Hương Chi - 1
Cập nhật lúc: 2024-12-15 08:12:27
Lượt xem: 615
01
Vương Á Chước là một người câm.
Không ai biết ông ta câm từ bao giờ, chỉ biết từ ngày Thanh Vân hạng (ngõ Thanh Vân) mở chợ, nơi góc phố luôn có một người họ Vương ngồi đẽo gỗ.
Vương Á Chước vóc dáng lùn thấp, năm tấc không đầy, cử chỉ lại vụng về, quê mùa.
Còn nương ta thì khác, bà mang vẻ đẹp dịu dàng như ngọc, thân hình uyển chuyển như liễu.
Dù cùng sống trong một con ngõ, nhưng vốn dĩ giữa hai người chẳng có chút liên quan gì.
Mãi cho đến năm nương ta mười sáu tuổi, khi ấy nguyệt sự của bà đã lâu không đến.
Ngoại tổ mẫu ta nhìn ra điểm lạ, liền tìm một nữ y đến xem, mới hay nương ta đã mang thai được năm tháng.
Ngoại tổ mẫu giận đến mức suýt ngất, vừa đánh vừa mắng nương ta một trận, cuối cùng mới ép được bà khai ra người gian dâm.
Kẻ đó hóa ra chính là Trần Tú Tài, Trần Thanh Hà, người sống ở cuối Thanh Vân hạng.
Ở nơi nghèo khó, toàn nông dân chân đất như Thanh Vân hạng, Trần Thanh Hà được xem là người có học vấn.
Nhất Phiến Băng Tâm
Mười hai tuổi đã đỗ tú tài, ngay cả quan viên cũng từng khen rằng y là Văn Khúc Tinh giáng trần.
Chỉ tiếc, Văn Khúc Tinh này ở trần gian mười hai năm, rồi lại chẳng thể tiến xa hơn.
Từ sau khi đỗ tú tài, Trần Thanh Hà thi mãi chẳng đậu, không tiến thêm bước nào.
Ở độ tuổi hai mươi bảy, hai mươi tám, y chỉ biết sống qua ngày trong căn nhà tranh, chăm sóc nương già.
Nếu nghe tin ai trong làng đỗ đạt, y nhất định sẽ phỉ nhổ một câu:
"Đỗ thì đã sao? Đường đời còn dài, ai biết sau này ra sao?"
Là một kẻ văn nhân chua chát như thế, vậy mà nương ta lại cam tâm tình nguyện hạ mình trước mặt y.
Chỉ vì Trần Thanh Hà từng nói, sẽ làm thơ để lưu danh nhan sắc của nương ta vào sử sách.
Nhưng chưa kịp lưu danh, gã đã cởi xiêm y của nương ta không biết bao nhiêu lần.
Sự việc đến nước này, cái thai trong bụng nương ta đã năm tháng, không thể phá bỏ.
Ngoại tổ mẫu ta đành nuốt giận, tìm đến nhà họ Trần, ngỏ ý muốn kết thân.
Không ngờ, Trần Thanh Hà đã biết chuyện, ba ngày trước đã gói ghém hành lý, trốn lên kinh thành.
Nương gã, Trương thị, là một người dữ dằn.
Nghe xong ý định của ngoại tổ mẫu, bà ta liền vung chổi đuổi:
"Bà nói đứa trẻ là cháu ta thì là cháu ta sao? Thứ đồ rách nát, bẩn thỉu, cũng dám mang đến đây? Cút ngay, cút ngay!"
Không còn cách nào, ngoại tổ mẫu đành thất thểu quay về.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/huong-chi/1.html.]
Ngoại tổ phụ tức giận đến mức muốn dìm c.h.ế.t nương ta trong ao làng.
Ngoại tổ mẫu khóc cả đêm, cuối cùng không đành lòng.
Hôm sau, bà tìm đến mai mối, nhờ đến nhà Vương Á Chước bàn chuyện.
Ngoại tổ mẫu vốn thật thà, không định giấu giếm, kể hết mọi chuyện về nương ta cho ông nghe.
Tưởng rằng Vương Á Chước sẽ không dễ dàng đồng ý.
Nào ngờ, ông gật đầu ngay, ba ngày sau còn mang đến sính lễ hậu hĩnh chẳng kém ai.
Thế là, nương ta gả cho Vương Á Chước.
Chẳng ngờ, nữ y mà ngoại tổ mẫu mời trước đó lại là người lắm lời.
Chỉ vài ngày, chuyện nương ta chưa cưới đã có thai, bụng mang dạ chửa, đã lan khắp Thanh Vân hạng.
Nương ta xấu hổ, tủi nhục đến mức đóng cửa không ra ngoài.
Bà con lối xóm ai nấy đều xúm lại bày kế cho Vương Á Chước.
Kẻ thì khuyên dùng một liều thuốc mạnh để "trút bỏ nghiệt chủng," người thì bảo hãy viết hưu thư, đuổi nương ta ra khỏi cửa.
Vương Á Chước chỉ cười khẽ, không nói một lời, quay người mời đến bà mụ nổi tiếng nhất mười dặm tám làng.
Rồi chẳng bao lâu sau, ta chào đời.
02
Nghe ngoại tổ mẫu kể lại, khi ta chào đời, nương ta chẳng mấy vui vẻ.
Trong lòng bà vẫn nhớ nhung Trần Tú Tài, ngỡ rằng sẽ sinh được một đứa bé trai tuấn tú, thông minh như y, nào ngờ lại là một đứa con gái.
Ngoại tổ mẫu lo lắng không yên, tính đợi đến khi ta đầy tháng sẽ mang ta về nhà nuôi.
Dù gì thì nương ta cũng chẳng để tâm, một người cha kế như Vương Á Chước liệu có thể thật lòng quan tâm đến ta?
Nhưng bà không ngờ, Vương Á Chước lại dành cho ta sự chú ý vô cùng đặc biệt.
Hôm ta đầy tháng, Vương Á Chước vốn là người cục mịch, lại đi khắp các con phố lớn nhỏ, đến từng nhà phát trứng gà nhuộm đỏ, xin từng mảnh vải vụn, chỉ để làm cho ta một chiếc chăn Bách Phúc.
Còn nương ta, vì muốn giữ dáng, đã uống canh làm mất sữa.
Bà từ nhỏ được ngoại tổ mẫu nuông chiều, chỉ biết nghĩ cho bản thân, chẳng bận tâm đến ai khác.
Không một ai dám trách bà nửa lời.
Vương Á Chước tuy không nói được, nhưng cũng hiểu rằng trẻ sơ sinh nếu không đủ sữa sẽ c.h.ế.t đói.
Vậy nên, mỗi ngày ông đều quấn ta vào một tấm khăn, buộc trên lưng, ngày đêm đi làm ghế bàn hay các món đồ gỗ cho những gia đình có sản phụ mới sinh.
Ông không lấy một xu tiền công, chỉ để đổi lấy một ít sữa cho ta.
Cứ thế, qua bao nhiêu khó khăn gian khổ, ta cuối cùng cũng lớn lên, đến năm mười tuổi.