Hạ Tuyền, Con Bà Phương - Chương 1

Cập nhật lúc: 2025-03-06 03:04:04
Lượt xem: 1,120

Mẹ tôi lúc nào cũng thích tự ép mình chịu khổ.

 

Tết về nhà, tôi mua cho bà một chiếc áo khoác cashmere, bà không nỡ mặc, vẫn quấn mình trong bộ đồ cũ.

 

Họ hàng tưởng cuộc sống chúng tôi khổ cực, bèn giới thiệu cho một cặp cha con.

 

Người cha hay uống rượu rồi đánh đập, người con vừa từ trại cải tạo mới ra.

 

"Nhà các cô điều kiện thế này, tìm được người như vậy là tốt lắm rồi! Mẹ con xứng đôi với cha con, vừa vặn quá còn gì, song hỷ lâm môn đấy!"

 

Mẹ tôi nghe xong liền thay đổi phong thái thường ngày.

Bà khoác lên mình chiếc áo đắt tiền, trang điểm tinh tế rồi xuất hiện tại tiệc g.i.ế.c lợn ở nhà họ hàng, chỉ thẳng mặt cô tôi nói:

"Bà đây tiết kiệm chút đỉnh thì mấy người tưởng có thể trèo cao với con gái tôi à? Còn mấy người, tôi nói bà đấy, bà là ấm trà Long Tỉnh đã đun sôi từ năm 70 rồi! Là trà xanh lâu năm đấy, trà hư trà thúi hèn chi miệng mồm thúi quá trời!"

1

 

Bố tôi mất sớm, một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, chịu không ít khổ cực.

 

Có lẽ đã quen chịu khổ, tôi đưa tiền bà không biết tiêu, mua đồ cho cũng không nỡ dùng.

 

Đồ ăn để đến khi hết hạn, quần áo cất dưới đáy tủ, một đĩa thức ăn hâm đi hâm lại, mở tủ lạnh ra toàn là thịt đông cứng như xác sống...

 

Rõ ràng đã qua thời nghèo khổ, vậy mà vẫn sống tằn tiện từng chút một, không khổ cũng phải tự ép mình chịu khổ.

 

Sao có thể như vậy được?

 

Gần Tết, tôi lái chiếc xe mới về quê, tranh thủ trời còn chưa tối, chở mẹ đi một vòng quanh làng, gặp ai cũng dừng xe chào hỏi.

 

"Mẹ à, chậm nhất là ngày mai thôi, cả làng sẽ biết nhà mình mới mua xe rồi."

Chỉ đăng truyện Cơm Chiên Cá Mặn, Cá Mặn Rất Mặn và MonkeyD

 

Mẹ tôi ngồi ở ghế phụ, vẻ mặt khó chịu:

 

"Người ta vẫn bảo tài không được lộ ra ngoài, con phô trương thế làm gì?"

 

Bà quen sống giản dị khiêm tốn, nhưng tôi là người trần mắt thịt, thể diện lẫn thực tế đều muốn có.

 

Trước đây, không ít người coi thường mẹ con tôi.

 

Ngay cả khi đi ngang qua cổng làng, cũng bị mấy ông già lắm chuyện kia lôi ra làm trò cười.

 

Nói lý lẽ với họ là không có tác dụng, nhún nhường cũng chẳng khiến mọi thứ tốt đẹp hơn, chỉ có bị lấn lướt thêm thôi.

 

Lý lẽ của họ rất đơn giản: Ai có tiền, ai bảnh bao, ai trông có vẻ không dễ động vào, thì họ sẽ nể nang người đó.

 

"Xe đỗ ngay trong sân nhà mình, ai cũng nhìn thấy, sớm muộn gì cũng truyền ra ngoài. Con làm vậy là để mẹ nở mày nở mặt đấy."

 

Mẹ tôi im lặng vài giây, rồi hỏi:

 

"Lúc nãy con nói chiếc xe này hơn ba trăm ngàn tệ, là tiền sạch chứ?"

 

Tôi mới tốt nghiệp hơn một năm, bà nghĩ linh tinh cũng không có gì lạ.

 

"Sao lại không? Con còn thuộc dạng kiếm ít đấy. Bởi vì con có lương tâm, không bán hàng dỏm."

 

Tôi là một blogger ẩm thực.

 

Từ năm ba đại học đã thử làm tài khoản, đến năm tốt nghiệp nhờ một video bất ngờ nổi tiếng, nên tôi đi theo con đường này. Tích lũy đến nay đã gần một triệu người theo dõi.

