CÔNG LÝ KHÔNG NGỦ QUÊN - Chương 1: Hộ nghèo

Cập nhật lúc: 2025-03-20 11:37:04
Lượt xem: 218

1.

“Suất trợ cấp hộ nghèo của em đã bị hủy, làm gì còn tiền mà nhận?”

“Đơn xin hủy trợ cấp hộ nghèo do chính em viết tay, còn ký tên và điểm chỉ rõ ràng.”

“Em nhìn đi.”

Nhân viên của Trung tâm dịch vụ dân sinh trên trấn mở album ảnh trên điện thoại ra cho tôi xem.

Tôi hoảng hốt lắc đầu: “Đây không phải chữ em! Nhà em chỉ có em và ông nội 70 tuổi, cả hai đều không có thu nhập. Sao em có thể viết đơn xin hủy được?”

Hôm nay là thứ Sáu, cũng là cuối tháng, tôi cầm thẻ bảo hiểm xã hội ra Ngân hàng trên trấn rút tiền, nhưng nhân viên ngân hàng lại nói, số dư trong thẻ là 0.

Tôi lập tức chạy đến phòng dân chính, hỏi nhân viên ở đó.

Nhưng họ chỉ lạnh lùng đáp: “Thứ Tư vừa rồi em đã tự nộp đơn xin hủy trợ cấp.”

Thứ Tư vừa rồi? Nhưng hôm đó tôi vẫn đang học ở trường nội trú trên trấn. Tôi còn chưa được phép rời trường đến cho tận hôm nay — thứ Sáu.

Sao tôi có thể nộp đơn?

“Cái này thì chúng tôi không biết. Em hỏi lại cán bộ thôn của mình đi. Tên em do chính thôn báo lên đấy.”

Nhân viên kia chẳng buồn ngẩng đầu lên, hờ hững đẩy trách nhiệm sang cán bộ thôn.

Tôi cắn môi, cầu xin: “Cô ơi, em không thể mất suất trợ cấp này được! Em mới học lớp 9, đã hứa với ba mẹ là học xong cấp hai mới đi làm. Nhà em chỉ có hai ông cháu, ông còn phải uống thuốc mỗi tháng. Hơn một trăm tệ này thực sự là tiền cứu mạng của nhà em.”

Nhưng nhân viên kia vẫn lạnh lùng đáp: “Em về tìm cán bộ thôn đi. Nếu còn suất trống, có thể xin lại.”

Tôi cúi đầu, nắm chặt trong tay tờ 5 tệ cuối cùng.

Không còn cách nào khác, phải đi thôi!

Từ trấn về ủy ban thôn mất 10 km, từ ủy ban thôn về nhà tôi còn 5 km nữa…

Chắc chắn đã có nhầm lẫn gì đó.

Mọi người trong thôn ai cũng biết nhà tôi không có lao động, ngoài mảnh ruộng ra chẳng có nguồn thu nào khác.

Làm sao họ có thể hủy trợ cấp của tôi được chứ?

2

Để kịp tìm cán bộ thôn trước khi họ tan làm, lần đầu tiên tôi bắt xe buýt nông thôn.

Gọi là xe buýt, thực ra chỉ là một chiếc xe khách nhỏ màu vàng, trên thân xe có dòng chữ “Vận tải hành khách nông thôn”.

“Suất trợ cấp hộ nghèo đã đủ rồi. Mày đã 16 tuổi còn ăn trợ cấp, chẳng phải đang lãng phí tài nguyên quốc gia sao?”

“Trong thôn có biết bao đứa 15, 16 tuổi đã bỏ học đi làm. Mày là người tàn tật à? Dựa vào đâu mà cứ chiếm suất đó mãi?”

“Tao đã nhường suất cho người cần hơn rồi. Mày về đi.”

Cán bộ thôn không hề nhắc đến lá đơn xin hủy trợ cấp, chỉ lớn tiếng mắng chửi tôi.

Nói tôi là kẻ ăn bám nhà nước, nói tôi có tay có chân mà không chịu lao động.

Giọng điệu đầy chế giễu, gương mặt lộ rõ vẻ khinh miệt khiến tôi muốn độn thổ vì xấu hổ.

Tôi khẩn cầu, gần như sắp khóc: “Em chỉ cần thêm ba tháng nữa thôi... Em đã hứa với ba mẹ là học hết cấp hai mới đi làm! Ba tháng sau em nhất định sẽ đi làm kiếm tiền!”

Nhưng hắn chỉ cười khẩy: “Ba mẹ mày đầu óc không lanh lợi, mày chắc cũng vậy, mà còn đòi đi học? Thật nực cười!”

“Muốn trợ cấp? Đừng mơ. Mày không đủ điều kiện.”

Hắn đuổi tôi ra ngoài, mặc kệ tôi có van xin thế nào cũng không chịu nhượng bộ.

Tôi đứng ngoài ủy ban thôn, do dự không biết phải làm gì.

Đúng lúc này, tôi nhìn thấy một người quen…

Dượng và anh họ xa của tôi… Dương Kim Bảo.

Họ mang theo rượu ngon và quà cáp đến ủy ban thôn, vừa đến cửa đã thấy cán bộ thôn cười niềm nở đón tiếp.

Hoàn toàn khác với bộ mặt lạnh lùng lúc đối diện với tôi!

Bên trong phòng làm việc, tôi lén nghe được cuộc trò chuyện của họ.

