Nghề Tư Vấn Tâm Lý Không Dễ Làm Đâu! - Chương 1
Cập nhật lúc: 2025-04-13 16:00:13
Lượt xem: 485
Hoa khôi của trường bị phát hiện gian lận trong kỳ thi, tinh thần suy sụp nên tìm đến tôi để tư vấn tâm lý.
Tôi dành trọn một ngày để trò chuyện, an ủi cô ấy.
Cô ấy khẩn thiết xin tôi giữ bí mật chuyện này, và tôi đã đồng ý.
Nhưng ngay ngày hôm sau, hoa khôi lại lên sân thượng toà giảng đường, định nhảy lầu tự tử.
Sau khi kéo cô ấy xuống an toàn, ban giám hiệu lập tức điều tra trách nhiệm.
Cuối cùng, họ dồn hết lỗi về phía tôi – giáo viên tư vấn tâm lý.
“Học sinh có dấu hiệu muốn tự tử, tại sao cô không báo cáo với nhà trường kịp thời?”
Tôi quay sang nhờ hoa khôi xác nhận chuyện giữ bí mật.
Thế mà cô ta lại tỏ ra đau khổ, ngây thơ, nói:
“Em đã bao giờ nhờ cô giữ bí mật đâu ạ?”
“Nếu lúc đó cô chịu báo với cố vấn học tập và bố mẹ em, có khi em đã nghĩ thông suốt rồi…”
Ngay lập tức, mọi người đều chỉ trích tôi.
Nói rằng vì tôi vô trách nhiệm, suýt chút nữa đã hại c.h.ế.t một sinh mạng.
Thậm chí cả vị hôn phu của tôi cũng mắng tôi là người m.á.u lạnh, vô tình.
Tôi thân bại danh liệt, tuyệt vọng lao xuống từ chính sân thượng của giảng đường ấy.
Sau khi chết, tôi mới biết — hoa khôi chưa bao giờ có ý định c.h.ế.t thật.
Cô ta chỉ muốn dùng chiêu nhảy lầu để tẩy trắng việc gian lận thi cử.
Mở mắt ra lần nữa, tôi đã quay trở lại ngày hôm đó — ngày mà cô ta đến tìm tôi xin tư vấn tâm lý.
Cô ta nhìn tôi, tha thiết cầu xin:
“Cô ơi, chuyện em muốn nhảy lầu… cô có thể giúp em giữ bí mật được không?”
Chương 1:
“Cô ơi, em bị bạn trong phòng thi phát hiện gian lận ở kỳ thi cuối kỳ rồi.”
Hoa khôi của trường – Tần Mặc – ngồi trước mặt tôi, vẻ mặt đầy ăn năn.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
“Giờ điểm môn đó của em bị hủy, mất luôn tư cách xét tuyển thẳng vào cao học.”
“Bạn bè cùng phòng thi chắc chắn cũng sẽ bàn tán sau lưng em.”
“Em phải làm sao đây? Em không muốn sống nữa… Tòa giảng đường trường mình cao hai mươi tầng đúng không ạ?”
“Cô nói xem, nếu em nhảy xuống… có phải mọi đau khổ sẽ kết thúc không?”
Một giáo viên tư vấn tâm lý bình thường khi nghe câu đó hẳn đã lập tức cảnh báo, nhẹ nhàng khuyên học sinh bình tĩnh lại.
Nhưng tôi – người có chứng chỉ Tư vấn tâm lý cấp quốc gia hạng Nhất – chỉ lạnh lùng quan sát cô ta, không nói một lời an ủi.
Tần Mặc rơm rớm nước mắt, thấy tôi im lặng mãi thì bắt đầu thấy khó hiểu:
“Cô sao vậy?”
“Mọi người đều nói cô là giáo viên tư vấn tâm lý giỏi nhất Đại học Kinh Đô, nên em mới đến tìm cô để trút bầu tâm sự…”
“Em vừa nói em muốn nhảy lầu sao?” – tôi nhắc lại.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/nghe-tu-van-tam-ly-khong-de-lam-dau/chuong-1.html.]
