Lý Đoan Ngọc gật đầu, một tay bà nắm c.h.ặ.t t.a.y con, tay kia khẽ vuốt những sợi tóc rối bên má con gái như muốn ghi nhớ cảm giác mềm mại này thêm lần nữa. Bà tiếp tục cẩn thận dặn dò :
“Lên tàu rồi nhớ theo sát dì Tuệ Trân, đừng nói chuyện với người lạ. Tuy thời gian con đến chỗ các anh chỉ mới định ra gần đây , nhưng cha mẹ đã bàn với các anh từ sớm, nên anh cả đã nhờ một chiến hữu của anh, khi đến Lan Thành sẽ lên tàu đón con , rồi đưa đến chỗ các anh . Nhưng đoạn đường từ Dung Thành đến Lan Thành vẫn là đoạn đường dài, con phải tự mình cố gắng, nhất định ... phải chiếu cố bản thân mình cho thật tốt , phải biết tự bảo vệ mình, biết không ?”
Phương Tri Ý tuy là mười sáu tuổi, nhưng trong mắt cha mẹ , dù cô mười bảy tuổi , mười tám tuổi , thậm chí càng nhiều hơn , nhiều hơn nữa , cho đến mãi về sau này khi ông bà nhắm mắt xuôi tay thì cô vẫn là vẫn là cô bé yếu ớt mảnh mai năm đó bệnh một trận là sốt cao cả đêm, đối với việc con gái một mình ra cửa , dù lần một , lần hai hay rất nhiều lần khác , làm cha làm mẹ vẫn là vô cùng lo lắng như cũ.
Đó là nỗi lo không vì năm tháng đổi dời mà thay đổi , vĩnh viễn vẹn nguyên như những ngày đều.
Con gái chưa đi , nhớ mong lo lắng đã giăng kín trong lòng cha mẹ.
Phương Tuấn Khanh bước tới, vỗ nhẹ vai con, ánh mắt ông sâu thẳm, giọng trầm mà vững:
“Nhớ là các anh trai của con đều phục vụ trong quân ngũ . Trên tàu có gặp gỡ chuyện gì không tốt thì không cần xông ra chịu thiệt thòi. Cứ tìm nhân viên trên tàu, nói với họ rằng con là em gái những người chiến sĩ đang chiến đấu bảo vệ biên cương, họ nhất định sẽ giúp con.”
Thời buổi này, quân nhân là người bảo vệ dân chúng, là niềm tin vững chãi giữa thời cuộc rối ren. Hơn nữa , hiện nay , mỗi đoàn tàu đều có binh sĩ tuần tra để đảm bảo an ninh. Dù cùng hai anh trai của Tri Ý thuộc binh chủng khác , nhưng những người khoác áo lính, dù khác binh chủng, vẫn cùng một lòng.
Nga
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/co-em-gai-om-yeu-hai-anh-trai-khong-dam-lay-vo/28.html.]
Đối với người dân cũng vậy , có khó khăn thì tìm anh giải phóng quân, đã là niềm tin đã được khắc sâu vào m.á.u thịt, thành ký ức bản năng của cả dân tộc.
“Con nhớ rồi mà!” Phương Tri Ý rướn người ôm chặt cổ cha mẹ, ánh mắt long lanh, lời nói vừa nũng nịu lại vừa chân thành, nghiêm túc “Cha mẹ nhất định phải giữ lời đó nha. Nếu gạt con, con sẽ giận , sẽ không thèm để ý hai người nữa đâu! Con nói thật đấy !”
Hai vợ chồng nhìn con gái làm nũng , cố làm bộ tức giận trong n.g.ự.c vừa ngọt ngào lại vừa chua xót, gật đầu đồng thanh: “Hứa hứa, chúng ta đều nhớ kỹ rồi, Dạng Dạng của cha mẹ cứ yên tâm.”
Mãi cho đến khi tàu vào bến, tiếng còi vang dài xé toạc bầu không khí náo loạn, Phương Tuấn Khanh và Lý Đoan Ngọc mới lưu luyến không rời mà buông tay con ra .
Đám đông lập tức xô đẩy nhau chen chúc lên tàu. Có người còn chưa chen qua cửa đã ném hành lý qua cửa sổ lên xe . Phương Tuấn Khanh và Lý Đoan Ngọc chỉ có thể đứng bên ngoài sân ga, không ngừng vẫy tay với con gái , nhìn theo con gái bị Lưu Tuệ Trân vội vã kéo vào dòng người, ánh mắt ấy như muốn khắc ghi bóng hình con vào tận tim gan.
Lưu Tuệ Trân một người vừa giữ hai đứa con nhỏ, vừa mang theo Phương Tri Ý, tuy là hành lý không có nhiều nhưng là cũng không có tay rảnh rỗi, bà chỉ có thể quay đầu lại, lớn tiếng nói với hai người đang ngóng nhìn theo :
“Chị dâu, lão Phương , hai người yên tâm! Em nhất định sẽ chăm sóc Dạng Dạng thật tốt!”
Nhà ga đông nghịt người, chen chúc đến mức vai kề vai, lưng áp lưng, dùng câu "người dán người" để tả cũng không hề quá. Bên tai là tiếng ồn ào hỗn tạp, tiếng loa, tiếng gọi nhau í ới, tiếng trẻ con khóc ré...
Trong khung cảnh náo loạn ấy, Phương Tri Ý cũng muốn nói thêm gì đó, nhưng tiếng ồn ào đã nhấn chìm giọng cô. Cô chỉ còn thấy mẹ không biết có nghe thấy những lời cô nói không mà gật đầu liên tục, miệng lại mấp máy liên tục như đang cố dặn dò gì đó, nước mắt chực trào nhưng không dám rơi, còn cha thì giơ tay cao cao , vẫy mãi không ngừng, ánh mắt tràn đầy thương xót mà kiên cường.