NGƯỜI GÁNH CẢ BẦU TRỜI CHO TÔI - Chương 11: Ông vẫn khỏe mà

Cập nhật lúc: 2025-03-23 08:27:47
Lượt xem: 465

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/2fxtBlY6PS

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

20

Đến cuối năm nhất, tôi nhận được khoản nhuận bút đầu tiên trong đời.

Ba trăm tệ.

Chạy dạy thêm ba tháng trời còn chẳng kiếm được từng ấy.

Hai ba tháng sau, truyện của tôi được lên một mục giới thiệu nhỏ.

Tháng đó, nhuận bút ba nghìn tệ.

Tôi còn tưởng hệ thống tính nhầm, ngây ngô chạy đi hỏi biên tập.

Chắc cô ấy phải gồng mình kiềm chế lật mắt trắng mới bảo:

“Lên được vị trí đề cử đó thì nhuận bút như vậy là đúng rồi.”

Từ tháng ấy, thu nhập viết truyện của tôi tăng lên rõ rệt.

Thậm chí còn cao hơn làm gia sư.

Viết truyện cũng linh hoạt về thời gian hơn.

Kỳ nghỉ hè năm nhất, học sinh tôi kèm vừa tốt nghiệp cấp hai, tôi cũng nghỉ làm gia sư luôn.

Tôi về nhà sớm.

Lần này tôi không gọi điện báo trước, sợ ông lại ra đầu làng đợi từ sớm.

Về đến nhà, ông đang ăn trưa.

Căn nhà rộng lớn, chỉ có ông lủi thủi một mình.

Một bát cơm trắng, một đĩa dưa chuột trộn.

Chính là bữa trưa của ông.

Ông cúi đầu xúc cơm, ăn được vài miếng thì thở dài một hơi.

Mắt tôi đỏ hoe.

Tôi gọi một tiếng:

“Ông ơi…”

Ông giật mình ngẩng đầu, nhìn thấy tôi thì dụi mắt, bật dậy:

“Linh Linh về rồi hả? Ăn cơm chưa?”

“Đói không, ông đi bắt gà làm thịt cho cháu ăn nhé!”

“Con gà ác đợt trước ông nuôi giờ ăn được rồi đó.”

“Nếu cháu đói, trong phòng còn sữa hộp cậu họ cho dịp Tết, ông để dành riêng cho cháu đấy.”

Ông đi loay hoay trong bếp, tôi vào phòng tìm sữa.

Đồ ăn vặt được xếp ngay ngắn.

Ông nỡ ăn đâu, toàn để dành cho tôi.

Để mãi tới khi hết hạn, ông còn không biết...

Điện thoại Motorola ông dùng là loại ba tôi bỏ đi.

Trước Tết đã hỏng rồi, ông cũng không nỡ mua cái mới.

Lần này tôi mua cho ông một chiếc smartphone.

Tôi cài sẵn WeChat.

Lúc đó tính năng gọi video mới bắt đầu phổ biến, tôi dạy ông cách gọi video cho tôi.

Tôi đứng giữa sân, nhìn ông nheo mắt dí sát mặt vào camera, gào lớn:

“Linh Linh, cháu thấy ông không?”

“Thấy rồi thấy rồi, ông để điện thoại ra xa chút!”

Ông nhăn mặt:

“Cái đồ công nghệ cao này ông không quen, ông mù chữ mà.”

“Nhưng nếu ông học được, cháu đi học rồi ông vẫn có thể nhìn thấy cháu mỗi ngày.”

Ông đeo kính lão:

“Để ông thử lại!”

“Mở cái vòng tròn xanh lá, tìm tên cháu, rồi...”

“Rồi làm gì tiếp ấy nhỉ?”

Tôi dạy ông hết lần này đến lần khác.

Ông vẫn chưa thuần thục.

“Không sao đâu ông, dùng nhiều rồi sẽ quen mà.”

Chiều hôm đó tôi dọn dẹp nhà cửa, ông thì ra ngoài khơi thông cống nước.

Không lâu sau, điện thoại hiện cuộc gọi video.

Tôi bấm nhận, trên màn hình là gương mặt đỏ hồng phấn khích của ông.

