Thông báo
🔥[SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT] CHÀO HÈ – NHÂN ĐÔI GIẢI THƯỞNG ĐUA TOP 🔥 Xem chi tiết

Bước Ra Khỏi Định Mệnh - Chương 2

Cập nhật lúc: 2025-05-23 04:07:20
Lượt xem: 639

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/1LSDbmDgYF

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Tôi len lén thò tay ra ngoài cửa sổ, cảm nhận cơn gió vun vút lướt qua.

Hai tiếng rưỡi trôi qua như chớp mắt.

Chúng tôi xuống xe ở một con hẻm lộn xộn, cô dắt tôi luồn lách vào trong. Bên trong náo nhiệt vô cùng.

“Vớ bông, vớ bông đây! Lấy từ trăm đôi trở lên!”

“Chậu sứ, năm hào một cái, mười cái mới bán! Mua rồi bán lại tám hào, lời to!”

“Kẹo đậu phộng ngon đây, hai đồng một cân! Mua hai cân trở lên mới bán, hai cân trở lên nha!”

Giữa dòng người chen chúc, cô tôi len qua len lại, dẫn tôi vào một sân nhỏ kín đáo.

Trong sân có một người đàn ông mập mạp. Cô hạ giọng nói:

“Bên ông Đổng chỉ tôi đến. Tôi muốn lấy hàng loại vải sơ mi hàng tốt nhé.”

Ông ta đáp:

“Sáu đồng rưỡi một cái, tối đa ba chục cái, muốn lấy thì nhanh lên, hôm nay hết hàng sớm đấy.”

Cô tôi không chớp mắt, lập tức móc ra một túi vải, bên trong là một xấp tiền dày cộm. Cô đưa hết cho ông ta, đổi lấy một sọt đầy quần áo.

Số tiền đó lớn đến mức tôi muốn nhìn còn không dám nhìn nữa.

Nhà tôi nghèo lắm. Ngày chia nhà, bà nội dọn sang ở với bác cả, còn ông nội về ở với ba tôi. Nhưng ông nội đau yếu, chữa trị mãi rồi mất, nợ nần cũng từ đó chất lên đầu mẹ con tôi.

Nhà tôi mưa là phải đặt thau hứng, muốn ăn thịt chỉ có dịp Tết, em trai ăn ba miếng, tôi được một miếng. Cũng vì vậy mà tôi không được học cấp hai.

Tôi sợ nếu làm bẩn đống quần áo này, có bán thân cũng không đền nổi.

Nhưng cô tôi lại dẫn tôi đến một con phố toàn nhà cao tầng.

Cô giấu một cái áo trong lòng, đứng chờ trước toà nhà đẹp nhất. Thấy mấy cô mặc giày da bước tới, cô liền bước lại gần, để lộ vạt áo sơ mi, hạ giọng rao:

“Vải giống hệt ngoài trung tâm thương mại. Người ta bán mười hai đồng, tôi chỉ lấy mười đồng.”

Phần lớn đều hất tay bỏ đi, chỉ có một chị gái trẻ sờ thử chất vải:

“Đúng là giống cái tôi vừa xem hôm qua. Chín đồng rưỡi thì tôi lấy.”

Cô tôi giả vờ khó xử:

“Cô gái này biết mặc cả ghê, thôi thì thấy cô cũng xinh, bán cho đấy.”

Miệng nói vậy nhưng tay nhanh như chớp, một tay lấy hàng, một tay nhận tiền.

Bán được cái đầu tiên, cô mới dắt tôi vào một con hẻm nhỏ bên cạnh:

“Thấy chưa? Đây gọi là làm ăn. Giờ cô còn phải bán tiếp, cháu trông quần áo ở đây. Mà nhớ nhé, nếu thấy người mặc đồ trắng, đeo lon đỏ tới cháu ngồi xuống sọt, nói đang chờ người lớn trong nhà tới. Nghe rõ chưa?”

Mãi sau này tôi mới biết, một trăm chín mươi lăm đồng để mua số áo đó là toàn bộ gia sản của cô, vậy mà cô vẫn yên tâm để tôi giữ.

Hôm đó tôi vừa sợ vừa vui. Sợ làm mất áo, nhưng cũng nôn nao vì mình được làm chuyện to lớn như vậy.

Có lúc mười phút, có lúc một tiếng, cô lại dẫn người tới lấy thêm áo. Đến tối, chúng tôi bán được mười cái.

