Thông báo
🔥[SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT] CHÀO HÈ – NHÂN ĐÔI GIẢI THƯỞNG ĐUA TOP 🔥 Xem chi tiết

Bước Ra Khỏi Định Mệnh - Chương 4

Cập nhật lúc: 2025-05-23 04:07:25
Lượt xem: 575

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/40SymCNlPk

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Cô dẫn tôi ra ngoài sân. Trời đêm, sao sáng lấp lánh.

Cô nói với tôi:

“Cô sẽ không kéo những người không muốn tự đứng dậy. Vì dù có kéo, họ cũng sẽ lại ngã xuống. Nhưng hôm nay cháu dũng cảm. Cháu đã bước được bước đầu tiên, thì cô sẵn sàng đi cùng cháu nhiều bước nữa, cho đến khi cháu thật sự thoát ra được.”

Tôi không đáp lời, chỉ lặng lẽ lục hết mấy quyển sách còn sót lại trong phòng. Những thứ khác đã bị bán, chỉ còn một học kỳ cuối cùng còn giữ.

Sáng hôm sau, mẹ tôi vẫn nấu ba bữa như thường lệ nhưng đã hào phóng hơn hẳn. Bà đem gần hết phần thịt cô tôi mua ra nấu.

Trên bàn ăn, bà gắp một miếng thịt cho Lâm Dược, rồi lại cứng nhắc gắp một miếng cho tôi. Dù không nói một câu nào về chuyện cho tôi đi học, nhưng trong nhà tôi, như vậy nghĩa là đã đồng ý rồi.

Gắp đến lần thứ ba, cô tôi lật mắt trắng nói luôn:

“Gì chứ, trong nhà chỉ có con nít là người à? Ba cái mạng lớn này không xứng ăn tí thịt tí dầu sao? Đừng giả vờ nữa. Theo tôi làm, sau này ngày nào cũng có thịt. Còn keo kiệt thế này, xấu hổ với ai?”

Mẹ tôi ngẩng đầu nhìn cô:

“Theo cô làm? Tiếp tục buôn bán trái phép? Rồi lại ngồi tù lần nữa à?”

Thì ra… là vì chuyện đó mà cô từng vào tù. Nhớ lại mấy ngày qua chúng tôi đã làm gì, tôi hơi chột dạ, lén lấy tay vò góc quần.

Nhưng cô tôi lại rút từ túi ra một tờ báo, giơ lên nói:

“Tin tức đăng rõ rồi, bây giờ nhà nước khuyến khích mở cửa, khuyến khích kinh tế cá thể. Không thế thì sao tôi được thả sớm? Chẳng qua chỗ mình là vùng nhỏ, gió cải cách chưa thổi tới nên mới còn người đi bắt.”

Mẹ tôi ngơ ngác:

“Kinh tế cá thể là cái gì?”

“Là mở quầy, người dân tự buôn bán đó. Cô xem chỗ này này, ông chủ bán hạt dưa rang thuê hơn trăm người làm cho mình, đến cả Chủ tịch Đặng Tiểu Bình còn biết ông ta, còn khen là cứ tiếp tục làm đi. Vậy mình sợ gì?”

Mẹ tôi không biết chữ. Bà đưa tờ báo cho tôi:

“Tiểu Tuyết, con đọc cho mẹ nghe xem, trên đó viết giống cô con nói không?”

Tôi vừa đọc vừa gật đầu:

“Đúng đó mẹ. Người này giỏi lắm, chỉ rang hạt dưa mà thuê được cả trăm người làm.”

Ba tôi cũng hiếm khi mở miệng, góp lời:

“Cô con rang hạt dưa là ngon nhất. Trước Tết, bọn nhỏ trong làng thích lắm, cứ đến nhà mình xin hạt dưa.”

Dân quê thường tự túc tự cấp. Nhà nào cũng trồng ít hoa hướng dương, phơi khô rang lên ăn dần. Nhà thương con thì trồng đủ dùng cả năm.

Đúng mùa hoa hướng dương chín, mỗi chiều đi về trên đường đồng, cả cánh đồng vàng rực, đẹp không tả xiết.

Cô tôi mỉm cười đầy tự tin:

“Tôi rang ngon như thế, nên cũng muốn dùng nó để phát tài. Anh Hai, chị Hai, hai người có theo tôi làm không?”

