MỖI NGƯỜI ĐỀU PHẢI GÁNH LẤY NHÂN QUẢ CỦA CHÍNH MÌNH - Chương 4
Cập nhật lúc: 2025-04-17 17:13:05
Lượt xem: 1,453
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
https://s.shopee.vn/2fxtBlY6PS
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
Năm ngoái, mẹ bà ấy bị ung thư phổi phải nhập viện.
Bà ấy khóc lóc suốt, không lo nổi viện phí, cuối cùng chính tôi là người đứng ra thanh toán toàn bộ chi phí phẫu thuật và điều trị.
Khi đó bà ấy cảm động không thôi, còn nắm tay tôi nói:
“Kiếp sau làm trâu làm ngựa cũng sẽ báo đáp cô.”
Tôi siết chặt tờ phiếu kiểm tra thai nhi trong tay.
Sau đó lấy điện thoại chụp lại rồi cẩn thận đặt mọi thứ trở về chỗ cũ.
Trở lại ghế sofa, tôi mở điện thoại, tìm đến tài khoản WeChat của Tô Diểu.
Tôi mở trang cá nhân của Tô Diểu trên WeChat.
Cô ấy chỉ để hiển thị bài đăng trong vòng ba ngày.
Nhưng chỉ cần một bài duy nhất còn lại đó, cũng đủ để tôi xác định — người trên phiếu khám thai chính là cô ta.
Cô ta mặc một chiếc váy dài màu nhạt, bụng dưới hơi nhô lên, đang quỳ trang nghiêm trên đệm trước tượng Phật.
Hai bàn tay chắp lại, mắt khép hờ.
Chú thích trên ảnh viết:
“Trái tim từng bất an, ngay khoảnh khắc được nụ hôn của anh xoa dịu, liền trở nên tĩnh lặng. Em tin thần Phật sẽ ban cho chúng ta điều may mắn, đúng không?”
Cơn bão cuộn trào, tâm trí tôi sụp đổ thành tro tàn.
Khi trở lại phòng ngủ, Hứa Tri Sơn đã ngủ.
Một góc điện thoại thò ra từ dưới gối.
Tôi nhẹ nhàng rút ra.
Nhưng anh ta đã đổi mật khẩu.
Tôi không còn cách nào để mở nữa.
Tôi lặng lẽ đặt lại điện thoại, ngồi xuống mép giường, lặng lẽ nhìn người đàn ông đang khẽ ngáy đều đều.
Tôi quen Hứa Tri Sơn năm mười tám tuổi, khi còn học trung cấp.
Năm hai mươi hai tuổi, bất chấp phản đối từ gia đình, tôi lấy anh ta — người đàn ông có bốn anh em trai.
Anh ta là con thứ ba.
Hai người anh trên đã có vợ, đến lượt anh ta thì ba mẹ chẳng còn sức dựng nổi căn nhà cho riêng mình.
May thay lúc đó, tốt nghiệp trung cấp là được nhà nước phân công việc làm.
Sau khi cưới, hai đứa mỗi người ở một ký túc xá sáu người — do đơn vị phân.
Thấy vậy, ba mẹ tôi không đành lòng.
Họ bàn với anh trai tôi, quyết định sang tên căn nhà trong thành phố cho vợ chồng tôi, còn mình chuyển về quê ở.
Tôi không nỡ nhận.
Anh trai tôi chỉ cười, bảo:
“Anh còn độc thân, ở thêm vài năm cũng chẳng sao. Biết đâu sau này anh phát tài, loại nhà thế này còn chẳng buồn liếc mắt.”
Thời đó, được ba mẹ và anh trai yêu thương như thế, tôi cảm động khôn nguôi.
Mấy năm đầu trôi qua yên ổn.
Cho đến năm 2000, đơn vị nơi tôi và Hứa Tri Sơn làm bắt đầu sa thải hàng loạt, giống như nhiều xí nghiệp quốc doanh khác.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
“Chén cơm sắt” vỡ vụn.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/moi-nguoi-deu-phai-ganh-lay-nhan-qua-cua-chinh-minh/chuong-4.html.]
