Mẹ tôi lo lắng thì thầm với ba tôi:
“Không nên khoe của, cô ấy làm vậy lộ liễu quá, coi chừng chuốc họa vào thân.”
Nói sao thì y như vậy. Chẳng mấy ngày sau, bà nội tôi nằm vật ra trước cổng nhà cô, khóc lóc om sòm:
“Đứa con bất hiếu này, về nhà bao lâu mà không thèm ngó mặt mẹ già. Giờ thì ở nhà to, để mẹ ruột bụng đói lép kẹp. Có giàu cỡ nào thì cũng là cầm thú, để người ta phỉ nhổ!”
Bà ta chọn đúng lúc mọi người vừa ăn xong ra sân hóng mát, người này gọi người kia, chưa đầy chốc lát, cả sân đầy người đến xem náo nhiệt.
Tôi buông sách vở chạy ra, thì nghe thấy tiếng thím Điền với cái giọng to như chuông phụ họa:
“Đúng thế! Hồi trước làng mình hiền hòa biết mấy, từ ngày con nhỏ từng đi tù này quay về, trong làng cãi nhau còn nhiều hơn cơm bữa nữa!”
Tôi bỏ tập vở xuống rồi chạy ra ngoài, vừa đến nơi liền nghe thấy thím Điền với cái giọng oang oang phụ họa:
“Đúng đó, làng mình ngày xưa nề nếp biết bao, từ lúc con nhỏ từng ngồi tù kia về, trong làng cãi nhau nhiều hẳn lên.”
Ghen tỵ với việc cô tôi phát tài nhưng lại không có cách gì làm được như cô, thì tất nhiên là quay về nhà trút giận thôi.
Thực ra đã có vài người gan dạ thử làm theo, nhưng người thì rang hạt dưa không ra hương vị, người thì vào thành phố không quen đường đi nước bước, cuối cùng đều lỗ vốn mà quay về.
Những người đó bây giờ lại là những người kêu gào to nhất.
“Tội nghiệp chưa kìa, nuôi lớn một đứa con mà chẳng hưởng được chút phúc nào, còn để bà mẹ ruột đói meo, sau này chắc chắn bị sét đánh cho coi.”
“Hạng người thất đức như vậy thì không nên để ở lại làng mình, trưởng thôn đâu rồi, nên bảo trưởng thôn đuổi cô ta ra khỏi làng đi!”
...
Trong tiếng xì xào ồn ào ấy, ba tôi chỉ biết van xin mọi người bớt lời, nhưng chẳng ai chịu nghe.
Cô tôi cứ đứng đó, lạnh lùng nhìn đám đông, đến khi mọi người nói chán rồi mới ngừng, cô mới nhìn chằm chằm vào bác dâu cả đang lấp ló trong đám người, nói:
“Chị dâu, tôi nhớ là trước đây mẹ mang theo tất cả tiền dành lo hậu sự đến nhà chị, giờ bà nói không có cơm ăn, chẳng phải đang nói anh cả nuốt tiền của bà mà còn không nuôi bà sao? Nếu thật sự là vậy, thì tôi với tư cách là con gái phải thay bà đòi lại công bằng rồi.”
Vừa dứt lời, ngay cả bà nội đang nằm đất giãy giụa cũng cứng đờ cả người.
Lúc đó mọi người mới chợt nhớ ra, nhà tôi và nhà bác cả đã phân chia từ lâu.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/ngay-ngay-tien-ve-phia-truoc/6.html.]
Mẹ tôi đứng bên cạnh tôi, phải véo vào tay mới nhịn được cười, không ngờ bao nhiêu bức bối suốt mấy năm nay, lại được cô tôi ra mặt xả thay.
10
Mẹ tôi là người từng chịu khổ.
Hồi chưa tách hộ, mọi thứ trong nhà đều nằm trong tay ông bà nội.
Nhà bác cả được ăn đồ khô, còn nhà tôi thì ăn đồ loãng.
Mỗi lần mẹ tôi lên tiếng, ba tôi lại ngây ngô nói: ‘Anh cả sau này sẽ nuôi dưỡng cha mẹ già, nên mẹ có thiên vị một chút cũng là bình thường, nhà ai mà chẳng vậy.’
Nhưng đến lúc ông nội thật sự đổ bệnh, bà nội lại giống như hôm nay nằm ngay giữa nơi đông người nhất trong làng mà ăn vạ, gào lên rằng ba tôi bất hiếu, không chịu chữa bệnh cho cha mình.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Cuối cùng, đúng như bà muốn, nhà tôi tách riêng.
Bà mang tiền về nhà bác cả, còn ông nội bệnh tật thì để lại cho nhà tôi.
Làng tôi vốn đã nghèo, vì bệnh tình của ông nội, nhà tôi càng nghèo hơn.
Chuyện này có một điều tốt duy nhất đó là khiến trái tim ba tôi lạnh lại.
Từ đó trở đi, tiền bạc trong nhà đều do mẹ tôi quyết, bà nội không còn lấy được dù chỉ một đồng.
Khi nghe cô tôi hướng mũi dùi sang phía bác cả, bà nội lập tức bật dậy như chưa từng nằm vật đất, không hề có vẻ gì là đói khát:
“Đừng có nói bậy! Thằng cả hiếu thảo biết bao, có gì ngon cũng dành cho tôi! Tôi nói đói là vì tôi phải ăn cháo trong khi hai đứa con bất hiếu các người ăn thịt! Nhà thằng cả nghèo không mua nổi thịt thì đâu phải lỗi của nó? Chính tụi bây không nhường đồ ngon cho mẹ mình mới là bất hiếu!”
Lần này, bà lôi cả ba tôi vào chửi, ý rõ ràng là muốn cô tôi dẫn bác cả theo cùng để làm ăn kiếm tiền.
Bác cả là kẻ đánh bạc có tiếng cả làng đều biết, thậm chí còn đáng ghét hơn cả người từng bị cải tạo lao động.
Ngay cả người ăn to nói lớn như thím Điền cũng không dám tiếp lời giúp bà nữa.
Bí thư chi bộ làng đến đúng lúc đó, ông vừa khụ khụ lấy giọng, vừa hô lớn:
“Làm ầm cái gì! Linh Mai làm ăn ở làng ta, ít nhất còn chịu thu mua hướng dương của các người, giúp mọi người kiếm được ít tiền lẻ. Cô ấy mà bỏ đi thật, mấy người gây chuyện liệu có bù nổi khoản đó không?”
Chỉ cần nhắc tới tiền, những người trước đó vì ghen tỵ mà làm loạn cũng lập tức im bặt.