Đến khi chẳng còn gì để cho đi, chỉ còn lại sự tủi thân và cuộc đời khô cạn.
Giờ thảo luận tự do.
Tôi đang giảng bài, xung quanh là một vòng tròn các “fan girl” vây quanh.
Để đón tiếp "quang cảnh vinh quang" này, tôi đã lén lút học đêm mỗi ngày.
Tự giác giúp tôi thong dong.
“Phàm Phàm, đề này trong đáp án nói cảm xúc của tác giả có yếu tố châm biếm, nhưng tớ không thấy chỗ nào châm biếm cả…”
Tôi lập tức cúi xuống xem bài.
Nhờ những năm tháng đấu trí sống sót như một chiến binh,môn Ngữ văn là sở trường tuyệt đối của tôi.
Tình cảm dạt dào, hành văn như thơ.
Đọc hiểu – cảm thụ – phân tích?
Quá đơn giản.
Ngay lúc đó, lớp trưởng gõ nhẹ vào bàn tôi:
“Phàm Phàm, mẹ cậu tới rồi, đang ở phòng giáo viên với cô chủ nhiệm.”
“Xem ra tình hình không ổn lắm. Cậu mau qua đó đi.”
Tôi há hốc miệng.
Cố nghĩ mãi mà không nhớ ra mình làm gì ở trường mới mà đến mức phải gọi phụ huynh?
Không đánh ai.
Không chửi ai.
Không thượng cẳng chân hạ cẳng tay với "chị-em song sinh"...
Tôi là một học sinh mẫu mực cơ mà!
Bạn bè chan hòa, lớp học đoàn kết, mỗi sáng mở mắt là muốn học, không muốn tan học chút nào.
Cô chủ nhiệm gọi mẹ tôi tới làm gì chứ?
Tôi chạy gấp về phía văn phòng, trong lòng vẫn lo lo — mẹ tôi chưa bao giờ bị gọi phụ huynh, nhỡ đâu bị dọa sợ thì sao?
Nhưng khi tôi nhìn thấy nhị thẩm, tim tôi như rớt “choang” một phát về lại bụng.
Tôi xoay đầu, nghiêm túc nói với cô giáo:
“Cô ơi, đây không phải mẹ em.”
“Là... nhị thẩm của em ạ.”
Cô chủ nhiệm sững người, liếc nhìn cả hai chúng tôi đầy nghi ngờ.
Nhị thẩm lập tức chen vào:
“Cô đừng nghe nó nói linh tinh, tôi mới là mẹ ruột của nó.”
Tôi không nhanh không chậm chỉnh lại:
“Là người sinh ra em, đúng.”
“Nhưng không phải là mẹ trên hộ khẩu. Về mặt quan hệ họ hàng, em phải gọi bà ấy là — nhị thẩm.”
Tôi thò tay vào ốp lưng điện thoại, lấy ra bản sao sổ hộ khẩu mang theo người, lịch sự đưa cho cô giáo và các thầy cô gần đó xem một lượt.
Xem xong, tôi cẩn thận cất lại.
Rồi rất lễ phép quay sang chào nhị thẩm:
“Chẳng lẽ bác quên rồi ạ?”
“Hôm đó, lúc đi làm hộ khẩu, bác còn đứng chắn trước đầu xe nhà cháu.”
“Cháu và mẹ cháu đã có một buổi nói chuyện... rất ‘thân tình, hòa nhã’ với bác mà.”
Tôi mở khóa điện thoại, hiển thị ngay bức ảnh gia đình từng cho bà ta xem hôm đó:
“Đây là ảnh gia đình lúc đó cháu cho bác xem đấy ạ”
“Cháu, mẹ cháu, bố cháu. Cả nhà ba người, hòa thuận ấm êm.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/hai-bac-dong-y-lam-cha-me-con-khong/chuong-8.html.]
Mặt nhị thẩm bắt đầu tái xanh.
Tôi làm như không thấy, tiếp tục “giúp đỡ bà” hồi tưởng:
“Hôm đó, con gái bác — Hà Sở Dao — còn đứng sau lưng bác đấy”
“Cháu còn lịch sự chỉ cho bác thấy: ‘Con gái bác ở đằng kia kìa.’ ”
Ánh mắt hóng hớt xung quanh khiến mặt nhị thẩm càng đen sì như đáy nồi.
Cuối cùng, bà ta cũng phải nghiến răng rít ra từng chữ…
“Con làm đủ rồi đấy. Đừng có quá đáng.”
“Mẹ mới là người sinh ra con, con làm vậy chẳng ra gì cả.”
Tôi khẽ mỉm cười, vẫn giữ vẻ lễ phép như cũ:
“Câu đó, phải là cháu nói với bác mới đúng đấy.Nhị thẩm, phiền bác đừng làm loạn nữa.”
Bà ta nén giận, cố giữ vẻ ôn hòa:
“Phàm Phàm, mẹ thật lòng muốn con về nhà.”
Tôi vẫn mỉm cười, ánh mắt không chút d.a.o động.
Sau đó, tôi nghiêng đầu, nhẹ nhàng hỏi:
“Nhị thẩm, cháu hỏi bác một câu.”
“Bác cho rằng, ơn sinh quan trọng hơn, hay ơn dưỡng quan trọng hơn? Xin bác hãy trả lời. Nghĩ kỹ rồi hãy nói.”
Bà ta chỉnh lại tóc, sửa sang thần sắc, giọng điệu trang trọng:
“Dĩ nhiên là ơn sinh thành.”
Tôi gật đầu:
“Nếu ơn sinh lớn hơn thì cháu nên về sống với bác và cô con gái bác nuôi mười mấy năm, Hà Sở Dao,nên về nhà họ Triệu ạ.”
Bà ta sững người, lập tức đổi giọng:
“Vậy… là ơn dưỡng.”
Tôi lại gật đầu, ra vẻ như hiểu ra vấn đề:
“Nếu là ơn dưỡng… thì người nuôi cháu không phải bác.”
“Mà là cha mẹ nuôi và bác cả bác gái. Vậy thì, cháu và bác đâu còn quan hệ gì đặc biệt.”
Bà ta bắt đầu nhận ra không ổn, định lên tiếng cứu vãn tình hình.
Đúng lúc đó, văn phòng cũng đã vắng bớt.
Các giáo viên đều đi dạy, mấy người hóng chuyện cũng bị cô chủ nhiệm “tế nhị” mời đi dạo.
Vậy thì tôi cũng khỏi khách sáo nữa.
Lịch sự chẳng có tác dụng với người không hiểu đạo lý.
Nói nhẹ không hiểu, thì tôi sẽ nói thẳng.
Tôi dứt khoát cắt lời:
“Nhị thẩm, thật ra câu hỏi đó… cháu cũng không cần bác trả lời.”
“Cháu chỉ muốn nhắc bác một điều:”
“Làm người thì nên biết điều. Đừng ‘vừa muốn cái này’, lại ‘không muốn mất cái kia’.”
Tôi nhìn thẳng vào bà ta, giọng lạnh đi vài độ:
“Bác muốn giữ con gái nuôi lại bên cạnh thì bác nói ơn dưỡng quan trọng hơn trời.”
“Bác muốn ép cháu gọi bác là mẹ, bắt cháu phục tùng và chịu đựng thì bác lại lật mặt nói ơn sinh là cao nhất.”
Bà ta cuống quýt:
“Không phải như con nghĩ đâu…”
Tôi đưa tay ra, nhẹ nhàng bóp lấy miệng bà ta, không để bà ta nói tiếp.
Tôi không muốn nghe.