Chúng tôi gia nhập hàng triệu người thất nghiệp, bắt đầu cuồng quay vì kế sinh nhai.
Từng mở cửa hàng vật liệu, bán hoa quả ngoài chợ, bày hàng tạp hóa.
Mãi sau này, anh trai tôi — người đã lăn lộn ở thành phố ven biển bao năm — mới chỉ cho chúng tôi một con đường mới: mở siêu thị.
Đầu những năm 2000, tuy thành phố đã có siêu thị, nhưng các thị trấn, làng quê vẫn chủ yếu là tiệm tạp hóa truyền thống, hàng hóa nghèo nàn.
Chúng tôi cầm cố căn nhà, vay ngân hàng, mở siêu thị đầu tiên tại một thị trấn đông dân, sức mua tốt.
Từ đó, chúng tôi tích lũy được khoản vốn đầu tiên trong đời.
Cho đến hiện tại, chúng tôi đã sở hữu mấy chục chuỗi siêu thị, mở thêm cả chục cửa hàng thực phẩm sạch.
Chỉ vài câu ngắn ngủi không thể lột tả hết chặng đường chông gai đã trãi qua.
Thời gian khởi nghiệp, tôi vừa mang thai, vừa sinh con, vừa nuôi con bú, vừa chăm lo đủ chuyện không tên.
Nhọc nhằn, mệt mỏi luôn bám theo như bóng với hình.
Người đàn ông trước mắt từng là người cùng tôi xông pha, từng sát cánh bước qua bùn lầy.
Tôi từng tin rằng, chúng tôi sẽ cùng nhau đi đến bạc đầu.
Nhưng anh ta lại phản bội trước.
Phủi sạch mọi hy sinh tôi đã dành cho gia đình này.
Thậm chí còn muốn đá tôi ra khỏi cuộc chơi.
Vậy thì…
Tôi cũng không cần phải gìn giữ những thứ gọi là “tình nghĩa” nữa.
Hứa Tri Sơn nói phải kịp chuyến bay lúc chín giờ sáng.
Trời mới tờ mờ sáng, anh ta đã ra khỏi nhà.
Chín giờ, tôi gọi xe đến thẳng công ty.
Giờ này, chắc anh ta đã lên máy bay, điện thoại chuyển sang chế độ máy bay.
Hầu hết nhân viên trong công ty đều nhận ra tôi, ai cũng niềm nở chào hỏi.
Chỉ là… ánh mắt họ nhìn tôi có chút kỳ lạ.
Tôi không để tâm, bước thẳng về phía văn phòng tổng giám đốc của Hứa Tri Sơn.
Thật ra từ sau vụ tai nạn, tôi rất ít khi đến công ty.
Mỗi lần đến đều có Hứa Tri Sơn đi cùng, cũng chỉ ở lại tối đa hai tiếng rồi rời đi.
Hôm nay, vào văn phòng, tôi khóa trái cửa lại.
Rồi bắt đầu chậm rãi quan sát.
Bố cục trong phòng đã thay đổi khá nhiều, thêm không ít món đồ mang phong cách giới trẻ.
Mô hình nhân vật hoạt hình, tượng thỏ bằng gốm dễ thương, gối ôm màu hồng mềm mại, tấm chăn lông cừu màu trắng kem.
Bên cái bàn cạnh sofa còn đặt một chiếc máy tạo ẩm đẹp tinh xảo.
Tôi bước về phía căn phòng nhỏ ở góc văn phòng.
Đó là nơi đặt thiết bị điều khiển trung tâm của hệ thống camera giám sát trong văn phòng tổng giám đốc.
Hứa Tri Sơn vì muốn đảm bảo an toàn nhưng đồng thời giữ được sự riêng tư, nên hệ thống giám sát ở đây được lắp đặt riêng biệt.
Tôi mở lại toàn bộ đoạn ghi hình trong thời gian gần đây.
Theo đoạn ghi hình do hệ thống lưu trữ trong 30 ngày gần nhất, Tô Diểu gần như cách hai, ba ngày lại đến một lần.