CHỒNG VAY TIỀN TRƯỚC KHI CƯỚI, MUỐN CƯỚI VỢ ĐỂ TRẢ NỢ CHUNG - 9 - HẾT
Cập nhật lúc: 2025-04-13 17:19:18
Lượt xem: 1,946
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
https://s.shopee.vn/6fTjxREp2d
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
Thế là dù ban đầu không ưng Vương Ngọc, tôi vẫn thử tìm hiểu một thời gian.
Nói gì thì nói, cô ta cũng xinh, lại dịu dàng, giỏi ăn nói, đến mức mẹ tôi cũng thích.
Nửa năm sau, thấy cũng tạm ổn, tôi cưới cô ấy.
Năm đầu sau cưới, mọi chuyện khá ổn. Nhưng từ năm thứ hai, mọi mâu thuẫn bắt đầu bộc lộ.
Đầu tiên là chuyện con trai riêng của Vương Ngọc.
Cô ấy lương chỉ hơn 5.000 tệ, nhưng cứ đòi cho con học lớp năng khiếu đắt đỏ, quần áo phải mặc đồ hiệu.
Tiếp theo là gia đình bên ngoại — suốt ngày tìm cách “hút máu” chúng tôi.
Mẹ cô ấy thậm chí còn yêu cầu Vương Ngọc mua đồ mới cho con của em trai mình mỗi khi đổi mùa.
Vì mấy chuyện này, vợ chồng tôi cãi nhau suốt.
Và mỗi lần cãi nhau, Vương Ngọc chỉ lặp đi lặp lại vài câu…
“Đó là con trai tôi, tôi chỉ đăng ký cho nó một lớp học năng khiếu, mua vài bộ quần áo mà anh cũng ý kiến. Giờ chúng ta còn chưa sinh con, sau này sinh rồi, con trai tôi có còn chỗ trong ngôi nhà này không?”
“Đó là ba mẹ tôi, họ đã lớn tuổi rồi, chẳng lẽ tôi không lo được sao? Ồ, miệng anh lúc nào cũng nói ba mẹ anh cần được hiếu thảo, thế hóa ra chỉ có ba mẹ anh mới là cha mẹ ruột, còn ba mẹ tôi thì không là người chắc?”
“Trước khi cưới, anh nói hay lắm, bảo sẽ coi con trai tôi như con ruột, nói sẽ đối xử hiếu thuận với cả hai bên bố mẹ. Cưới xong cái là lật mặt ngay được ha?”
Tôi: “…”
Mỗi lần tôi nhắc cô ấy lấy lại phần tiền sính lễ để phụ giúp trả bớt khoản nợ—vì lúc cưới cô ấy, tôi vừa mới trả xong khoản nợ mua nhà, mua xe, mà trong số tiền sính lễ tôi đưa cô ấy có 50.000 tệ là đi vay—thì cô ấy hoặc là giả vờ không nghe thấy, hoặc là cãi nhau.
Lần cãi nhau dữ dội nhất, suýt nữa chúng tôi ly hôn.
Cuối cùng không ly là vì vài ngày sau, Vương Ngọc phát hiện mang thai.
Sau khi mang thai, ốm nghén dữ dội, đến mức không thể đi làm, phải nghỉ việc.
Cô ấy nghỉ việc, áp lực dồn hết lên tôi. Ba mẹ tôi đều đã lớn tuổi, mẹ tôi hay phải nhập viện, tốn tiền. Vương Ngọc thì khám thai, rồi còn con riêng của cô ấy.
Tôi một lần nữa đề nghị cô ấy lấy tiền sính lễ ra dùng cho sinh hoạt chung.
Nhưng Vương Ngọc vẫn không chịu bỏ ra một xu.
Vì chuyện đó, chúng tôi lại cãi nhau nhiều lần nữa.
Tôi cố nói lý:
“Lúc đầu cô yêu cầu tiền sính lễ, nhà tôi tôn trọng nên vẫn đưa. Nhưng bây giờ, tôi khó khăn như vậy, áp lực lớn thế này, cô có tiền mà không chịu bỏ ra giúp, vậy cô nghĩ chúng ta có thể sống với nhau tiếp được sao?”
