Chính là thứ không quan trọng đó.
Vừa tan làm đã đụng ngay lúc cha mẹ đang cãi nhau.
Lý do rất nực cười, cha tôi chê mẹ không đi làm, chỉ ở nhà nấu cơm mà cũng nấu đến mức mất cả khẩu vị.
Ngày nào cũng là rau luộc hoặc mớ hỗn độn hầm nấu.
Chỉ đăng truyện Cơm Chiên Cá Mặn, Cá Mặn Rất Mặn và MonkeyD
Còn mẹ tôi lại trách ông không đưa tiền sinh hoạt.
Người từng nằm cạnh bên thân mật một thời, giờ đây lại không ngừng buông ra những lời cay nghiệt.
Cha tôi nói rất khó nghe: “Ngày nào cũng ở nhà mà nấu bữa cơm còn không xong? Hai người đi làm lại phải nuôi một kẻ ăn không ngồi rồi như bà.”
Thế vẫn chưa đủ.
“Hay là bà đi làm đi, để Đại Nha ở nhà nấu cơm.”
“Nó nấu còn ngon hơn bà!”
Mẹ tôi cảm thấy chính tôi đã tạo cớ để cha tôi công kích bà.
Bà thô lỗ vén tấm rèm cửa của tôi lên.
Đó là “cánh cửa” mà tôi phải mất bao công sức mới dựng tạm được giữa tủ và cửa sổ.
Trong mắt bà đầy rẫy lửa giận, tôi nhìn thấy rõ.
Là lửa giận nhắm vào tôi.
Giọng the thé gần như xé rách màng nhĩ tôi: “Nghe thấy chưa, cái đồ sao chổi! Mày ở nhà thì nhà này không thể yên nổi.”
“Nếu nhà này tan vỡ, tao xem mày còn mặt mũi sống nổi không!”
Tôi không muốn cãi nhau.
Cáu kỉnh kéo chăn trùm lên đầu.
Nhưng ngay giây tiếp theo, chăn và gối bị giật phăng ném xuống đất: “Còn không mau đi nấu cơm cho tao? Đi làm về là nằm lên giường, đợi cơm từ trên trời rơi xuống chắc?”
“Con đi làm cũng mệt mà!”
Tôi khàn cả cổ, đầu đau như có kim châm.
“Cha mẹ cãi nhau thì cãi, liên quan gì đến con?”
Ông ta chê cơm dở thì tự nấu đi, tôi chọc đến ai chứ!
Tôi thực sự không hiểu nổi, vì sao mẹ không trút giận lên cha.
Đã bị chê thì sao không đi tìm một công việc, cứ phải bám riết lấy căn nhà?
Lúc nào cũng than thân trách phận.
“Liên quan gì đến mày, mày ăn ở nhà tao, giờ bảo mày nấu cơm thôi mà cũng khó lắm sao?”
“Tiền cha mày kiếm còn nhiều hơn mày, mày còn mặt mũi so bì với ông ta à?”
“Không nấu thì cút khỏi nhà tao.”
Chỉ vì một câu đó, tôi cam chịu đứng dậy, nấu cơm.
Một nỗi bất lực sâu sắc cuốn lấy tôi.
Dù sao thì bây giờ, tôi rời khỏi nhà cũng chẳng biết đi đâu.
Chưa hết hợp đồng mà nghỉ việc thì phải bồi thường 50 ngàn.
Sau khi mua nhà, tôi gần như chẳng còn đồng nào.
Còn một tuần nữa thôi, tôi tự nhủ.
Trên bàn cơm, em gái tôi về nhà.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/ai-cung-tung-la-dua-tre-can-tinh-thuong/chuong-2.html.]
Cha mẹ ăn ý dừng cãi vã, em tôi quay sang xin mẹ tiền học thêm.
Mẹ vẫn còn dư âm tức giận: “Đi mà bảo cha mày.”
Tất nhiên cha tôi không vui: “2000 tệ chị con đưa cho con tiêu hết rồi à? Ngày nào cha cũng đi làm vất vả, tiền nhà tiền điện cha trả. Giờ chuyện cỏn con như thế cũng đến tìm cha?”
Em tôi thì chẳng nể nang gì: “Vậy con nghỉ học luôn! Đến học phí còn không lo nổi thì thi đại học cái gì?”
Không học thì tất nhiên không thể.
Mẹ tôi cười khẩy: “Vậy thì để chị mày lo. Nhớ đấy, là chị mày nuôi mày ăn học.”
“Đàn ông thì không thằng nào trông cậy được!”
Bị nói thế, cha tôi ngược lại chẳng hé răng.
Quyết tâm không bỏ ra một đồng.
Tôi cũng không hiểu vì sao cuối cùng ngọn lửa vẫn cháy lan sang tôi.
Em gái là trách nhiệm của họ, không phải của tôi.
Tôi thực sự không muốn bỏ thêm một đồng nào nữa cho cái nhà này.
“Con không có tiền.”
Chỉ vì câu nói đó, tôi lại bị đối xử lạnh nhạt.
Từ ngày hôm đó, dường như trong nhà không còn sự tồn tại của tôi.
Ba bữa chẳng có phần tôi.
Tan làm về, thứ chờ tôi chỉ là gian bếp được lau dọn sạch sẽ bóng loáng.
Đến một hạt cơm cũng không thấy.
Tôi ở trong nhà này, như đống đồ đạc chất trên ban công.
Có cũng được, không có cũng chẳng sao.
Ngày ký lại hợp đồng trùng vào Chủ nhật.
Là ngày thứ năm tôi bị lạnh nhạt.
Trên bàn đặt một chiếc bánh nhỏ bốn tấc, tôi không nghĩ nó dành cho tôi.
Tôi đã gói ghém xong hành lý cuối cùng.
Tôi nhìn lại căn nhà này, từng tấc từng tấc một lần sau cuối.
Mẹ nằm nghiêng trên ghế sofa xem video ngắn, cả nhà yên ắng lạ thường.
Dấu vết cuộc sống của tôi chỉ vỏn vẹn trên một khoảng ban công nhỏ.
Nhưng phần lớn không gian, bị quần áo chen chúc chiếm hết.
Lúc tôi nói không gian quá hẹp, hỏi có thể phơi đồ sang ban công bên kia không, cha tôi nói: “Nhà mình không thiếu phòng trống, mày đi sửa cái phòng đó là vào ở được mà, hoặc lắp nước điện chút là xong.”
Mẹ tôi xen vào: “Hai mươi mấy tuổi rồi, sắp lấy chồng đến nơi, còn đòi phòng riêng làm gì? Cuối năm tao giới thiệu cho vài mối.”
Từng chuyện từng chuyện vụn vặt, dường như tất cả những gì họ để lại cho tôi, chỉ là tủi thân và đau đớn.
Hồi tưởng lại hơn hai mươi năm cuộc đời, ngoại trừ năm năm sống ở trường, tôi không tìm được chút gì khiến mình luyến tiếc.
“Tạm biệt.”
Tôi lặng lẽ thì thầm.
Nhưng lúc bước ra cửa, mẹ tôi gọi giật lại.
“Cái bánh trên bàn là sáng sớm cha mày mua đấy.”
“Tối tan làm về sớm một chút, cả nhà mình đi ăn lẩu ở quán mới mở.”