“Tôi thực sự không thích cô. Cũng không muốn thấy mặt cô.”
Tôi cũng không quên Hà Sở Tiêu đang đứng một bên, tiện tay phát cho hắn một “lá chắn vô hình”.
“Cũng phiền anh nhớ cho rõ, tôi tên Hà Phàm, là con gái của bác cả anh.”
“Lần sau gặp lại, làm ơn gọi tôi một tiếng đường đường chính chính ‘em họ’ giúp tôi.”
Nhìn cặp anh em bị tôi đè đến không thốt nên lời kia…thật sự sảng khoái.
Tôi ghét nhất kiểu người “tự cho mình là đúng” như bọn họ.
Tôi đã rút khỏi cái mớ hỗn độn đó rồi, còn cố chạy đến đây làm phiền tôi phiền phức.
Ngay từ ngày đầu tôi về nhà, ánh mắt đề phòng mà họ nhìn tôi đã nói rõ tất cả.
Tôi không bao giờ coi họ là cha mẹ ruột được.
Cùng lắm, tôi chỉ coi họ là nhị thúc nhị thẩm.
Dù gì ai chẳng có vài loại họ hàng ngoài mặt gọi là thân, chứ trong lòng…chẳng có tí tình cảm nào.
Hà Sở Dao định mở miệng nói gì đó, nước mắt rơi lách tách.
Tôi không buồn nhìn, chỉ lạnh lùng leo lên xe, bảo tài xế:
“Lái đi, càng nhanh càng tốt.”
Tôi không muốn ở cạnh họ thêm một giây nào nữa.
Mỗi một giây đều tiêu hao cảm xúc của tôi, lãng phí cuộc đời tôi.
Nhưng tưởng xong rồi à?
Tống tiễn được “nhỏ”, thì “lớn” lại tới.
Gì đây? Chuẩn bị dựng luôn vở “truy con về nhà – bản lò thiêu” hả?
Thấy tôi thật sự quay đi không hề ngoảnh lại, không hề bị thao túng… giờ mới bắt đầu cuống?
Khi còn có tôi thì không biết trân trọng, mất rồi lại tiếc nuối như thể vừa đánh mất cả thế giới?
Buồn cười c.h.ế.t đi được.
Tôi liếc nhìn gương mặt của nhị thẩm biểu cảm giả tạo đến đáng thương.
Thật ra, yêu hay không yêu, rất đơn giản.
Mẹ tôi nhìn tôi như đang nhìn một kho báu.
Mỗi cái liếc mắt đều là ánh nhìn nâng niu:
“Con gái mẹ sao lại hoàn hảo thế này, giỏi giang thế này?”
“Mẹ yêu con đến phát điên luôn.”
“Mẹ sẽ khiến con được hạnh phúc từng ngày, từng giờ.”
Còn nhị thẩm?
Ánh mắt bà ta chỉ toàn sự đánh giá, dò xét.
Lúc nào cũng mang cái vẻ trên cơ, cố gắng dùng danh xưng “mẹ ruột” để tạo áp lực lên tôi.
Xin lỗi nhé.
Tôi là đứa từng vì không được ăn trứng mà lật tung cả bàn cơm, bị chửi mắng ngày Tết là có thể hất luôn nồi bánh chưng ra bãi rác, ép tôi ăn đồ gây dị ứng là tôi bỏ thuốc xổ vào nồi cơm của ông ấy.
Loại người như tôi mà bà định áp chế tôi?
Đừng nằm mơ.
Tôi từng bị gió táp mưa sa, từng bị dồn ép đến đường cùng.
Nhưng tôi chưa bao giờ gục ngã.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/hai-bac-dong-y-lam-cha-me-con-khong/chuong-7.html.]
Tôi luôn kiên cường phản kháng, bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Đến cuối cùng, tôi đã làm được khiến cả cái nhà đó dám tức giận nhưng không dám lên tiếng.
Ít nhất là trên bề mặt, họ buộc phải công bằng với tôi.
Với một đứa như tôi, đừng mong dùng vài lời yêu thương giả tạo để khiến tôi ngoan ngoãn cúi đầu.
Đừng hòng.
Không phải cha mẹ nào cũng yêu thương con cái.
Cha mẹ nuôi tôi từng tưởng tôi là con ruột đấy chứ.
Vậy mà vẫn không yêu tôi.
Nếu tôi dễ khuất phục đến thế, tôi đã sớm bị biến thành công cụ của chị gái, bao cát sống cho bố mẹ, ngân hàng m.á.u di động cho em trai.
Buồn cười là chị gái tôi cũng là ‘ruột thịt’ với tôi, vậy mà lúc nào cũng coi thường tôi.
Thậm chí còn tàn nhẫn hơn cả em trai.
Có vẻ như chỉ khi tôi sống khổ sở,cô ta mới cảm thấy mình được “bố mẹ yêu thương”.
Sau mấy lần tôi cho cô ta “nếm mùi”,cô ta mới biết điều mà rút lui.
Ban ngày tôi không đánh lại cô ta vì bố mẹ nuôi luôn thiên vị.
Thì tôi ra tay lúc nửa đêm.
Lặng lẽ dùng kéo cắt trụi tóc cô ta, cắt nát mấy bộ váy yêu thích.
Cha mẹ nuôi mắng chửi, đánh đập, đổ hết mọi tội lên đầu tôi.
Thì tôi lẻn vào lúc khuya, dùng lọ mực đổ đầy lên mặt họ.
Muốn vô liêm sỉ? Tôi chiều.
Muốn đấu? Tôi không thua.
Họ đánh không được, mắng không xong.
Vì tôi không sợ.
Tôi giống như sinh ra đã có tính nổi loạn, trong người tôi không có gen nghe lời.
Tôi ghét cay ghét đắng hai từ “nghe lời” và “hiểu chuyện”.
Chúng đồng nghĩa với bị bắt nạt, bị bóp nghẹt, và phải hy sinh không hồi kết.
Giống như cô chị gái hàng xóm mới học hết cấp 2 đã bỏ học đi làm, kiếm tiền nuôi em trai đi học, tiết kiệm tiền cưới vợ cho em.
Cô ấy thường cười, ánh mắt lấp lánh khi nói với tôi:
“Phàm Phàm, em không hiểu đâu.”
“Làm chị là như làm mẹ.”
“Chị làm tất cả những điều đó… đều là điều nên làm.”
“Sau này nếu chị lấy được người giàu, chị sẽ mua nhà lớn cho em trai, cho bố mẹ sống cuộc sống sung sướng.”
Cô ấy gầy trơ xương, ăn không đủ thịt, vậy mà lúc nào cũng muốn rút cạn chính mình để dâng hiến.
Cái gọi là “cao cả” của cô ấy… khiến tôi ghê tởm.
Đó là sản phẩm của tư tưởng trọng nam khinh nữ, ăn sâu vào m.á.u của cả một thế hệ.
Con gái thứ hai luôn bị xem như một lời nguyền.
Phải biết điều.
Phải cho đi.
Phải học cách làm người khác hài lòng.
Chủ động bán máu, bán thịt, bán chính mình từng mảnh một.