Tôi tự thấy mình đã nhường nhịn rất nhiều vì cô ấy đang mang thai, chưa nói câu nào quá đáng.
Kết quả là, một tuần sau cuộc cãi nhau, cô ấy âm thầm đi bệnh viện phá thai.
Xong, cô ấy đón con trai và gửi tôi đơn ly hôn.
Tôi: “?”
Cái gì?! Thai hơn năm tháng rồi mà cô ấy dám phá sao?
Tôi gọi điện cho cô ấy, cô ấy còn trách ngược lại tôi:
“Trần Lâm, ai là người có vấn đề, anh tự biết!”
Cô ấy giận dữ nói:
“Anh đến mè nheo làm gì? Anh và ba mẹ anh tính toán như vậy, anh tưởng tôi không biết sao?”
“Con chúng ta chưa chào đời mà anh đã bàn với ba mẹ, bảo tôi sinh xong thì gửi con trai tôi về cho chồng cũ nuôi. Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi, tôi ly hôn là vì chồng cũ ngoại tình, có con riêng nên không thèm nhận con tôi. Giờ tôi phải gửi con tôi đi đâu? Trại trẻ mồ côi à?”
“Còn mẹ anh thì ép tôi sinh xong không đi làm nữa, ở nhà trông con, tiện thể phục vụ bà ấy luôn, bà ấy là sắp c.h.ế.t đến nơi à mà cần tôi hầu hạ?”
Tôi: “…”
Đúng là lần đó tôi có cãi nhau với cô ấy, và có lỡ lời với mẹ tôi về con trai riêng của cô ấy. Còn mẹ tôi, mấy năm nay sức khỏe kém, thường xuyên đau đầu chóng mặt, cần người chăm sóc.
Tôi phân trần: “Anh chỉ lỡ nói một câu với mẹ thôi mà…”
“Nói mẹ anh?” – Vương Ngọc cắt ngang, càng nói càng tức:
“Trần Lâm, ngày nào anh cũng nói con trai tôi tiêu xài của anh bao nhiêu tiền, nhưng nó đã tiêu của anh một xu nào chưa? Tiền học lớp năng khiếu, quần áo đều là tiền lương tôi trả.”
“Gia đình tôi không giúp được gì thì thôi, nhưng đã lấy tiền của anh lúc nào chưa? Chẳng qua chỉ là mỗi khi đổi mùa, tôi mua hai bộ quần áo cho cháu trai gửi về quê vì ba mẹ tôi không tiện lên thành phố, vậy thôi mà anh ngày nào cũng càm ràm!”
“Anh ngày nào cũng phòng bị con trai tôi sau này thừa kế tài sản của anh, rồi phòng bị nhà tôi tới ‘hút máu’, nếu phòng bị dữ vậy, sao không cưới mẹ anh luôn đi?! Nhà ba người các người giỏi tính toán quá, tự sống với nhau đi!”
Tôi: “…”
Nói xong, cô ấy cúp máy.
Tôi gọi lại, cô ấy không nghe, nhất quyết đòi ly hôn.
Tệ hơn, mẹ tôi biết chuyện cô ấy phá thai đòi ly hôn, tức đến mức nhập viện.
Mà Vương Ngọc không những không thèm đến thăm, còn chửi mẹ tôi, nguyền rủa “chết sớm cho đỡ phiền”.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/chong-vay-tien-truoc-khi-cuoi-muon-cuoi-vo-de-tra-no-chung/9-het.html.]
Mẹ tôi nằm viện nửa tháng mới có thể về nhà.
Vừa về nhà, Vương Ngọc lại lên nhóm gia đình chửi bới, suýt nữa khiến mẹ tôi nhập viện lần hai.
Vậy mà mẹ tôi vẫn không trách móc cô ấy, còn bảo tôi nói chuyện đàng hoàng, con thì có thể sinh lại.