 

Nhưng video của tôi bình thường không lộ mặt, nên dân làng cũng không biết tài khoản của tôi.

 

Tôi thực sự sợ nghèo, không muốn cả đời lĩnh đồng lương c.h.ế.t đó.

 

Mặt khác, tôi còn được di truyền tài năng nấu nướng từ bố.

 

Chữa bệnh cho bố đã tiêu sạch tiền tiết kiệm, sau khi ông mất, ba năm đầu tiên là lúc nhà tôi nghèo nhất, mười ngày nửa tháng chẳng được ăn miếng thịt nào.

 

Nhưng cá tôm dưới sông không mất tiền, vớt cá về rồi sang nhà bà cụ hàng xóm xin ít ớt ngâm, tôi vẫn có thể nấu ra một bát hoành thánh tuyệt hảo.

 

Dù nghèo cũng không thể để miệng nghèo theo.

 

Chịu khổ là điều không cam tâm, không có phúc cũng phải cố mà tận hưởng.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/ha-tuyen-con-ba-phuong/chuong-1.html.]

Giờ có tiền rồi, tôi cũng phải để mẹ hưởng thụ cùng.

 

"Giá nhà vẫn đang giảm, cứ quan sát thêm một thời gian nữa, con cũng có thể tiết kiệm thêm ít tiền, sau đó sẽ mua nhà, rồi đón mẹ lên thành phố ở."

 

"Không đi." Bà dứt khoát trả lời, "Mẹ sống ở làng vẫn tốt, không đi đâu hết."

 

"Lần trước, mẹ gọt một nửa quả táo bị mốc rồi tiếp tục ăn, kết quả là bị viêm ruột, chịu đựng đến hôm sau không nổi nữa mới chịu vào viện. Mẹ gọi đó là sống tốt à?"

 

Khoang xe lại rơi vào im lặng.

 

Tôi không muốn ép mẹ, nhưng bà cứ không để ý đến sức khỏe của mình, khiến tôi cũng không thể yên tâm làm việc, thật sự là tổn hại cả hai bên.

 

Về đến nhà, tôi lấy từ đống quà Tết mang về một cái túi.

 

"Mẹ thử cái này đi, quà Tết con mua riêng cho mẹ đấy."

 

Là một chiếc áo khoác cashmere.

 

Mẹ tôi cẩn thận mặc vào, cả người lập tức trông thần thái hơn hẳn.

 

"Cái này... chắc đắt lắm nhỉ?"

 

"Giảm giá còn 800 thôi."

 

Tôi đã tháo mác giá, bớt đi một con số, bà cũng không biết.

 

Nhưng chỉ thế thôi đã khiến bà giật mình.

 

"Con đừng kiếm được chút tiền là tiêu lung tung, mẹ già rồi, mặc đồ tốt thế này làm gì?"

 

"Ngày mai chẳng phải sẽ đến nhà chú Vương dự tiệc đầy tháng cháu ông ấy sao? Mặc cái này là vừa đẹp."

 

Mẹ tôi cởi ra gấp gọn lại, bỏ vào túi.

 

"Toàn người quen, chưng diện làm gì? Chờ con về thành phố rồi, nhớ mang đi trả lại ngay!"

 

"Không rảnh, muốn trả thì tự đi mà trả."

 

Mẹ tôi sốt ruột:

 

"Đâu phải mẹ mua, mẹ biết đường nào mà trả?"

 

"Vậy thì không trả."

 

"Sao lại không trả? 800 tệ đấy!"

 

"Thế mẹ tự đi mà trả."

 

"Hạ Tuyền!"

 

Tôi thản nhiên vươn vai, quay người đi về phòng:

 

"Ngủ ngon, bà Phương."

 

2

 

Đúng như tôi dự liệu, mẹ không chịu mặc chiếc áo khoác ấy đi dự tiệc, bà quấn mình trong bộ đồ cũ sờn cổ, bạc màu, rồi chuẩn bị ra cửa.

 

Tôi có chút không vui.

 

"Mẹ, chúng ta là khách, mẹ ăn mặc thế này, tính ăn xong rồi ở lại rửa bát à?"

 

"Mẹ mặc ấm là được, có gì mà không ổn? Nếu con thấy mất mặt thì đừng đi theo!"

 

Bà vẫn còn giận chuyện tôi không chịu trả lại áo khoác tối qua.

 

Nhưng tôi không thấy mình sai.

 

Bà không biết trân trọng, tôi cũng bực theo.

 

"Mẹ ăn mặc thế này, người ta còn tưởng con bất hiếu đấy!"

 

Loading...