Lúc đó nếu anh ta không hỏi, tôi cũng không định nói gì, vì nghĩ hôm đó là sinh nhật mẹ anh ta, muốn làm “con hiếu thảo” trước mặt họ hàng thì cứ việc.
Nhưng anh ta muốn kéo tôi xuống nước — thì không trách tôi phản pháo.
Tôi hỏi lại:
“Dựa vào đâu mà em phải trả? Nhà, xe có cái nào ghi tên em không?”
Trước khi Trần Lâm kịp trả lời, họ hàng anh ta đã lao vào dạy đời tôi:
“Dù không có tên, nhưng nhà thì hai đứa ở, xe thì hai đứa dùng. Giới trẻ các cô bây giờ bị mạng xã hội làm hỏng rồi, suốt ngày phân biệt nhà chồng cho chồng thì không liên quan đến vợ. Sống lạnh lùng, vô tình như vậy thì cưới làm gì nữa? Ai lo thân nấy có phải tốt hơn không?”
Tôi nhếch môi cười khẩy, chẳng muốn đấu võ mồm với họ, chỉ gật đầu:
“Ờ đúng rồi, chúc con trai bác độc thân suốt đời, để bác khỏi phải bực mình vì con dâu không biết ơn.”
Họ hàng: “……”
Về đến nhà, Trần Lâm trách tôi:
“Người ta chỉ nói em mấy câu, em đáp lại như thế có phải mất lòng không?”
Tôi không muốn đôi co với người dưng, nhưng mắng anh ta thì tôi sẵn sàng.
“Trần Lâm, anh mang cái mặt làm m.ô.n.g à? Nợ của nhà anh thì liên quan gì tới tôi? Miệng thì nói không muốn bị gọi là ở rể, nhưng lòng thì mong nhà tôi trả nợ nhà anh, mua nhà mua xe.”
“Muốn cả v.ú lấp miệng em, mặt dày đến cỡ nào vậy?”
Trần Lâm mặt dày thật:
“Chúng ta là vợ chồng, vợ chồng thì nên giúp đỡ lẫn nhau mà.”
Tôi khinh:
“Giúp cái đầu anh. Anh nghĩ lấy vợ là vừa có người sinh con nối dõi, vừa có người rót tiền cho anh làm giàu à? Mơ giữa ban ngày à?”
Trần Lâm: “……”
Vừa cãi nhau, tôi vừa tranh thủ tìm luật sư tư vấn — nếu ly hôn, tôi có phải gánh nợ trước hôn nhân của anh ta không?
Còn Trần Lâm, cũng không ngồi yên.
Anh ta cùng bố mẹ bàn kế làm sao ép tôi đến bước đường cùng.
Lúc đó tôi mới biết — tất cả những màn kịch của mẹ chồng và Trần Lâm trước đây chỉ để moi hết tiền tiết kiệm của tôi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/chong-vay-tien-truoc-khi-cuoi-muon-cuoi-vo-de-tra-no-chung/5.html.]
Khi tôi thấy áp lực nuôi con, không trả nổi nợ nhà thì sẽ phải bán nhà.
Hoặc để bố mẹ tôi trả thay, tốt nhất là vừa trả nợ nhà, vừa nuôi cháu giùm luôn.
Lời mẹ chồng nhắn Trần Lâm:
“Nhà con nhỏ đó cho thuê không đủ trả lãi, chi bằng bán luôn đi. Dỗ nó đưa tiền cho mình trả nợ. Không bán thì bảo ba mẹ nó trả thay, họ có mỗi một đứa con gái, chắc chắn sẽ giúp. Hai ông bà ấy ít nhất cũng có vài trăm nghìn tích lũy.”
Tôi nhổ vào cái kiểu tính toán đó.
Hôm nay, tôi vừa in xong đơn ly hôn và thỏa thuận phân chia tài sản trong hôn nhân, thì Trần Lâm cũng vừa bàn bạc xong với bố mẹ anh ta về cách nói chuyện để thuyết phục tôi bán căn nhà trước hôn nhân của mình.
Thế là lại xảy ra chuyện mở đầu — Trần Lâm một lần nữa gợi ý tôi bán nhà.
Lúc này, nhìn thái độ cứng rắn của Trần Lâm, tôi chỉ đáp lại ba chữ:
"Ly hôn đi."
Trần Lâm: “?”
Anh ta nhìn tôi không tin nổi, thấy tôi không giống đang đùa thì lại còn quay sang chỉ trích tôi trước:
“Trương Duệ, em bị gì vậy? Chỉ chuyện nhỏ như vậy mà em đòi ly hôn sao?”
Cả nhà anh tính toán từng đồng từng hào đập thẳng vào mặt tôi, mà anh còn gọi đó là "chuyện nhỏ"?
Trần Lâm cho rằng đây chỉ là chuyện nhỏ, và lôi ra thứ mà anh ta cho là "chuyện lớn" để gây áp lực cho tôi.
Anh ta giận dữ nói:
“Nếu hai ta ly hôn, vậy còn Nguyệt Nguyệt thì sao? Con bé mới 5 tháng, em nỡ để con phải lớn lên trong gia đình đơn thân à? Trương Duệ, em làm mẹ rồi, đừng cư xử như trước khi kết hôn — chỉ biết nghĩ cho bản thân, ích kỷ, nhỏ nhen như vậy nữa!”
Tôi cũng nổi giận:
“Tôi làm mẹ rồi, chứ có phải để não lại trên bàn mổ đâu.
Cả nhà anh tính toán tôi từng ly từng tí, còn mong tôi ngu mà không biết à?
Vài hôm trước, bố mẹ anh còn gọi họ hàng tới tẩy não tôi để lấy tiền, anh cũng hùa theo.
Lúc đó sao không nghĩ, nếu đưa hết tiền cho bố mẹ anh, thì lấy gì nuôi con gái tôi — Nguyệt Nguyệt?
Giờ lại còn lôi Nguyệt Nguyệt ra làm cái cớ, hỏi tôi ly hôn rồi thì con bé phải làm sao?”
Trần Lâm: “……”
Anh ta còn định cãi tiếp, nhưng tôi không muốn phí lời nữa — vì nói kiểu gì anh ta cũng có cả trăm cách đổi trắng thay đen, biến món nợ trước hôn nhân của nhà anh ta thành nợ chung của hai vợ chồng.