỳ thi đại học, tôi giấu một tờ giới thiệu khóa học viết văn sáng tạo dưới gầm bàn.
Đêm khuya, ánh đèn bàn hắt lên tờ giấy, tựa như một ô cửa sổ dẫn đến tự do.
Mẹ xông vào.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/su-kiem-soat/chuong-5.html.]
“Cái gì đây?”
Bà giật lấy tờ quảng cáo.
“Ngữ văn sáng tạo? Con muốn làm nhà văn nghèo hả?”
Móng tay bà bấm vào cánh tay tôi.
“Kế toán. Trường đại học tài chính trong tỉnh. Ổn định.”
Ngày chốt nguyện vọng, tôi sốt cao.
Mẹ dìu tôi vào tiệm net.
Một tay đè vai tôi, một tay cầm chuột, tự tay khóa tương lai tôi vào cái “kế hoạch an toàn” của bà.
Trên màn hình hiện lên dòng:
“Nộp thành công.”
Tôi gục đầu… nôn ra bàn phím.
“Vô ơn.” - Mẹ lau khóe miệng tôi.
“Sau này lớn rồi con sẽ biết ơn mẹ.”
Ngày nhận giấy báo nhập học, mẹ bật khóc.
Bà ôm tôi:
“Mẹ chỉ còn mình con. Con nhất định phải sống thật tốt, thật tốt…”
Khoảnh khắc đó, tôi cuối cùng cũng hiểu:
Bà không kiểm soát tôi vì tôi cần giữ kỷ luật.
Bà kiểm soát tôi chỉ vì bà không thể chịu nổi việc mất quyền kiểm soát..
Bố bỏ đi rồi.
Tôi là thứ duy nhất mẹ có thể nắm chặt trong tay.
Mỗi lần tôi phản kháng, là một cú đập vào thế giới bà tạo dựng.
Mỗi khi tôi trưởng thành, là một bước bà mất đi một phần quyền kiểm soát.
Bà yêu tôi.
Nhưng đó là kiểu yêu như nhện yêu con mồi quấn chặt, bóp méo thành hình dạng mà nó muốn.
Tôi lôi chiếc điện thoại cũ từ dưới gối.
Trong album chỉ có một bức ảnh gia đình duy nhất.
Tôi năm ba tuổi ngồi trên vai bố, mẹ đứng bên cạnh mỉm cười, lúc đó trong mắt bà… chưa có sự độc chiếm ngột ngạt ấy.
Ngày tháng in trên góc ảnh: một năm trước khi bố rời đi.
Bỗng tôi hiểu gốc rễ nỗi sợ của mẹ chính là… bị bỏ lại.
Bà sợ tôi giống bố rời khỏi bà, thoát khỏi bà, thế nên bà dùng sự quan tâm làm gông xiềng, lấy danh nghĩa yêu thương để áp đặt độc đoán.
Ánh trăng ướt đẫm ngoài cửa sổ rọi vào tờ thông báo vòng hai cuộc thi viết.
Tôi nhẹ nhàng chạm tay vào cái tên bên dưới tiêu đề:
[Trương Niệm Sinh không phải cô con gái bị kiểm soát, mà là một con người độc lập.]
Tôi lôi kéo ngăn bàn, lấy ra cây kéo, bước vào nhà tắm.
Trong gương, cô gái tóc dài, mệt mỏi với đúng độ dài “đúng mực” mà mẹ quy định.
Khi lưỡi kéo khép lại, từng sợi tóc đen rơi như cánh bướm gãy.
Cô gái tóc ngắn trong gương mỉm cười với tôi, nụ cười lạ lẫm mà thân quen.
Tôi như nhìn thấy cô gái trong tháp, đã tự tay cắt mái tóc mình, ném sợi dây sang phía tự do.
Sau khi mẹ hủy thẻ gia đình, tôi cắn răng gắng gượng sống tiếp.
Nhờ khoản 800 tệ ứng trước của chị Lý và ca đêm lén lút ở quán cà phê, tôi chắp vá đủ tiền sống qua ngày.
Tác phẩm dự thi vòng hai đã chỉnh sửa xong, chỉ còn chờ gửi đi.
Nhưng mẹ tôi đâu dễ buông tha như vậy.
Ba ngày trước hạn chót, tôi đang thức đêm trong thư viện chỉnh bản thảo, thì điện thoại rung lên là số của cố vấn học tập.