Đối diện phòng tư vấn tâm lý chính là tòa giảng đường cao hai mươi tầng mà cô ta vừa nhắc đến.
“Em có biết nhảy từ tòa đó xuống sẽ ra sao không?”
“Sẽ như một miếng thịt bị đè nát vậy.”
Tôi vỗ mạnh hai bàn tay vào nhau.
“Xương sẽ vỡ vụn, thịt nát bét, gương mặt em cũng sẽ bị lực va đập ép đến méo mó.”
Tôi hơi nghiêng người, ghé sát mặt Tần Mặc, ánh mắt lạnh băng như d.a.o cạo:
“Máu sẽ tràn ra kín mũi miệng em. Mắt em sẽ rơi ra ngoài, trộn lẫn với não…”
“Á!” – Tần Mặc hét lên.
“Cô… cô đang nói linh tinh gì vậy? Sao cô lại biết rõ người nhảy lầu c.h.ế.t sẽ trông như thế nào?”
“Bởi vì…”
Kiếp trước, tôi đã c.h.ế.t theo cách đó rồi.
Tôi tên là Cố Sâm, đúng như lời đồn – giáo viên tâm lý giỏi nhất Đại học Kinh Đô.
Ngoài xã hội, buổi tư vấn tâm lý của tôi có giá khởi điểm hai nghìn tệ mỗi giờ.
Nhưng với sinh viên của Đại học Kinh Đô, tôi vẫn luôn miễn phí.
Cũng vì thế mà nhiều sinh viên coi tôi như bạn tâm giao, không hề giữ khoảng cách.
Còn tôi… tôi cũng chưa từng đề phòng lũ trẻ có đôi mắt trong veo, vừa non nớt vừa ngốc nghếch ấy.
Kiếp trước, Tần Mặc cũng từng đến tìm tôi.
Cô ta là hoa khôi khoa Diễn uất, bị bắt quả tang gian lận trong kỳ thi lý thuyết cuối kỳ, ngay tại phòng thi.
Bạn thi chung lập tức tố cáo với giám thị, bài thi của Tần Mặc bị hủy bỏ ngay tại chỗ.
Tệ hơn nữa là – Tần Mặc vốn đã nổi tiếng từ khi còn đi học, là một ngôi sao trẻ được nhiều người biết đến.
Sự việc cô ta gian lận lan truyền nhanh chóng, đến cả các diễn đàn sinh viên của Đại học Kinh Lâm cũng rộ lên bài đăng bàn tán.
Một lần thi bị phát hiện gian lận, đủ để huỷ sạch hình tượng cô ta dày công xây dựng.
Quá lo lắng và suy sụp, Tần Mặc tìm đến phòng tư vấn tâm lý của trường – tìm đến tôi.
Hôm đó, tôi kiên nhẫn lắng nghe cô ta kể hết mọi chuyện, dành cả ngày để trấn an tinh thần cho cô ta.
Tới khi thấy tâm trạng cô ta dần ổn định, tôi mới thở phào nhẹ nhõm.
Trước khi rời khỏi phòng tư vấn, Tần Mặc quay đầu lại, mỉm cười với tôi:
“Cô Cố, em nghĩ thông rồi.”
“Những gì em nói về việc muốn nhảy lầu… mong cô giữ bí mật giúp em.”
Nguyên tắc đầu tiên trong nghề tư vấn tâm lý là tôn trọng quyền riêng tư của người bệnh.
Nhưng ở đại học, lại có một “quy định ngầm”:
Một khi phát hiện học sinh có dấu hiệu trầm cảm hay ý định tự tử, giáo viên phải lập tức thông báo với nhà trường và gia đình.
Quy định này giống như một cách để nhà trường chối bỏ trách nhiệm nếu có chuyện gì xảy ra — kiểu “chúng tôi đã làm hết trách nhiệm, còn tai nạn là do học sinh.”
Nhưng đứng trên góc độ giữa người bệnh và bác sĩ tâm lý, thì quy định này lại cực kỳ phi lý.