Ba mẹ tôi bàn bạc trong phòng suốt hai ngày. Cuối cùng cũng chịu theo cô tôi.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/buoc-ra-khoi-dinh-menh/chuong-4.html.]

Tiền vốn là từ số tiền cô kiếm được mấy hôm nay. Ba mẹ tôi thì bỏ công bỏ sức.

Hai người chất phác, quan hệ trong làng lại tốt, cộng thêm bí thư chi bộ giúp đỡ, lấy đúng giá cô tôi đưa ra nên rất nhanh đã gom được lượng lớn hướng dương từ mấy làng quanh đó.

Rất lâu sau tôi mới hiểu, đây cũng là một lý do vì sao cô chịu bỏ thành phố về quê, vì những nguyên liệu như thế, nếu không có người quen, cô khó lòng tự xoay sở được.

Mẻ hạt dưa đầu tiên ra lò, lúc đó tôi vẫn chưa đi học lại.

Cô tôi ra phố bán, tôi nhất quyết đòi đi theo. Tôi muốn quay lại cổng trường ấy, bán một lần nữa.

Tôi chờ rất lâu… cuối cùng cũng gặp lại hai cô bạn ngày ấy.

Tôi đưa hai gói hạt dưa to đã chuẩn bị sẵn, nói:

“Mấy cái này không lấy tiền. Em chỉ muốn cảm ơn hai chị. Em sắp đi học lại rồi, chắc sẽ không bán hàng nữa đâu.”

Cô bé mập mắt vẫn sáng rỡ như trước khi thấy đồ ăn, bóc ra rồi nhai rôm rốp:

“Ôi, hạt dưa này ngon ghê! Giòn, thơm, còn có mùi khét khét rất đã. Ngon hơn loại mẹ mình mang từ An Huy về luôn đó.”

Bạn cô bé cũng vẫn thân thiện như xưa, chìa tay ra bắt tay tôi:

“Chào em, chị là Du Liễu, còn chị ấy là Trần Anh. Chúng mình làm bạn nhé!”

Tôi có hai người bạn thành phố.

Chúng tôi đổi địa chỉ thư từ. Họ nói mỗi tháng sẽ gửi thư cho tôi, địa chỉ là trường ở thị trấn.

Lúc ấy tôi chỉ thấy vui, chưa hiểu đó là một món quà quý giá đến mức nào. Du Liễu gửi cho tôi toàn bộ sách giáo khoa và vở ghi chép tiểu học của cô ấy. Cước phí là do hai bạn góp lại.

Cùng gửi còn có một bức tranh chữ thư pháp do mẹ Du Liễu viết tặng tôi:

Học tập tốt, tiến bộ mỗi ngày.

Mẹ tôi khi biết nguồn gốc bức thư pháo, hiểu được ý nghĩa, thỉnh thoảng lại đứng trước nó, nhìn đăm đăm không nói gì.

Cô tôi nói với tôi:

“Cháu phải cố gắng. Quan niệm cũ không dễ thay đổi. Mẹ cháu thấy có lỗi, nhưng cảm giác ấy chỉ kéo dài trong chốc lát. Cháu phải dùng chính sự cố gắng đó, đi đến nơi bà ấy không thể với tới. Có vậy mới thật sự đổi được số mệnh.”

Tôi luôn ghi nhớ trong lòng.

Nên mỗi ngày, tôi đi bộ một tiếng đồng hồ đến trường, dẫm lên sương sớm, cặm cụi học lại những gì trước kia từng lười biếng bỏ qua.

Học sinh ở thị trấn sớm đã hiểu tầm quan trọng của việc học. Nền tảng của họ vững hơn tôi rất nhiều. Tôi học cả lúc ăn, lúc đi bộ, thậm chí trong nhà vệ sinh.

Cứ học như thế… đến cuối kỳ học đầu lớp 6 (tức lớp 7 bây giờ), tôi từ vị trí đội sổ đã lọt vào nhóm trung bình.

Còn chuyện buôn bán hạt dưa ở nhà… phát đạt còn nhanh hơn cả bảng điểm của tôi.

Việc bán hạt dưa của cô tôi cũng giống như lúc cô dắt tôi và mẹ vào thành phố bắt đầu từ kiểu “du kích”, bán rong khắp nơi.

Sau này có tiếng, nắm được thủ tục bày sạp, cô thuê luôn hai chỗ ở đầu và cuối thành phố để bán cố định.

Loading...