Mẹ Tôi Chẳng Phải Thiên Thần - Chương 4
Cập nhật lúc: 2025-05-16 10:33:00
Lượt xem: 196
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
https://s.shopee.vn/40SymCNlPk
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
7.
Kỳ thi tuyển sinh trung học ngày càng đến gần, mẹ tôi như một chiếc con quay bị lên dây cót, xoay vòng vòng, không lúc nào dừng lại.
Bà điên cuồng bắt tôi uống đủ thứ “nước bổ não”, “nước tỉnh táo” do bà tự chế. Sau chuyện lần trước, cho dù mùi vị khó uống cỡ nào, tôi cũng đành nín thở, cố nuốt xuống, nhịn nôn mà uống cho xong.
Do chịu áp lực suốt thời gian dài và thiếu ngủ triền miên, kinh nguyệt của tôi rối loạn, kéo dài hơn mười ngày không dứt, còn kèm theo đau bụng dữ dội.
Tôi lại một lần nữa nhập viện, co ro nằm trên giường bệnh, truyền nước.
Mẹ tôi cứ không ngừng giục y tá:
“Truyền nước gì mà chậm thế? Con gái tôi còn phải đi học thêm nữa đấy, truyền kiểu này thì đến bao giờ mới xong?”
Y tá giải thích rằng loại dịch truyền này không thể nhỏ giọt quá nhanh, sẽ gây áp lực cho tim, huống hồ nhìn tôi yếu đến mức này, cần nghỉ ngơi thật sự, nên chuyện học thêm nên tạm dừng một thời gian.
Nhưng mẹ chẳng màng, liếc xéo y tá một cái rồi tự tay vặn tốc độ truyền lên mức tối đa:
“Một buổi học thêm sáu trăm đồng đấy! Có tiêu tiền của cô đâu mà lo bao đồng!”
Có lẽ trong mắt mẹ, tôi chỉ là một cỗ máy, phải chạy hết công suất 24 giờ mỗi ngày, không được phép dừng lại.
Kỳ thi trung học kéo dài ba ngày. Mẹ tôi gần như không chợp mắt một phút nào. Bà sợ tôi trúng gió do bật điều hoà, nhất quyết ngồi cạnh giường quạt tay cho tôi cả đêm.
Thế nhưng, người đàn bà đầu bù tóc rối, mắt đỏ ngầu như m.á.u ngồi ngay bên gối tôi lại giống như một bóng ma trong đêm tối, bước vào cả giấc mơ của tôi, khiến tôi lại càng không thể nào ngủ được.
Vì thiếu ngủ, tôi thi trong trạng thái choáng váng, đầu óc mơ màng.
Lúc bước ra khỏi cổng trường, tôi thấy mẹ đang hớn hở nói chuyện với mấy bà mẹ khác:
“Mấy chị không biết đâu, vì cho con bé yên tâm thi cử, tôi mấy ngày nay gần như không ngủ một phút nào đấy! Quạt tay cho nó đến tận nửa đêm, còn dậy sớm hầm gà tẩm bổ, xém chút nữa thì tặng luôn cái mạng già này rồi!”
Nhìn thấy tôi ra khỏi cổng, mẹ liền reo lên phấn khởi:
“Uyên Uyên, mẹ ở đây này! Thi thế nào rồi con?”
Tôi gật đầu: “Cũng tạm ổn, mấy câu hỏi lớn trong đề trúng mấy đề luyện hôm trước.”
Mẹ vui mừng che miệng, ghé vào tai tôi thì thầm:
“Thấy chưa, phí vào nhóm mẹ bỏ cả mấy ngàn đồng đó!”
Tôi cứ ngỡ kết quả đã chắc như đinh đóng cột. Nhưng đến ngày công bố điểm thì xảy ra biến cố.
Tôi… thi rớt môn Toán!
Mẹ không tin, lập tức tới Sở Giáo dục khiếu nại, nói rằng điểm số của tôi nhất định có vấn đề.
Thế nhưng kết quả tra lại cho thấy, do quá buồn ngủ trong lúc làm bài, tôi đã tô sai dòng trên phiếu trả lời trắc nghiệm.
Không khí lặng ngắt, chỉ còn tiếng thở gấp dần nặng nề của mẹ tôi.