“Chuyện hộ nghèo của Kim Bảo đã xong rồi, cứ yên tâm! Người một nhà với nhau cả mà!”

“Về sau, nếu con cái muốn vào trường trọng điểm trên huyện, chắc chắn còn phải nhờ cậy anh rể nữa đấy!”

Cán bộ thôn tươi cười nịnh nọt ba của Kim Bảo, thái độ hạ mình thấy rõ.

“Anh rể mới thực sự là nhân vật lớn, làm hiệu trưởng trường cấp hai trên trấn cơ mà! Tôi làm sao bì được?”

Lúc này tôi mới hiểu ra tất cả.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/cong-ly-khong-ngu-quen/chuong-1-ho-ngheo.html.]

Hóa ra suất hộ nghèo của tôi đã bị tước đoạt để nhường cho Kim Bảo.

Mà Kim Bảo thì sao?

Vừa chuyển đến trường trên trấn ngày đầu tiên, đã khoe khoang đôi giày thể thao hơn 1000 tệ trước lớp.

Một đôi giày của cậu ta bằng đúng số tiền trợ cấp tôi nhận cả năm.

Cũng bằng đúng một năm sinh hoạt phí của tôi.

Thực ra, tôi luôn biết những người xung quanh khinh thường mình.

Nhưng tôi vẫn còn ba mẹ trên trời phù hộ, vẫn còn ông nội yêu thương.

Tình yêu ấy giúp tôi chống chọi với mọi lời gièm pha.

Thế nhưng bây giờ...

Tôi hoàn toàn mất phương hướng.

Nhưng vì tiền thuốc của ông nội, tôi vẫn phải cố thử lại lần nữa.

Tôi phải nói chuyện lại với cán bộ thôn.

Còn cả Dương Kim Bảo nữa.

Nhà họ không thiếu tiền, vậy Kim Bảo có thể từ bỏ suất hộ nghèo này không?

“Dương Bình An, đồ nghèo kiết xá c!”

“Còn dám nghe lén à? Ba tao nói đúng thật, cả nhà mày chỉ là một ổ chuột dưới cống thôi. Ông già nhà mày c h ế t được rồi đấy.”

Khi tôi đang đứng ngoài cửa tìm cách thì cửa bỗng mở toang, Dương Kim Bảo từ trong nhà bước ra.

Hắn ta vừa thấy tôi đã buông lời sỉ nhục.

“Người sắp c h ế t là mày ấy!”

Tôi đã không có tiền mua thuốc cho ông, lòng đã đầy sốt ruột.

Giờ một kẻ giàu có cướp mất suất hộ nghèo của tôi lại còn dám lăng mạ ông nội tôi.

Tôi không kìm được nữa, giáng cho cậu ta một cú đấm.

Kim Bảo không phòng bị, bị đánh đến kêu gào thảm thiết.

Ba cậu ta và cán bộ thôn nghe tiếng chạy ra, túm chặt lấy tôi.

Nhân lúc đó, Kim Bảo đá tôi mấy cú thật mạnh.

Tôi bị đá ngã xuống đất, nhưng vẫn gắng gượng bò dậy, mắt đỏ ngầu nhìn cán bộ thôn, lớn tiếng chất vấn: “Ông là cán bộ thôn, nhà nó giàu có như vậy, dựa vào đâu mà được nhận suất hộ nghèo?!”

Cán bộ thôn thản nhiên đáp: “Nó đủ điều kiện.”

“Còn mày có tay có chân, tại sao không tự kiếm tiền mà cứ đòi ăn bám?”

“Bảo sao nhà mày nghèo kiết x á c.”

Hắn không những không giải thích mà còn giáo huấn ngược lại tôi.

Tôi chỉ vào đôi giày hơn 1000 tệ của Kim Bảo, hét lên: “Một đôi giày cả ngàn tệ mà gọi là đủ điều kiện?! Ông nói thử xem nó đủ điều kiện chỗ nào?!”

Cán bộ thôn liếc tôi đầy chán ghét, nhưng khi quay sang cha con Kim Bảo, mặt hắn lại nở nụ cười niềm nở.

“Chuyện đó thì mày phải lên trấn mà hỏi. Tao chỉ làm theo văn bản trên trấn gửi xuống.”

Tôi rít qua kẽ răng: “Nhưng chính họ bảo tôi đến tìm ông.”

Tôi nhìn Kim Bảo khoác trên người chiếc áo lông vũ mới tinh, ánh mắt tràn đầy căm hận.

Tôi chỉ cần ba tháng cuối cùng này.

Ba tháng sau, tôi tốt nghiệp cấp hai, tôi có thể đi làm, có thể tự lo tiền thuốc cho ông.

Chiếc áo khoác trên người tôi là thứ ba mẹ mua cho tôi ba năm trước, khi họ vẫn còn sống.

Nó đã chật đến mức tôi gần mặc không vừa nữa.

Còn nhà Kim Bảo?

Giàu có như vậy, tại sao lại cướp đi suất hộ nghèo của tôi?

Hộ nghèo không phải dành cho những người thực sự khó khăn sao?

Tại sao ngay cả ba tháng cũng không cho tôi?

Họ thậm chí còn không báo trước một tiếng, cứ thế mà cắt trợ cấp của tôi.

Ít nhất cũng phải để tôi có sự chuẩn bị chứ?!

Loading...