Áo giá sáu đồng rưỡi, bán được chín đồng rưỡi một cái, lời ba đồng bằng đúng ba tháng lương của ba tôi.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/index.php/buoc-ra-khoi-dinh-menh/chuong-2.html.]

[bán tổng cộng 10 cái lời 30đ, lương tháng của người cha 10đ/tháng]

Hai mươi cái áo còn lại, chúng tôi đổi ba chỗ bán, mất thêm ba ngày mới hết sạch.

Tôi bắt đầu biết cách nâng giá trước rồi chờ người ta mặc cả. Tôi cũng biết mấy người mặc đồng phục trắng, đeo lon đỏ gọi là “chấp pháp viên” là người của đội quản lý, phải tránh xa họ.

Ngày cuối cùng, buổi sáng đã bán hết hàng. Còn rất lâu mới đến chuyến xe cuối cùng về làng, cô tôi bèn mua hai cân kẹo đậu phộng trong hẻm bán sỉ.

Sau đó, cô kéo tôi đến trước cổng một trường học, đưa cái sọt cho tôi rồi bảo:

“Góc kia kìa, học sinh hay đi qua mà người trong trường không để ý. Mang kẹo qua đó bán đi, năm xu một viên, lời bao nhiêu thì của cháu hết.”

Tôi định nói: “Kẹo này đắt thế, con nít lấy đâu ra tiền mà mua?”

Nhưng khi nhìn mấy bạn bằng tuổi mình đeo cặp, cười tươi rói bước ra khỏi cổng trường… tôi lại thấy muốn thử.

Tôi nhắm trúng hai cô bé đang nắm tay nhau, rụt rè chìa ra một viên kẹo:

“Kẹo đậu phộng ngon lắm, năm xu một viên. Hai bạn có mua không?”

Cô bé mũm mĩm mắt sáng rỡ lên:

“Năm xu? Rẻ hơn quán nhỏ trong trường một xu! Mình phải mua nhiều để dành mới được!”

Rồi quay sang bạn bên cạnh:

“Ơi, Tinh Tinh, mình hết tiền rồi, cậu cho mình mượn chút nhé!”

Bạn cô bé thở dài một hơi, rồi lôi từ túi ra một tờ tiền:

“Đây là tiền mừng tuổi bà nội cho tớ, Tết nhớ phải trả đấy.”

Ngay vị khách đầu tiên đã mua gần nửa số kẹo của tôi.

Sau đó tuy không ai hào phóng như hai bạn nhỏ kia, nhưng kẹo cũng lần lượt được bán hết sạch.

Chỉ là… hai khuôn mặt ấy cứ lởn vởn mãi trong đầu tôi.

Hai đứa bé ấy được bà nội cho tiền lì xì, và chúng… dám tiêu hết tiền chỉ để mua kẹo ăn.

Cô tôi không nói gì, chỉ tiếp tục dẫn tôi đi khắp thành phố bán hàng giày dép, quần áo, túi xách… trong cái sân nhỏ kia có thứ gì, cô cũng đem ra bán.

Cách hai, ba ngày, cô lại giao tôi quay lại cổng trường, bán đồ ăn vặt.

Một hôm, cô bé mũm mĩm ấy nhìn tôi đầy tò mò:

“Bạn hay đi bán đồ kiếm tiền vậy, ba mẹ không bắt bạn học bài à? Kiếm tiền nhiều thế làm gì? Bạn có bao nhiêu đồ ăn ngon rồi còn gì.”

Tôi nhìn khuôn mặt ngây thơ ấy, ngơ ngác đáp:

“Học giỏi thì hơn kiếm tiền à? Vậy sao ba mẹ lại không cho mình học?”

Trường tiểu học dùng chung cho mấy làng bên cạnh, mọi người học hành cười nói qua loa, có người học xong lớp ba là nghỉ.

Vậy mà cô tôi, vừa về nhà là hỏi tôi sao không đi học. Những học sinh trong trường thành phố kia cũng hay lén nhìn tôi, bàn tán sao tôi không đến lớp.

Thì ra… đi học ở thành phố là chuyện nhất định phải làm sao?

Cô bé kia chưa kịp trả lời thì bạn bên cạnh đã nghiêm túc nói:

“Học đương nhiên tốt hơn kiếm tiền rồi! Mẹ mình nói trong sách có tiền, ngoài tiền còn có nhiều thứ khác, mấy thứ đó người khác không nói được, chỉ có tự mình học mới hiểu. Nếu không nhờ học, mẹ mình cả đời cũng không rời được cái xó núi nhà bà ngoại.”

Loading...