Đột nhiên, ngay giữa cổng Sở Giáo dục đông người qua lại, mẹ giật mạnh tai tôi. Bà dùng sức rất lớn, da thịt nơi tai như bị xé toạc, đau đến tận xương tủy.
Những cái bạt tai như mưa giáng xuống mặt, xuống người tôi. Cuối cùng bà còn đá tôi hai cú thật mạnh, đá tôi ngã quỳ xuống đất:
“Đồ vô dụng! Mẹ lấy cả mạng ra để đổi, mà mày thi cử kiểu này à? Mắt mày để chó ăn rồi à? Mày không vào được trường cấp ba Dục Nhân thì lấy gì mà thi Thanh Hoa? Mày sống sao cho đáng mặt với bố mày, với anh mày đã khuất hả?”
Nhân viên Sở Giáo dục vội chạy ra can, mẹ tôi lại gào lên, hung hãn đẩy họ ra:
“Biến đi! Không liên quan đến mày!”
Ánh nắng hè gay gắt đến chói mắt, nhưng thế giới của tôi chỉ là một mảng tối đen. Cơ thể tôi cũng không còn cảm giác gì, chỉ quỳ sụp nơi đó, hóa thành một pho tượng đá không còn hơi thở.
Trong những ngày chờ kết quả xét tuyển, một tin dữ ập đến.
Quốc gia nơi bố tôi đến làm việc xảy ra biến động chính trị. Quân phản loạn chiếm chính quyền, nước ta khẩn cấp sơ tán kiều dân. Nhưng nhà máy nơi bố tôi làm lại bị pháo kích.
Có năm người c.h.ế.t tại chỗ. Và bố tôi… là một trong số đó.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/me-toi-chang-phai-thien-than-mhqf/chuong-4.html.]
8.
Ngày tro cốt của cha được đưa về nước cũng là ngày trường cấp ba Dục Nhân công bố kết quả trúng tuyển. Thành tích của tôi… thiếu mất hai điểm so với điểm chuẩn.
Tôi khóc, lao tới định ôm lấy hộp tro cốt của cha, nhưng mẹ lại xô tôi ngã lăn ra đất:
“Đừng có động vào ba mày! Mày không xứng!”
Bên cạnh di ảnh của anh trai, giờ đây lại có thêm một khung hình nữa – là cha tôi.
Tối hôm đó, lần đầu tiên mẹ không nấu cơm tối. Bà chỉ ngồi bất động trên ghế sofa, trầm mặc nhìn chằm chằm vào hai tấm di ảnh treo trên tường, ánh mắt như xuyên qua cả màn đêm. Bóng lưng đó, bị bóng tối bao phủ, khiến tôi sinh ra một nỗi sợ khủng khiếp.
Tôi biết, với tính cách của mẹ, bà tuyệt đối không thể yên lặng như vậy được.
Quả nhiên, bà đứng dậy, hai mắt đỏ rực như máu, lảo đảo bước về phía tôi.
Lần này, tôi bị đánh tàn nhẫn nhất từ trước đến giờ.
Tôi có thể cảm nhận được, ngày hôm đó, mẹ đã đem tất cả uất ức, oán hận, điên cuồng và thù hằn dồn hết lên người tôi. Đến mức cây gậy phơi đồ bằng sắt cũng bị bà đánh gãy, uốn cong.
Bà túm tóc, lôi tôi tới trước bàn thờ cha và anh trai, ấn đầu tôi xuống bắt quỳ lạy, mỗi lần dập đầu lại bắt tôi nói một câu:
“Con có tội.”
Một trăm lần, đầu tôi đập đến choáng váng, m.á.u chảy ròng ròng, bà mới chịu buông tay.
Mẹ nhào lên trước bài vị, khóc gào thảm thiết:
“Lão Tống ơi! Ông đi rồi tôi biết sống sao đây? Ông để lại cho tôi đứa con gái vô tích sự thế này đây! Nguyên Nguyên ơi, mẹ nhớ con quá, nếu con còn sống, sao có thể thi ra cái kết quả nhục nhã này? Thôi thì để tôi c.h.ế.t quách đi cho xong! Dưới đó ba mẹ con mình còn có thể đoàn tụ…”
Tôi nằm rạp trên đất, nước mắt, mồ hôi và m.á.u hòa vào nhau. Tôi biết, người mà mẹ gọi là “Nguyên Nguyên”, chưa bao giờ là tôi.
