Trước khi đi, tôi đặc biệt dặn dò người chăm sóc phải chăm sóc bố Chu Lỗi thật cẩn thận, có gì bất thường lập tức báo cho tôi.
Còn Chu Lỗi thì chỉ lựa chọn thông báo cho tôi những gì anh ta muốn, cố tình giấu nhẹm nhiều chuyện xảy ra ở bệnh viện.
Sau một hồi tranh cãi kịch liệt, cuối cùng gia đình họ Chu cũng quyết định từ bỏ việc ghép gan, tiếp tục duy trì phương pháp điều trị cầm cự.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Chu Lỗi gọi điện, không giấu được vẻ phấn khích.
Tôi biết rõ anh ta thật lòng chẳng muốn hiến gan, chỉ khi bị dồn ép mới tính kéo tất cả mọi người cùng xuống nước.
Mẹ Chu Lỗi không muốn bán nhà, Chu Bội không muốn nghỉ học, và kết quả của những cuộc tranh cãi không ai chịu nhường là ép bố Chu Lỗi phải từ bỏ việc ghép gan, chấp nhận số phận.
Tôi chỉ biết thở dài. Đối với bố Chu Lỗi, tôi thật sự không thể giúp được gì.
Những cuộc gọi từ người hộ lý mà tôi thuê chăm sóc ca đêm, liên tục kể cho tôi nghe tình hình trong bệnh viện:
“Nhà đó đúng là quá đáng, ông cụ làm hóa trị ăn không vô, bà vợ không những không thông cảm mà còn mắng nhiếc om sòm, bảo ông cụ lãng phí tiền."
“Bà ta ép ông ăn, nhưng ăn vào được vài miếng thì lại nôn hết ra. Quần áo bị bẩn, bà ta càng chửi mắng nặng lời hơn."
“Ông cụ bị mắng đến mức chẳng dám ngẩng mặt lên, mấy gia đình bệnh nhân khác cũng khó chịu thay, nhưng chẳng ai làm được gì?"
“Thằng con trai thì đến viện chỉ biết co ro ngồi một góc nghịch điện thoại. Ông cụ muốn nói chuyện, anh ta toàn lơ đi."
“Còn cô con gái ấy à? Đến bệnh viện mà không cãi nhau với mẹ thì cũng cãi nhau với anh trai, tranh nhau xem ai phải ở lại trông nhiều hơn, ai bị thiệt thòi.”
Người chăm sóc hạ giọng, thở dài: “Tôi thấy ông cụ khóc lén không biết bao nhiêu lần rồi. Đúng là quá khổ.”
Còn Chu Lỗi, mỗi lần gọi điện cho tôi thì chỉ toàn than vãn. Lúc thì trách bệnh viện thu tiền như nước, lúc thì oán bố mình làm anh ta khổ:
“Bạn anh có một dự án khởi nghiệp ngon lành, rủ anh cùng đầu tư, nhưng anh lấy đâu ra tiền? Chỉ biết đứng nhìn cơ hội trôi qua thôi."
“Người ta bảo nhà có người già là có của quý, mà nhà anh thì… haiz.”
Bệnh tình của bố Chu Lỗi xấu đi rất nhanh.
Bác sĩ điều trị chính nhắc nhở gia đình: “Tinh thần bệnh nhân rất quan trọng. Nếu tâm trạng tệ, ý chí sống không mạnh mẽ, hiệu quả điều trị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.”
Không ngờ lời nhắc này lại làm Chu Lỗi phát cáu.
Những ngày sau đó, anh ta liên tục gây khó dễ cho y tá khi họ đến thay thuốc và truyền dịch.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/ga-chong-hieu-thao/chuong-7.html.]
“Sao lại chọn đúng giờ này để truyền dịch, không cho bố tôi ăn yên bữa nào!”
“Kỹ thuật của cô có vấn đề à? Chọc mấy lần mà không tìm được ven, bệnh nhân đã mệt thế này còn bị hành hạ thêm!”
“Thái độ kiểu gì vậy? Cẩn thận tôi khiếu nại cô đấy!”
Hậu quả là mấy y tá bị anh ta mắng đến phát khóc.
Sau đó, anh ta chuyển mục tiêu sang bác sĩ điều trị: “Thưa bác sĩ, nhà tôi đã tiêu cả đống tiền ở đây, ông nói dùng thuốc gì chúng tôi đều làm theo, sao bệnh càng chữa càng tệ?"
“Mười mấy vạn đổ vào đây mà chẳng thấy được kết quả gì. Như thế là hợp lý sao?"
“Hay vì chúng tôi từ chối ghép gan, bệnh viện không kiếm được khoản tiền đó nên không tận tâm chữa trị?
“Hay các người muốn kéo dài thời gian điều trị để vắt thêm tiền?”
Những lời này khiến bác sĩ tức đến mức suýt ngất, phải nhờ bảo vệ mời Chu Lỗi ra khỏi phòng làm việc.
“Đợi đấy, bọn bác sĩ tham tiền này chắc chắn chẳng có tâm chữa trị cho bố anh!” Chu Lỗi gọi điện cho tôi, nghiến răng nghiến lợi: “Anh có cách để trị bọn chúng.”
Không ngờ “cách” của anh ta là bám theo bác sĩ điều trị.
Anh ta lén lút theo dõi mấy ngày, tìm ra trường học của con bác sĩ, thậm chí chụp vài bức ảnh làm bằng chứng.
“Tôi nói cho ông biết, nếu không chữa tốt cho bố tôi, thì con ông cũng đừng hòng yên ổn!”
Những bức ảnh khiến bác sĩ tái mét mặt mày. Ngay sau đó, ông lập tức báo cảnh sát.
Kết quả, Chu Lỗi bị cảnh sát giáo dục nghiêm khắc, còn bệnh viện thì nhanh chóng điều chỉnh, đổi bác sĩ điều trị cho bố anh ta.
Bác sĩ mới rất thận trọng, thẳng thắn đề xuất: “Thiết bị ở đây có hạn, nên chuyển bệnh nhân đến một bệnh viện lớn hơn.”
Người chăm sóc gọi điện cho tôi, giọng đầy thắc mắc: “Nhà này định làm gì không biết? Làm loạn lên khiến bác sĩ y tá không ai hài lòng, thế thì còn ai tận tâm chữa trị cho bệnh nhân nữa?”
Chỉ có tôi hiểu rõ.
Đứa con trai hiếu thảo này lại đang tìm cách đẩy trách nhiệm đi nơi khác.
Kiếp trước, anh ta đổ hết tội lỗi lên đầu tôi.
Còn kiếp này, sau khi tiêu hết mười mấy vạn tiền viện phí, bệnh viện trở thành “kẻ thù lớn nhất” của anh ta. Bộ mặt bất hiếu của anh ta đã bị phơi bày trước bác sĩ và y tá.