Sau buổi livestream hôm đó, Ôn Như Hải và Ôn Thư Hằng gặp đám đông phẫn nộ ngay tại cổng bệnh viện.
Những cú đ.ấ.m lẽ ra dành cho tôi, lần lượt rơi hết lên người họ.
Bệnh tình của Ôn Thư Ý nhanh chóng chuyển biến xấu.
Khoa tôi làm việc vì muốn bảo vệ tôi nên đã điều tôi sang khu bệnh khác.
Chồng tôi lo lắng, khuyên tôi tạm thời đừng đi làm, đề phòng nhà họ Ôn trả thù.
Nhưng tôi không đợi được đòn trả thù nào.
Người đến tìm tôi lại là mẹ.
Bà đến vào buổi tối.
Giữa trời tuyết lạnh căm căm, bà đứng dưới nhà, ôm hộp cơm giữ ấm, lặng lẽ đợi tôi.
Chồng tôi nhìn thấy, mềm lòng mở cửa cho bà vào.
Đây là lần đầu tiên bà đến nhà tôi, kể từ sau ngày tôi kết hôn.
Bà chậm rãi bước vào, đảo mắt nhìn khắp nơi, ánh mắt dần dần đỏ hoe.
Rồi bà đặt hộp cơm lên bàn, mở từng lớp từng lớp ra.
“Sườn xào chua ngọt.”
Bà vừa nói vừa lặng lẽ lau nước mắt.
“Hồi nhỏ, con thích ăn món này nhất.”
Ngực tôi chợt nhói lên, nghẹn ngào.
Một đứa bé bốn tuổi vốn không nên có ký ức gì quá sâu sắc, nhưng tôi mãi không quên được — ngày bị đưa đi, tôi đang ăn sườn xào chua ngọt do bà làm.
Người mẹ bình thường chẳng mấy khi cười với tôi, hôm đó lại mỉm cười dịu dàng, gắp từng miếng cho tôi ăn.
Còn nói món ấy là làm riêng cho tôi.
Ngay khi chưa kịp ăn xong một miếng, Ôn Như Hải đã sầm mặt vội vã xông vào.
Ông ta giục: “Nhanh lên, xe đang bên đợi ngoài kia!”
Rồi chẳng cho tôi cơ hội phản ứng, ông ta túm lấy tôi từ bàn ăn lôi đi.
Hôm đó tôi gào khóc đến khản giọng, miếng sườn trong miệng rớt xuống nền đất lạnh.
Từ ngày ấy, tôi không bao giờ còn yêu thích món sườn xào chua ngọt nữa.
Mẹ nức nở, gắp một miếng sườn đưa đến trước mặt tôi.
“Nam Nam, mẹ xin lỗi con.”
“Mẹ biết con trách mẹ, nhưng con có biết mẹ cũng khó chịu đến thế nào không? Gia đình trọng nam khinh nữ đó, mẹ cũng bất lực lắm chứ…”
“Từ sau khi đưa con đi, mẹ chưa từng nấu lại món này.”
Vị chua ngọt len qua kẽ mũi, một giây ấy tôi như bị kéo ngược về mùa đông năm tôi bốn tuổi.
Trái tim trống rỗng như thể đang chìm xuống đáy nước, nước mắt không kìm nổi tuôn trào.
Mẹ run rẩy vươn tay muốn lau nước mắt cho tôi.
“Nam Nam, mẹ thừa nhận mẹ thiên vị. Mẹ nuôi Thư Ý hơn hai mươi năm, còn con chỉ có bốn năm. Mẹ không kiểm soát được, nên mới đối xử với con tệ hơn.”
“Nhưng Nam Nam, đó là lỗi của mẹ, đừng trút giận lên Thư Ý được không? Nể tình mẹ từng nuôi con bốn năm, xin con hãy hiến tủy cho nó…Mẹ biết lỗi rồi, mẹ nhất định sẽ bù đắp cho con!”
Người phụ nữ trước mặt tôi — tôi từng nhớ rất rõ vòng tay bà ấy.
Từng khát khao một cái ôm từ bà.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/gioi-han-cua-tinh-than/chuong-10.html.]
Tôi không bao giờ đủ tàn nhẫn để đối xử với bà như cách bà đã đối xử với tôi.
Nghĩ một cách kỳ lạ và mơ hồ, tôi chợt tự hỏi:
Nếu Ôn Thư Ý thật sự có thể sống đến khi tôi sinh con xong…thì liệu, tôi có hiến không?
Món sườn xào chua ngọt hôm ấy, cuối cùng tôi vẫn không ăn.
Tôi nghĩ… đúng là tôi mang tâm tính hẹp hòi.
Ngay cả khi sinh con xong, có lẽ tôi cũng chẳng muốn hiến tuỷ.
Thế nhưng, có lẽ mẹ đã truyền đạt sai điều gì đó đến Ôn Thư Ý.
Khi cô ta lao tới định đ.â.m vào bụng tôi, miệng còn hét to:
“Phải g.i.ế.c c.h.ế.t đứa con trong bụng mày!”
Tôi đã đề phòng từ trước, nên dễ dàng tránh được.
Ôn Thư Ý bị những bác sĩ và bệnh nhân xung quanh giữ lại.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Cô ta dường như mất trí, thấy không thể làm hại tôi bèn ngồi sụp xuống đất, bắt đầu phát điên.
“Giết không được con mày… vậy tao xin mày được không?”
“Cầu xin mày thì sao? Không phải mày nói ai cầu xin thì trời đánh c.h.ế.t à? Ha ha ha, tao vốn cũng chẳng sống nổi nữa rồi!”
Nói xong, cô ta lại gào khóc:
“Cầu xin mày, Ôn Tư Nam! Tao cầu xin mày bỏ cái thai đó đi, hiến tuỷ cho tao đi, tao cầu xin mày!”
Sau ngày đó, Ôn Thư Ý bị đuổi khỏi bệnh viện.
Tôi trở về nhà, đúng lúc bắt gặp bữa cơm gia đình họ đang vui vẻ diễn ra.
Mà tôi thì không cần phải day dứt gì thêm nữa.
Từ hôm đó, tôi cắt đứt hoàn toàn liên lạc với nhà họ Ôn.
Nghe nói họ bị cư dân mạng tấn công dữ dội, đã chuyển đi rất xa.
Lần gặp lại là bốn năm sau.
Tôi đưa con gái về quê, tới thăm mộ của dì.
Ở nghĩa trang, từ xa tôi thấy một người.
Mẹ.
Bà tiều tụy, già sọm đi như tụt hẳn một thế hệ.
Ánh mắt nhìn con bé, mơ hồ rồi dần trở nên ướt át.
“Nam Nam, con về rồi sao?”
“Mẹ nấu sườn xào chua ngọt cho con, vẫn đang hâm nóng mà…”
“Sao? Con bệnh rồi à? Mẹ hiến! Mẹ hiến cho con!”
Con gái tôi sợ hãi núp sau lưng tôi.
Tôi bế con lên, im lặng lướt qua bà.
Sau đó, con bé hỏi tôi:
“Mẹ ơi, mẹ có sinh cho con một đứa em trai không?”
Tôi không chút do dự lắc đầu:
“Không đâu. Mẹ sẽ không bao giờ để con gái của mẹ phải chịu chút thiệt thòi nào cả.”
Hết.