Tôi không thi được thành tích tốt, tôi thậm chí… không xứng đáng làm ma của nhà họ Tống.
Ngày hôm sau khi tro cốt của cha được chôn cất, mẹ tôi như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Bà dắt tôi, ôm theo di ảnh cha, quỳ giữa văn phòng hiệu trưởng:
“Hiệu trưởng, xin ông rủ lòng thương! Con bé Tống Uyên nhà tôi là một đứa trẻ ngoan, lần này vì cha đột ngột qua đời, quá kích động nên mới tô sai phiếu trả lời. Con bé từng đạt huy chương vàng cuộc thi Toán quốc tế, tuyệt đối là mầm non ưu tú có thể thi vào Thanh Hoa!”
Để tôi khóc ra nước mắt cho giống đang chịu đựng cú sốc, mẹ không ngần ngại dùng móng tay bấu mạnh vào phần thịt bên hông tôi, xuyên qua cả lớp áo.
Cuối cùng, nhờ dai dẳng cầu xin, mẹ tôi cũng xin được suất nhập học hệ tư thục thu phí cao, đập vào đó toàn bộ 200.000 tệ tiền bồi thường tử nạn của cha.
Ngày đưa tôi đến trường nhập học, mẹ nhìn chằm chằm vào tôi, ánh mắt rắn rỏi đến lạnh lẽo:
“Tống Uyên, con phải nhớ rõ. Cơ hội đi học lần này là cha con dùng mạng đổi lấy. Nếu con không vào được Thanh Hoa… con không xứng gọi ông ấy là ba!”
Cha tôi – người đàn ông hầu như chẳng ở nhà mấy trong suốt mười mấy năm tôi lớn lên – lại là điểm yếu duy nhất của tôi.
Bởi vì chỉ có cha là thật lòng gọi tôi là “Uyên Uyên”.
Chỉ có ông, mới thật sự gọi tôi – chứ không phải một cái bóng thay thế ai đó.
Vì cha…
… tôi lại cắn răng, tiếp tục nhẫn nhịn.
Kiến thức trung học phổ thông phức tạp hơn nhiều so với cấp hai. Những môn tôi từng giỏi như Toán và Lý giờ cũng dần trở nên quá sức.
Mẹ tôi suốt ngày nhắc đi nhắc lại chuyện đã tiêu hết 200.000 tệ tiền mạng sống của cha để tôi đi học, như chiếc đồng hồ lên dây vặn mãi không ngừng.
Bà muốn tôi tin rằng – chính vì tôi thiếu hai điểm nên mới khiến cha c.h.ế.t không nhắm mắt, khiến tiền bồi thường mạng sống ấy bị lãng phí.
Và cái gánh tội đó sẽ trở thành động lực để tôi học cho đến chết.
Sang học kỳ hai lớp 10, nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nên yêu cầu tất cả học sinh phải nội trú, thực hiện dạy học khép kín.
Từ nhỏ đến lớn, tôi mặc gì, học gì, thi lớp nào, sinh hoạt ra sao đều nằm trong bàn tay điều khiển của mẹ.
Thậm chí, nghề nghiệp sau này, lấy ai, sống ở đâu… bà đều đã lên kế hoạch sẵn.
Mẹ tôi như một chiếc máy bay trực thăng, luôn lượn quanh đầu tôi, chỉ để kịp thời bóp c.h.ế.t mọi nguy cơ chưa kịp nảy mầm.
Chuyện nội trú – rõ ràng vượt ngoài tầm kiểm soát đó – khiến bà gần như phát điên.
Mẹ tôi vội vàng đến trường, tìm giáo viên chủ nhiệm, nói tôi thể chất yếu, nhất định phải về nhà ở.
Nhưng giáo viên chủ nhiệm từ chối thẳng thừng, nói phải tuân thủ quy định chung của nhà trường.
Mẹ tôi lại giở bài cũ, nước mắt nước mũi chạy lên tìm hiệu trưởng.
Không may, hiệu trưởng đi công tác ở Bắc Kinh, không có ở trường.
Không còn cách nào khác, mẹ chỉ đành tạm thời chấp nhận cho tôi ở lại ký túc xá.