NHỮNG NGÀY NUÔI NAM CHÍNH VÀ PHẢN DIỆN NHƯ CON TRAI - Chương 1
Cập nhật lúc: 2025-04-16 13:11:09
Lượt xem: 376
1.
Hệ thống phái tôi đến để bảo vệ nam chính.
Tôi hỏi: “Nam chính trông như nào?”
Nó bảo: “Đứa thảm nhất trong trại trẻ mồ côi ấy.”
Nói xong, rớt mạng luôn.
Tôi tìm đến viện trưởng: “Ở đây đứa nào thảm nhất, tôi muốn nhận nuôi.”
Viện trưởng đang bận cộng sổ sách, đáp tỉnh bơ: “Ở đây đứa nào mà chẳng thảm. Nhận hết đi.”
Tôi im lặng.
Bà ấy tính xong ngẩng đầu nhìn tôi một cái: “Cô còn nhỏ quá, không đủ điều kiện nhận nuôi.”
Tôi nói: “Chuyện đó bà khỏi lo, tôi có cách.”
Bà viện trưởng chỉ tay về phía sân như đang bán rau ngoài chợ: “Tự chọn.”
Tôi đi một vòng.
Có đứa rớt răng cửa khóc rống, có đứa giành đồ chơi bị đánh, khóc, có đứa quần rách m.ô.n.g cũng khóc.
Tóm lại là… đứa nào cũng thảm.
Tôi xem lại lần nữa, cuối cùng chốt được hai đứa khổ nhất.
Một đứa lùn hơn hẳn bọn còn lại, đang bị đè xuống bắt chui qua ống quần người khác, da trắng bệch, chân ngắn tũn, người nhỏ thó, mũi đỏ ửng, nước mũi lòng thòng như thác.
Còn một đứa ngồi chơ vơ ở góc tường, người ta ném đá vào nó, nó cũng không trốn, không né, bị đập m.á.u me đầy mặt mà vẫn trơ như tượng.
Đứa nào mới là thảm nhất? Tôi thật sự phân không nổi.
Thế là thôi, mỗi tay dắt một đứa, kéo đến chỗ viện trưởng: “Tôi lấy cả hai.”
Viện trưởng không buồn ngẩng đầu: “Làm thủ tục.”
2.
Người đến làm việc không phải hệ thống, mà là một người đồng nghiệp do nó nhờ vả.
Tôi hỏi: “Hệ thống đâu rồi?”
Đồng nghiệp nói: “Nó bận xử lý cả đống việc để tranh thủ thăng chức, chắc trong mấy cái thế giới nhỏ, thời gian trôi phải hơn chục năm nữa nó mới rảnh mà quay lại.”
Tôi nói: “Tôi hết tiền rồi, bảo hệ thống chuyển thêm đi. Hoặc chị ứng trước cho tôi, để nó sau này trả nợ cũng được.”
Đồng nghiệp lắc đầu: “Không được, dạo này tôi đang yêu, không rảnh.”
Thế là tôi cầm 400 nghìn, dắt theo hai đứa nhỏ dọn vào căn hộ 50 mét vuông, cũ kỹ nát bét.
Thật ra ban đầu có một triệu, mà mua nhà hết 600 nghìn.
Vừa mới chuyển vào, chưa kịp sắp xếp gì, thằng nhóc tên Trương Cận Ngôn lên tiếng: “Hay cô trả tụi cháu về lại đi.”
Nó là cái đứa chảy nước mũi tùm lum ấy.
Còn đứa mặt đầy m.á.u tên Từ Dã.
Cả hai đứa đều mới sáu tuổi.
Tôi trừng mắt: “Không được! Theo chị, có thịt ăn thịt, có lẩu ăn lẩu!”
Nói rồi đập bịch đống tiền lẻ trong túi lên bàn như đại gia.
Tối hôm đó tôi nấu lẩu luôn cho hoành tráng.
