“Ông ấy… mất rồi.”
Lưu Tuệ Trân nói khẽ, giọng như sợi tơ mong manh giữa gió chiều. Nhưng với Lý Đoan Ngọc, câu nói ấy lại rơi xuống như một tảng đá lớn, nặng trĩu trong lòng ngực.
Bàn tay bà khựng lại giữa chậu nước lạnh, lá rau non bị bóp nát lúc nào chẳng hay. Một hồi lâu sau, bà mới cất giọng, ngập ngừng như không dám tin vào điều vừa nghe thấy:
“Mất … mất rồi ?”
Lưu Tuệ Trân liếc nhanh về phía cửa bếp, xác nhận Phương Tuấn Khanh chưa quay lại, mới khẽ gật đầu, giọng trầm hẳn:
“Nghe nói… ông ấy có bà con bên ngoại đang sống ở nước ngoài. Chỉ vì chút dây mơ rễ má như thế mà bị quy là ‘liên hệ phản động’. Bắt đầu từ đó, mọi thứ đều thay đổi. Chị cũng biết ông ấy mà , ông ấy là người đọc sách cả đời, từng là giảng viên đại học, dạy người , đào ươm mầm tương lai của đất nước, tính tình tuy có chút ngạo mạn, nhưng là cái ngạo khí của người quen sống cùng sách vở, thẳng thắn, không nịnh nọt, không xu thời, chứ chẳng phải ngạo mạn vô căn cứ. Đáng tiếc... thời thế đổi thay, học vấn thành gánh nặng, chữ nghĩa thành cái tội, bị chà đạp, lẽ phải bị bóp méo, thì trí thức như ông ấy , như lão Phương nhà chị , lại như lão Trần nhà em Thế nhưng ... chẳng khác nào con cá mắc cạn.”
Bà dừng lại một chút, ánh mắt dường như đang lạc về một dĩ vãng đã mờ bụi, rồi lại tiếp tục, giọng trầm lắng hơn:
“Năm ngoái, sau đợt ‘thanh lọc tư tưởng’, Ủy ban Cách mạng đến tận trường niêm yết thông báo. Ép viết kiểm điểm, ép ‘tự phê’. Học trò từng được ông ấy dạy dỗ lại quay sang viết báo cáo tư tưởng. Đổi trắng thay đen chỉ trong một tờ giấy, còn lương tri thì chẳng ai dám giữ. Ông ấy không phản kháng, cũng chẳng tranh cãi, chỉ lặng lẽ gấp sách lại, rời khỏi cổng trường , rồi... kể từ lúc đó , không một ai còn trông thấy ông ấy quay lại nữa."
Giọng Lưu Tuệ Trân khàn đi:
“Nhưng đau đớn nhất... không dừng lại ở đó.”
Nghe đến đây, tay Lý Đoan Ngọc khẽ run. Nước trong chậu đã lạnh toát, nhưng trái tim bà lại nóng lên từng nhịp đập gấp gáp.
“Con trai ông ấy bị điều đi khai hoang tận vùng núi sâu. Gặp phải lợn rừng, hoảng loạn bỏ chạy, lại không biết đường, trượt chân ngã xuống sườn núi, hai chân... bị gãy . Mãi sau mới được người ta phát hiện, khi ấy m.á.u đã khô, cả người bẩn thỉu bết bùn, hai chân cũng đã qua thời gian cứu trị , từ đấy không còn hy vọng đứng lên được nữa . Còn con gái, vội vã gả chồng, chỉ mong có nơi nương thân. Nhưng cưới phải một kẻ tồi tệ—lợi dụng của hồi môn của Đồ gia xong thì trở mặt. Sau đó thì ba ngày đánh một trận nhỏ , năm ngày đánh một trận to , mắng nhiếc càng là không ngừng nghỉ. Đến khi nghe tin anh trai cô ấy bị tàn phế, bên nhà chồng lập tức trở mặt, chẳng còn giữ chút thể diện nào, hành hạ càng không kiêng dè.”
Không khí trong bếp như đông đặc lại, chỉ còn tiếng nước nhỏ giọt từng nhịp buốt giá.
Nga
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/co-em-gai-om-yeu-hai-anh-trai-khong-dam-lay-vo/18.html.]
Lưu Tuệ Trân khẽ thở dài, đáy mắt dâng lên một tầng sương mỏng:
“Ông ấy là người đọc sách, lại càng là người cha. Khi nghe tin hai đứa con rơi vào tình cảnh ấy… ông ấy không gào thét, không oán than. Chỉ lặng lẽ uống thuốc, rồi cứ thế ... buông tay.”
Lý Đoan Ngọc đứng im, đôi tay vẫn chìm trong chậu nước lạnh buốt, như không cảm nhận được điều gì nữa. Bà cất giọng khàn khàn, nghèn nghẹn:
“Chắc ông ấy… tự trách lắm?”
Lưu Tuệ Trân khẽ gật đầu:
“Hẳn là !"
Tự trách mình học vấn đầy người mà chẳng bảo vệ nổi vợ con. Tự trách cái gọi là thanh cao ngày trước, cuối cùng lại trở thành tai họa giáng xuống cả nhà. Những năm tháng sống dưới cái bóng của nghi ngờ và tố cáo, ông ấy mang trong lòng không chỉ là đau đớn—mà là sự giằng xé, là cảm giác bất lực tận cùng của một trí thức bị bẻ gãy.”
Cả hai người phụ nữ lặng thinh thật lâu.
Ánh mắt họ dần chùng xuống, nhớ về Đồ gia—về những đứa trẻ vốn dĩ tri thư đạt lễ, bộ dạng sáng sủa, tương lai hẳn sẽ rực rỡ nếu được sống trong một thời đại khác. Nhưng tất cả bị vùi lấp bởi phong trào, bởi lời tố cáo, bởi sự im lặng của xã hội.
Lão Đồ ra đi, không chỉ vì tuyệt vọng, mà còn vì ông ây biết rằng mình không còn chỗ đứng nào trong thời đại này . Một thời đại mà trí tuệ trở thành gánh nặng, đạo đức trở thành mối nghi ngờ, và lặng im... lại là thứ tiếng nói duy nhất của những người còn giữ cho mình chút liêm sỉ.
Như tất cả những gì mà bọn họ, những người đang ở đây, có thể làm. Không chỉ là vì bản thân mình , mà còn vì vợ , chồng , con cái , vì những người thân yêu .
Trong gian bếp chật hẹp, chỉ còn tiếng lửa lép bép, tiếng thìa va vào nồi, và hai trái tim người mẹ đang nặng trĩu vì một nỗi xót xa không thể thốt nên lời.