"Mày đúng là đứa con vô ơn! Ba mày đưa tiền mà còn không nhận, thấy ít à? Ba mày khổ cả đời, giờ già rồi mà tụi mày còn đối xử với ông ấy như thế…"
Sắc mặt tôi tối sầm lại.
Phải, tôi chính là đứa vô ơn đó.
Sau khi ba tôi vào Phúc Kiến, ông kết bạn với tôi trên QQ. Thỉnh thoảng ông đăng những bài viết tưởng niệm mẹ tôi.
Nhiều người họ hàng khen ông tình nghĩa, có lòng. Nhưng tôi chỉ thấy buồn nôn.
Ông chẳng qua chỉ đang cố kiếm lấy chút thương hại và sự kính trọng từ người khác mà thôi.
Tôi đã chặn và xóa ông khỏi danh bạ.
Năm em gái học lớp 9, vì việc học rất áp lực, nó quyết định ở nội trú trong trường, không về nhà nữa.
Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định đó.
Mẹ chồng tôi bắt một con gà mái già, bảo tôi hầm canh mang đến trường cho em gái ăn: "Con gái thứ hai sắp thi cấp ba rồi, đem cho nó bồi bổ."
Mắt tôi cay xè, gật đầu liên tục: "Vâng, vâng, cảm ơn mẹ."
Mẹ chồng tôi liếc tôi một cái: "Đừng cảm ơn, tụi con không còn mẹ, thì mẹ chồng như ta chính là mẹ nó."
Khoảnh khắc đó, tôi như thấy lại hình ảnh mẹ tôi còn sống.
Nếu mẹ còn, chắc cũng sẽ làm vậy thôi.
Nhưng mẹ tôi…không bao giờ trở về nữa…
Tôi cẩn thận đổ canh gà vào bình giữ nhiệt, bắt xe khách đến trường của em gái. Đúng lúc đó học sinh vừa tan tiết, ai cũng đi ăn cơm, chỉ có nó vẫn vùi đầu làm bài tập.
Nó chăm chú viết, hoàn toàn không nhận ra tôi ngồi xuống bên cạnh.
Đến khi tôi ngồi cạnh, em nó mới ngẩng đầu nhìn, mừng rỡ: "Chị! Sao chị lại đến đây?"
"Chị đến thăm em." Tôi cười, lấy hộp đựng canh gà từ trong túi ra.
Canh gà ngày xưa rất đậm đà, rất thơm, chưa mở nắp mà mùi đã lan tỏa khắp nơi.
Em gái tôi nhìn tôi đầy mong đợi: "Chị ơi, chị yên tâm, em nhất định sẽ thi đậu cấp ba."
Tôi mở hộp: "Em có quyết tâm vậy là chị vui rồi, đừng học đến kiệt sức nhé. Mau ăn đi."
Nó gật đầu, bảo tôi ăn cùng. Tôi nói: "Nhà còn mà, em ăn đi."
Lúc tôi chuẩn bị về, em gái gọi tôi lại: "Chị!"
Tôi quay đầu, nhìn thấy sau lưng nó là một bầu trời hoàng hôn rực rỡ, nó đứng trong ánh chiều tà mỉm cười.
"Chị, em sẽ không làm chị và anh rể thất vọng đâu."
"Em sẽ học thay phần của chị nữa!"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/sau-ngay-me-roi-di/5.html.]
Tôi vừa cười vừa rưng rưng nước mắt: "Được, chị đợi tin tốt từ em."
Sau kỳ thi tuyển sinh, em gái tôi về nhà, mọi người đều tránh nhắc đến kết quả, sợ tạo áp lực tâm lý cho nó.
Ba tôi và dì Tào cũng đã trở về, nghe nói ba kiếm được chút tiền, định sửa sang lại căn nhà cũ.
Ba tôi gửi tin nhắn qua QQ mới phát hiện ra tôi đã xóa ông khỏi danh bạ.
Cô, dì thì thay phiên nhau mắng tôi bất hiếu, là tai họa, là đồ vong ân phụ nghĩa.
Tôi đều làm ngơ.
Đến ngày có điểm, ba lái chiếc xe của con trai thứ hai dì Tào, định đón em trai và em gái tôi về.
Em trai thì cứ trốn mãi về phía sau, còn em gái thì nắm chặt vạt áo tôi không buông.
Ba tôi nhìn em gái cười hiền hòa: "Hân Hân, kỳ thi vừa rồi con làm bài thế nào?"
Em gái chưa kịp trả lời, dì Tào đã xen vào trước: "Ông thật sự nghĩ nó đậu được vào trường Nhất Trung à? Nhìn nó ngơ ngác thế kia, có giống đứa biết học hành không?"
"Tôi thấy nhà họ Bạch sau này chỉ có thằng con út nhà tôi là có tương lai thôi."
Em trai tôi lập tức phản bác: "Con út nhà dì bốn năm tuổi rồi còn chưa nói được một câu hoàn chỉnh nữa là."
Dì Tào nghiến răng, trừng mắt nhìn em trai tôi.
Tôi rút điện thoại nhìn giờ, nói với em gái: "Chắc tra được điểm rồi đó."
Em gái gật đầu: "Được rồi ạ."
Nó cầm điện thoại, gọi cho cô chủ nhiệm. Chưa kịp mở lời, đầu dây bên kia cô giáo đã vui mừng nói: "Bạch Hân, chúc mừng em! Em đậu Nhất Trung với 630 điểm rồi!"
Kỳ thi đó, tổng điểm tối đa là 700.
Em gái tôi mừng đến phát khóc. Tôi giơ ngón tay cái lên khen ngợi: "Chị biết mà, chị biết em sẽ làm được!"
Dì Tào thì không tin nổi, mắt cứ trừng trừng nhìn em gái tôi.
Tôi khiêu khích nhìn thẳng vào bà ta: "Xem ra, con út nhà dì phải cố gắng nhiều lắm đấy, vì 630 điểm đâu phải ai muốn là có thể thi được."
Bà ta bĩu môi: "Thi đậu thì sao chứ? Nó có tiền học không? Có tiền để tiếp tục học à?"
Em gái tôi bỗng khựng lại.
Đúng vậy, thi đậu cấp ba nghĩa là sẽ có một khoản chi phí lớn.
Tôi siết c.h.ặ.t t.a.y em gái: "Đừng lo, có bán nhà ăn cháo, chị cũng sẽ cho em đi học."
Những năm qua nhờ bên nhà chồng, tôi mới có thể giúp các em tiếp tục học đến tận bây giờ. Trong lòng tôi ngoài sự biết ơn, còn có cả cảm giác tội lỗi.
Tôi bàn với Trần Phàm, lần này tôi muốn tự mình chu cấp cho em gái đi học.
Tôi giao Tiểu Tuyết cho em gái trông, còn mình thì lên trấn tìm việc bán trái cây, một tháng được 400 tệ.