Ông đang khoe với đám bạn già:

“Thấy chưa, Linh Linh ở trong điện thoại đây này!”

“Tôi đã nói là có thể gọi thấy mặt rồi, các ông không tin!”

21

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/nguoi-ganh-ca-bau-troi-cho-toi/chuong-11-ong-van-khoe-ma.html.]

Giờ ông đã biết dùng điện thoại thông minh thành thạo rồi.

Ngày nào cũng nằm trên giường xem video ngắn đến tận mười một giờ đêm mới chịu ngủ.

Đúng chuẩn “nghiện mạng tuổi già”.

Người khác học cao học thì ảnh hưởng đến thu nhập.

Nhưng tôi thì viết tiểu thuyết, vừa học vừa kiếm tiền cũng được.

Vừa kiếm tiền, vừa lấy được tấm bằng.

Các bạn cùng phòng đều khuyên tôi:

“Không thi cao học thì đúng là phí quá!”

Vì phải ôn thi, tôi giảm hẳn số lần về nhà.

Năm đó, cuộc sống của tôi gói gọn trong ba điểm.

Ký túc xá – căn tin – thư viện.

Ông sợ làm ảnh hưởng đến việc học của tôi, nên cũng ít gọi video hơn trước.

Làng giờ cũng có dịch vụ giao hàng rồi,

Tôi cách vài ba hôm lại mua gì đó gửi về nhà cho ông.

Lần nào nhận được ông cũng nhắn tin:

“Đừng tiêu xài hoang phí nữa.”

Tôi hỏi ông dạo này thế nào, ông đều trả lời:

“Tốt lắm! Không cần lo cho ông đâu.”

Hai tháng trước kỳ thi,

Camera điện thoại của ông bị hỏng, lần nào cũng chỉ gọi được cuộc gọi thoại.

Trước kỳ thi, ông hỏi tôi:

“Ôn tập thế nào rồi?”

“Cũng ổn ạ!”

“Đừng áp lực quá. Thi đậu thì tốt, không đậu thì năm sau thi lại, không phải chuyện lớn.”

“Dạ!”

Ông lại hỏi:

“Vậy thi xong con về luôn chứ?”

“Ông, ông có chuyện gì à?”

Ông lắc đầu:

“Không có. Chỉ là… nhớ con thôi.”

“Đừng lo, ông khỏe lắm mà!”

“Đợi con về, ông sẽ hầm canh gà ác cho con ăn.”

Thế nhưng…

Vừa thi xong môn cuối cùng bước ra khỏi phòng thi, tôi nhận được cuộc gọi từ mẹ:

“Thi xong rồi chứ? Con mau đến đây đi, ông đang nằm ở bệnh viện huyện.”

Lúc đó đầu tôi như nổ tung.

Khi chạy đến bệnh viện nhìn thấy ông, nước mắt tôi cứ thế tuôn rơi không ngừng.

Ông gầy hẳn đi, chỉ còn da bọc xương, má hóp lại.

Ông giơ tay đang truyền dịch, khẽ chạm vào má tôi:

“Khóc gì chứ, ông vẫn khỏe mà.”

Chẳng khỏe chút nào cả.

Bác sĩ nói ông bị ung thư dạ dày, khả năng đã ở giai đoạn hai.

Nhưng may là trong tỉnh có bệnh viện chuyên điều trị ung thư dạ dày rất tốt.

Nếu kịp thời điều trị, tỷ lệ sống còn rất cao, sau này chăm sóc tốt, có thể sống thêm năm năm trở lên.

Mẹ tôi vội hỏi:

“Vậy phải cần bao nhiêu tiền?”

“Ước tính giai đoạn đầu cần ít nhất tám vạn, nhưng sau đó có thể được bảo hiểm chi trả một phần, tự chi cũng không quá nhiều.”

Mẹ tôi thở dài:

“Tám vạn… biết đào đâu ra từng ấy tiền.”

Cô tôi cũng vội đến.

Cô thở dài:

“Chú Lưu mấy năm nay đau lưng, hai đứa nhỏ còn đi học, tôi không kham nổi ngần ấy tiền… Tôi có thể xoay được bốn vạn.”

Tôi vội nói:

“Cháu có, để cháu nghĩ cách.”

 

Loading...