Anh ta còn gợi ý một cách nghe rất hợp lý:
“Tiền trả cho mẹ, để anh lo. Em chỉ cần lo chi tiêu hằng ngày trong nhà là được.”
Tôi nhìn Trần Lâm đang lý luận rành rọt, chỉ có một cảm giác:
Chiêu "muốn mở cửa, phải dỡ mái nhà" – anh ta và mẹ chơi quá thành thạo.
Tôi hỏi:
“Anh có phải nghĩ là em còn nên biết ơn mẹ anh, vì bà ấy sang giúp trông con, nên sau giờ làm em phải bưng trà rót nước, cảm ơn rối rít vì đã ‘cứu nguy’?”
Trần Lâm nhíu mày:
“Sao em phải nói chuyện khó nghe vậy? Giờ mình thực sự cần mẹ giúp mà.”
Anh ta còn đội mũ tội lỗi lên đầu tôi:
“Em đi trung tâm hậu sản, tốn hơn 30 ngàn mà mẹ anh có nói gì đâu. Giờ mẹ anh đến giúp một tháng, chỉ lấy 5 ngàn mà em còn cạnh khóe. Trong lòng em, mẹ anh chỉ đáng giá thế thôi sao?”
Tôi cười gằn:
“Tôi đi trung tâm là bố mẹ tôi trả tiền, có phải mẹ anh đâu. Giờ lại còn trách?”
Vấn đề không phải là giá trị, mà là thái độ.
Trần Lâm lại cho là đúng:
“Mẹ đồng ý giúp thì tụi mình phải có chút tấm lòng chứ. Không thể để bà làm không công được.”
—-----
Sau cuộc tranh cãi, tôi kể hết cho bố mẹ mình.
Mẹ tôi phân tích:
“Có thể là mẹ chồng con đã hối hận, không muốn sang trông cháu nữa nên cố tình bịa ra cớ, khiến tụi con phải từ bỏ việc nhờ bà ấy.”
“Cũng có thể từ đầu bà ấy đã không hề muốn trông cháu, mấy lời hứa chỉ là chiêu trò ép con sinh con sớm.”
Nghe xong, tôi nghĩ kỹ.
Người chưa đến mà đã nhiều vấn đề, giả sử trả 5 ngàn rồi bà ấy vẫn gây chuyện thì sao? Nhìn cách Trần Lâm còn chưa gì đã bảo vệ mẹ, tôi biết nếu sống cùng thì chắc chắn tôi sẽ thiệt thòi.
Vậy thì thà bỏ tiền thuê bảo mẫu còn sướng hơn.
Tôi lập tức tìm người giúp việc.
May mắn là có họ hàng vừa nghỉ hưu, con cái chưa lập gia đình nên rảnh, sẵn sàng đến giúp với mức lương 4.000 tệ.
Thế mà vừa tìm được người, mẹ chồng lập tức “đổi ý”, nói mọi chuyện không có gì là vấn đề.
Ngày bà đến, tôi biết một mình sẽ không đương đầu nổi với hai mẹ con họ, nên đã mời luôn cả bố mẹ tôi đến nhà để yểm trợ.
—------
Mẹ chồng thấy bố mẹ tôi có mặt, liền bắt đầu màn kịch:
“Duệ Duệ hiểu lầm rồi, mẹ chưa từng nói không giúp chăm cháu đâu, chẳng qua thời gian trước sức khỏe mẹ không được tốt, bây giờ khỏe rồi thì không cần thuê bảo mẫu, mẹ có thể trông được.”
Bà còn “tận tình” lo lắng cho tôi và Trần Lâm:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/chong-vay-tien-truoc-khi-cuoi-muon-cuoi-vo-de-tra-no-chung/3.html.]
“Hai đứa lương vốn không cao, còn phải trả tiền nhà, giờ thuê thêm bảo mẫu, thì sao mà đủ sống.”
Nhưng mẹ tôi đáp thẳng:
“Bệnh viện nói bà bị cao huyết áp, không được thức khuya, không được làm việc nặng. Bà sang chăm cháu kiểu gì? Để con gái tôi sau khi tan làm vừa chăm Duệ Duệ vừa hầu hạ bà à?”
Mẹ tôi tiếp lời:
“Hôm nay chúng tôi đến cũng để nói rõ. Duệ Duệ sẽ thuê bảo mẫu chăm. Nhưng hai đứa nó lương không cao, áp lực lớn, nên bàn bạc xem mỗi nhà sẽ chi bao nhiêu cho tiền thuê bảo mẫu.”
Mẹ chồng nghe xong thì cứng họng, diễn không nổi nữa.
Diễn nữa là phải móc tiền thật rồi.
Bà lập tức đổi giọng:
“Nhà tôi làm gì có tiền. Tiền hưu của tôi được bao nhiêu đâu. Lúc hai đứa cưới, chúng tôi vì mua nhà mua xe cho chúng mà còn vay nợ hơn 200 nghìn (tệ), giờ lương của ba nó đều đem trả nợ. Chúng tôi chỉ có thể góp công giúp trông cháu thôi.”
Khoan đã.
Tôi ngẩng phắt đầu lên – lúc cưới làm gì có nói là tiền mua nhà mua xe là vay mượn?
Mẹ chồng nói thản nhiên:
“Tiền tụi tôi mượn, cũng không định bắt hai đứa nó trả, nên không cần nói.”
Mẹ tôi liền hỏi:
“Không định để hai đứa nó trả, thế sao lại đòi 5.000 tệ tiền công khi giúp chăm cháu?”
Mặt bà ta sượng trân, im một lúc lâu rồi nói:
“Dù sao nhà tôi không có tiền, chỉ có thể góp công. Nếu các người nhất định muốn thuê bảo mẫu, thì nhà các người chi toàn bộ đi.”
Trần Lâm ngồi bên im lặng.
À không, đến lúc mẹ anh ta sắp khóc thì bắt đầu “hòa giải”:
“Ba, mẹ, lỗi là tại con, con nói không rõ. Mẹ con không có ý đòi 5.000 tệ tiền công. Chỉ là dạo này mẹ con không khỏe, đi viện tốn tiền, nên con nghĩ mẹ giúp chăm cháu thì đưa mẹ chút tiền, đâu thể để mẹ vừa chăm cháu còn phải bỏ tiền túi.”
Mẹ tôi không chấp nhận:
“Các người khỏi diễn nữa. Ý nhà các người rõ ràng là: hoặc nhà tôi tự nguyện trả hết tiền thuê bảo mẫu, hoặc chờ các người dồn con gái tôi đến mức không chịu nổi rồi mới ra mặt trả.”
Rồi mẹ tôi lật lại chuyện cũ, mắng thẳng:
“Trước khi sinh thì hứa hẹn rõ ràng, sau sinh thì giả bệnh, giả chết, khóc nghèo. Định giở trò gì đây? Ngay cả với con ruột cũng không có chút tín nghĩa, già rồi mà không biết xấu hổ à?”
Trần Lâm vội vã chối:
“Con và mẹ không có ý đó!”
Mẹ tôi chất vấn:
“Không có ý đó thì là ý gì? Trần Lâm, tình hình tài chính của con, con còn không rõ à?”
Trần Lâm:
“……” (im lặng)