Nhưng Vương Ngọc vẫn không lay chuyển, cười khẩy:
“Nhà các người không xứng. Ký giấy ly hôn lẹ đi.”
Tôi: “…”
Tôi đã nói hết nước hết cái, mà cô ấy còn không chịu về nhà.
Cuối cùng, sau hơn một năm giằng co, chúng tôi vẫn ly hôn.
Vì cô ấy không muốn sinh thêm, còn nói thẳng:
“Anh cứ kéo dài đi, kéo đến khi anh c.h.ế.t thì con tôi vẫn được thừa kế một nửa tài sản của anh.”
Đáng nói hơn, trong lúc hai bên căng thẳng, có lần tôi bị cảm khi tăng ca, mong cô ấy về chăm vài hôm.
Cô ấy quả thật có về, nhưng nửa đêm tôi thấy cô ấy lén lút tìm trên mạng:
“Uống cefalexin với rượu thì nguy hiểm cỡ nào?”
Tôi: “!”
Chúng tôi sống với nhau 3 năm, cô ấy và con trai ăn của tôi, ở nhà tôi. Đến lúc ly hôn, tôi yêu cầu trả lại một phần tiền sính lễ, cô ấy không trả một xu.
Còn bảo tôi:
“Anh cứ kiện đi, toà xử sao tôi trả vậy.”
Tôi hỏi luật sư, luật sư nói khả năng cao là không đòi lại được.
Khoảnh khắc đó tôi mới ngộ ra:
“Vợ cũ vẫn là tốt nhất, còn vợ hai, phần lớn chỉ là để tính toán.”
Sau khi ly hôn với Vương Ngọc, tôi suy nghĩ mãi và gọi cho Trương Duệ, muốn nối lại tình xưa.
Mẹ tôi cũng nói, từ sau ly hôn, Trương Duệ chưa từng tái hôn, chắc vẫn còn tình cảm.
Nhưng khi tôi gọi, Trương Duệ tưởng tôi muốn trốn đóng tiền nuôi con, lạnh lùng đáp:
“Nếu anh không muốn đóng tiền nuôi con, thì gặp nhau ở tòa.”
Tôi: “…”
Tôi vội giải thích: “Anh vẫn sẽ đóng mà…”
Cô ấy ngắt lời:
“Vậy thì được rồi, chúng ta chẳng còn gì để nói.”
Nói xong, cúp máy.
—-----
Vài ngày sau, tôi đến thăm con gái, không thấy Trương Duệ, chỉ thấy ba mẹ cô ấy đang trông Nguyệt Nguyệt.
Tôi hỏi: “Nguyệt Nguyệt đâu rồi?”
Mẹ cô ấy cáu kỉnh:
“Trần Lâm, con gái tôi không muốn nhìn mặt anh, anh còn hỏi làm gì?”
“Bây giờ anh ly hôn rồi, quay lại tìm con gái tôi, anh tính toán cái gì, người ngoài nhìn cũng rõ mười mươi. Ba mẹ anh giờ đã già, mẹ anh sau đợt nhập viện, nằm liệt giường, cần người chăm sóc, chi phí chữa trị thì cao, mà anh thì chẳng ai muốn cưới nữa, nên anh nhớ tới con gái tôi chứ gì? Muốn cô ấy vừa chăm mẹ anh, vừa gánh bớt chi phí cho anh?”
Bà ấy lườm tôi một cái:
“Cái mặt anh dày thật đấy.”
Tôi: “…”
Tôi chợt nhớ lại — hồi mới cưới, mẹ Trương Duệ từng nói:
“Kết hôn rồi thì là người một nhà, có gì thì cứ nói, nếu giúp được, nhất định sẽ giúp.”
Nếu tôi không ly hôn với Trương Duệ… có lẽ mọi chuyện đã không đến nước này.
Nhưng đáng tiếc… đời không có thuốc hối hận.
Vài ngày sau, tôi gọi lại cho Trương Duệ, phát hiện cô ấy đã chặn số.
Cô ấy nhắn lại: “Muốn gặp con, liên hệ bố mẹ tôi.”
Tôi: “…”
HẾT.