Kết quả, Trương Cận Ngôn vừa gắp một miếng cải thảo đã cay đến mức ôm miệng ho sặc sụa.
Tôi vừa cười nhạo nó, vừa gắp một miếng thịt bò bỏ vào miệng…mặt biến sắc ngay lập tức.
Khục khục! Cay quá! Tự dưng ham rẻ mua loại lẩu dở ẹc làm gì không biết!
Tôi hét lên: “Đừng ăn nữa!”
Nhìn sang Từ Dã thì thấy nó không phản ứng gì, chỉ lặng lẽ nhai thịt rồi nuốt luôn.
Nó ngơ ngác nhìn tôi.
Tôi hơi do dự, dùng đầu đũa gõ nhẹ lên thành nồi sát tai nó.
Không phản ứng.
Xong rồi… thằng nhỏ bị điếc.
3.
Dựa vào lý (và) lẽ (hơi bị) ngang (ngược), khóc (lóc) ăn vạ, quăng (nồi) đập (ghế), tôi moi được 1.000 tệ tiền bồi thường vì vụ bò hư.
Sau đó lại bỏ ra 10.000 để mua máy trợ thính cho Từ Dã.
Lúc đeo vào xong, tôi tươi cười vẫy tay chào nhóc: “Chào em nhé.”
Đôi mắt Từ Dã to tròn, đen láy, bình thường luôn đờ đẫn như tượng đá.
Mà giờ bỗng sáng rực như cái bóng đèn cao áp mới bật vậy.
Trương Cận Ngôn liếc tôi một cái, ánh mắt kỳ quái, rồi cố tình bắt chước tôi, lên giọng cao vút: “Chào em nhé~”
Tôi đạp nó một phát: “Lúc còn ở cô nhi viện, em không phải miệng gọi ‘chị ơi’ suốt đấy à?”
Không ngờ nhóc này độc miệng ghê gớm như vậy.
Trương Cận Ngôn ôm m.ô.n.g kêu đau, rồi nghiến răng nói: “Tối nay bát của chị tự mà rửa đấy!”
Tôi rút ra tờ 1 tệ đưa lên.
Nó giật lấy, cắn răng chửi: “Đáng c.h.ế.t thật, chủ nghĩa tư bản thối nát!”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/nhung-ngay-nuoi-nam-chinh-va-phan-dien-nhu-con-trai/chuong-1.html.]
4.
Dương Tiểu An- 小安 (Dương Yến)
Vui lòng không reup dưới mọi hình thức!
Sáu tuổi là có thể vào lớp Một rồi, nhưng tôi quyết định để cả hai đứa ở nhà.
Trương Cận Ngôn bị suy dinh dưỡng, cần tẩm bổ lại cái thân thể nhỏ xíu.
Còn Từ Dã thì phải học nói từ đầu.
Tôi cầm tay nó đặt lên cổ họng mình: “Từ.”
Nó nghiêm túc lặp lại: “Từ.”
Nghe… y chang luôn, y chang độ cứng của đá ấy.
Tôi chậm lại một chút: “Từ.”
Lần này khá hơn rồi.
Chỉ để dạy hai chữ “Từ Dã”, tôi tốn cả một ngày.
Tối đến, nó cố gắng phát âm: “Từ… Dã.”
Âm vẫn là âm trẻ con, nhưng ngữ điệu thì méo mó như tiếng ngoài hành tinh.
Nó chỉ vào tôi.
Tôi lắc đầu, chỉ vào nó: “Đó là tên em.”
Nó hơi xị mặt, tôi bèn lấy quyển lịch ra, khoanh tròn ngày mai, chỉ vào mình.
Nó cười.
Tôi lại khoanh tròn ngày mốt, chỉ sang Trương Cận Ngôn.
Nó gật đầu.
Bên cạnh, Trương Cận Ngôn không vui ra mặt: “Gật đầu là sao? Phân biệt đối xử à, Từ Dã?”
Từ Dã không thèm phản ứng.
