Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm, đó là dễ làm liên lụy đến những người vô tội.
Những người vốn không nằm trong tầm bắt nạt cũng bắt đầu bị chú ý, phòng y tế của trường bỗng nhiên có thêm nhiều học sinh tự nhận là "lỡ bị ngã".
Và tôi đã vài lần bắt gặp cảnh bắt nạt trong nhà vệ sinh, góc vắng, hay trong những con hẻm ngoài trường.
Đối mặt với đám người gọi tôi là "chị dâu", đối mặt với ánh mắt cầu cứu của người bị bắt nạt, tôi chỉ mỉm cười với nhóm trước, liếc mắt với nhóm sau, rồi quay người bỏ đi.
Không ích gì, nhẫn nhịn chỉ càng làm cho chuyện này trở nên tồi tệ hơn, không phản kháng mà bị bắt nạt thì đúng là đáng bị như vậy.
Ngoài bản thân ra, trên đời này chẳng có ai chủ động cứu bạn đâu.
Tôi quay lưng đi càng lúc càng nhanh, tim cũng đập càng lúc càng mạnh.
Đúng vậy, tôi làm vậy chỉ để trả thù những người đã bắt nạt tôi mà thôi, tôi không phải là kẻ đi bắt nạt, tôi và những kẻ bắt nạt kia hoàn toàn khác nhau.
Tôi đâu có trở thành người mà tôi từng căm ghét, căm hận, người mà tôi thậm chí mong họ c.h.ế.t đi.
Tôi đâu có trở thành kẻ bắt nạt mới.
Chắc chắn là không.
Dĩ nhiên, không phải ai cũng là "quả hồng mềm". Vì sự gia tăng của việc bắt nạt, một số người không chịu nổi đã bắt đầu phản kháng, và khi những tiếng phản kháng yếu ớt đó dần dần tụ lại, nó sẽ trở nên vang dội.
Vì vậy, một số phụ huynh và giáo viên bị tiếng nói ấy đánh thức đã bắt đầu can thiệp, từ bên ngoài làm tan rã nhiều "đỉnh kim tự tháp".
Vậy là giai đoạn đầu của kế hoạch của tôi đã hoàn thành.
Trò chơi thứ hai của tôi gọi là "Kẻ cầu nguyện".
Đây là một trò chơi khá đơn giản, thích hợp chơi trong bất kỳ buổi tụ họp nào.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/hoa-than-cua-dinh-menh/c13.html.]
Quy tắc trò chơi rất đơn giản: một người đóng vai "sơ" (nữ tu), một người đóng vai "kẻ phản bội", những người còn lại đóng vai "tín đồ", tín đồ sẽ nhắm mắt cầu nguyện, trong khi kẻ phản bội có thể tấn công tùy ý. Khi "sơ" tuyên bố mở mắt, các tín đồ sẽ bỏ phiếu để đoán ai là kẻ phản bội.
Nghe có vẻ giống phiên bản đơn giản của "Ma sói", nhưng khác biệt là, kẻ phản bội không chỉ tấn công một người, mà có thể tấn công nhiều người, và người đóng vai kẻ phản bội sẽ thay đổi sau mỗi lượt, cho dù không đoán được cũng sẽ đổi người.
Mới đầu mọi người chơi rất vui vẻ, những đòn tấn công cũng chỉ mang tính chất tượng trưng như vỗ nhẹ vào người, gõ nhẹ vào ai đó. Tuy nhiên, sau vài vòng mà không tìm ra được kẻ phản bội, chuỗi nghi ngờ bắt đầu hình thành, và khi kẻ phản bội bắt đầu ra tay, cú đánh không còn nhẹ nhàng nữa, mà là sự trả thù cá nhân, mỗi cú đánh đều dồn hết sức lực.
Vì vậy, trò "Kẻ cầu nguyện" chỉ chơi một lần, và kết thúc bằng việc Hạ Dược nổi giận, đá vào từng người một và kết thúc với việc đá đ.í.t từng người.
Nhưng chỉ cần một lần là đủ, những bất mãn đơn lẻ thì không thể gây sóng gió gì, nhưng tích tụ lâu dài thì giống như việc trong kho chứa ngày càng nhiều pháo hoa, chỉ thiếu một tia lửa.
Kẻ bị Hạ Dược đá đ.í.t là tên "Mao Gầy".
Mao Gầy phản bội.
Vì vậy, vào một ngày bình lặng, bùm! Pháo hoa nổ tung.
Mao Gầy tìm một nhóm du côn từ trường khác đến vây bắt Hạ Dược, Hạ Dược bị đánh đến không nhẹ, bị xỉ nhục đủ kiểu.
Nhưng Hạ Dược đúng là kẻ tàn nhẫn, trước tiên cậu ta vứt bỏ mọi thể diện quỳ xuống xin tha, để mặc đối phương chế nhạo mắng nhiếc, cho đến khi đối phương lơ là, cậu ta mới chạy trốn.
Hạ Dược chạy trốn, chạy đến tìm tôi, người duy nhất mà cậu ta còn tin tưởng.
Và tôi chưa bao giờ thấy Hạ Dược trong tình cảnh thảm hại như thế.
Chỉ thấy cậu ta trên người đầy vết bầm tím, mắt sưng vù, mặt bị đánh đến biến dạng, sau lưng có vài vết chân, giày cũng mất một chiếc.
"A Dược!" Tôi đau lòng lao tới đỡ cậu ta:
"Làm sao vậy? Ai đánh anh?"
"Đi… họ vẫn đang đuổi theo…"