Trương Cận Ngôn liền hét to hơn: “Từ Dã!”
Vẫn không có gì.
Nó quay sang vỗ vai tôi: “Hôm nay chị dạy toi công rồi.”
Tôi hiếm khi nghiêm túc, nhưng lần này lắc đầu: “Nó mới bắt đầu học, khả năng phân biệt ngôn ngữ còn kém, không nhận ra em gọi nó đâu.”
Tôi đã tìm hiểu kỹ rồi.
Người khiếm thính không phải cứ đeo máy trợ thính vào là nghe như người bình thường.
Máy chỉ giúp thu và khuếch đại âm thanh.
Nhưng vì sống trong môi trường không có âm thanh quá lâu, khả năng hiểu và phân biệt ngôn ngữ rất thấp.
Nghe thì nghe được, nhưng không hiểu được.
Giống như em bị thả vào một đất nước toàn nói tiếng Anh, nghe thì biết người ta đang nói, nhưng không hiểu họ đang nói gì.
Phải trải qua huấn luyện ngôn ngữ bài bản thì mới cải thiện được.
Tôi giải thích cho Trương Cận Ngôn, thao thao bất tuyệt, còn cố ý xổ nguyên một tràng tiếng Anh: “You see? I was just explaining all this in English. Got it?”
Nó lắc đầu.
“Thấy chưa? Nghe được nhưng đâu có hiểu. Giống vậy đó.”
Nó ra chiều hiểu ra: “Ờ, em hiểu rồi… Nhưng mà lúc nãy hình như chị nói đi nói lại một từ thì phải?”
5.
Dạy được mấy hôm, tôi thật sự chịu hết nổi, thế là đưa Từ Dã vào trung tâm phục hồi ngôn ngữ.
Ngày nào cũng cưỡi con xe điện cà tàng chở đi chở về.
Nó ngoan lắm, tối nào cũng lon ton chạy tới khoe mấy thứ mới học được.
Mấy vết thương trên mặt cũng đóng vảy hết rồi, biểu cảm thì nghiêm túc thấy rõ.
Siêu siêu dễ thương.
Có lúc nó nôn nóng quá, nói liến thoắng một tràng, nghe như tiếng ngoài hành tinh, mắc cười muốn xỉu.
Nhưng tôi không dám cười trước mặt nó, đành ôm vào lòng, lén cười run rẩy trong góc khuất.
Vừa cười vừa vỗ nhẹ vai nó như đang cổ vũ: “Chậm chậm thôi, không sao cả.”
Mỗi lần như thế, Trương Cận Ngôn lại b.ắ.n ra một câu nghe chua loét: “Chị chịu chi vì nó ghê.”
Tôi liếc nó một cái: “Chứ nồi súp gà em húp mỗi tối là ai nấu? Con gà ta đó, 200 tệ một con đấy!”
“Nhưng mà mỗi tháng nó tốn mấy nghìn, làm sao tiết kiệm bằng em.”
Trương Cận Ngôn cúi đầu, không nhìn rõ biểu cảm.
Tôi tưởng nó giận vì tôi chi ít tiền hơn cho nó, bèn thở dài: “Tiền của chị là gió thổi tới chắc?”
Ờ thì… đúng là gió (hệ thống) thổi tới thật.
Nhưng đúng là nuôi trẻ con tốn vãi chưởng. Bốn trăm ngàn tưởng nhiều, tiêu rồi mới thấy như nước đổ lá môn.
“Thêm vài năm nữa chắc chị phải đi tìm đại gia để nương tựa mất.”
Trương Cận Ngôn ngẩng đầu lên, ánh mắt lại trở về kiểu đáng ăn đòn: “Với cái mặt chị á? Ai thèm.”
Tôi bật dậy đuổi theo nó luôn.
Tôi đường đường là một đại mỹ nhân “trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa, người gặp người mê, hoa gặp hoa nở”…
Thằng nhóc ranh này, không dạy dỗ một ngày là da nó ngứa lên liền!