Giờ con bé mới bốn tuổi, vừa chẩn đoán mắc bệnh hiếm.
Không có tôi chăm, cứ để nó trải nghiệm "địa ngục" là thế nào.
Còn Triệu Tư Kỳ? Chê tôi không kiếm tiền, tưởng mình tài giỏi lắm?
Vậy thì nuôi lấy một "cục nợ", xem anh ta có giữ được sự nghiệp không!
—----------
Thấy tôi hỗn thế, mẹ chồng gào:
"Còn ai hiểu lý lẽ không? Còn ai hiểu lý lẽ không chứ?!"
Triệu Tư Kỳ không ngờ tôi lại dám không nhận lỗi, giận đến đỏ mặt tía tai:
"Ly hôn!"
Tôi mừng rỡ:
"Ly thì ly! Ai không ly là đồ hèn!"
Con gái tôi lập tức chạy đến ôm bố:
"Bố, nếu bố mẹ ly hôn, con theo bố!"
"Biến!" – mẹ chồng đẩy nó ra:
"Con nhỏ bệnh tật ai mà nhận! Mày bị bệnh là do mẹ mày hại, theo mẹ mày đi, đừng bám theo nhà tao!"
Con bé ngã ngồi dưới đất, mắt đầy hoang mang.
Nó chưa bao giờ nghĩ bà nội sẽ bỏ rơi nó.
Tôi hỏi con gái:
"Tâm Linh, nếu bố mẹ ly hôn, con chọn theo ai?"
Nó hoàn hồn, trừng mắt nhìn tôi:
"Dĩ nhiên chọn bố! Ai đời theo một bà mẹ thích kiểm soát như mẹ?"
Tốt.
Kiếp trước nó không chọn tôi.
Kiếp này, nó vẫn không chọn.
Tôi chẳng bất ngờ chút nào.
Tôi nói:
"Có câu: ‘Thà theo mẹ ăn xin, còn hơn theo cha giàu’, con hiểu ý không?"
Tôi không cần con chọn tôi, tôi chỉ muốn nghe con nói rõ ràng, để sau này nó có khổ, đừng lấy tình mẹ con ra ràng buộc tôi nữa.
Nó hằn học:
"Bố và bà nội rất tốt với con, con theo họ là đủ, không cần mẹ lo!"
Vừa nói vừa liếc trộm phản ứng của Triệu Tư Kỳ và mẹ chồng.
Trước giờ nó vẫn vậy — chê bai tôi để lấy lòng nhà chồng.
Cả nhà đều phụ thuộc tiền Triệu Tư Kỳ, mà anh ta và mẹ ghét tôi, thì con bé đương nhiên theo người có thế lực.
Tôi gật đầu:
"Con đã nói rồi nhé, sau này bố con mà bỏ con, đừng tìm đến mẹ, tốt nhất sống c.h.ế.t đừng gặp lại."
Nó cáu lên:
"Ly hôn rồi chẳng ai nuôi mẹ, mẹ sống nhờ ai? Buồn cười, mẹ đến bản thân còn nuôi không nổi mà đòi nuôi con, mẹ đúng là điên rồi. Con tuyệt đối không theo mẹ!"
Nghe lại những lời quen thuộc đến đau lòng, tôi khẽ khựng lại, rồi bật cười.
Trước kia tôi không tin vào thuyết di truyền, vì ai cũng nói con cái như tờ giấy trắng, do cha mẹ vẽ nên.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/con-toi-sinh-nhung-no-khong-muon-nhan-toi-lam-me/7.html.]
Giờ thì tôi hiểu…
Có những thứ đã được quyết định ngay từ trong gene.
Khi có người vừa dạy con gái điều tốt, vừa dạy điều xấu, con bé chắc chắn sẽ chọn học điều xấu, chứ không phải điều tốt.
Ví dụ tôi bảo nó học hành chăm chỉ, thì bà nội lại rủ nó xem tivi.
Nó sẽ chọn xem tivi, chứ không học.
Tôi bảo nó tập thể dục, đừng chơi điện thoại.
Bố nó đưa luôn điện thoại cho nó, thế là nó chơi điện thoại chứ chẳng chịu vận động.
Tôi nói:
“Xem ra đầu óc kém cỏi là di truyền từ nhà họ Triệu các người đấy.”
Tôi tiếp lời:
“Tôi cần xin tiền ai à? Tôi có công việc, có lương, tự nuôi được mình. Con nói gì mà chẳng qua não vậy?”
Con bé la lên với bố nó:
“Bố ơi, bố xem! Mẹ mắng con đấy!”
Triệu Tư Kỳ phớt lờ, không nói gì.
“Bố ơi?”
Con bé vẫn không cam tâm, níu áo Triệu Tư Kỳ.
Anh ta đang cáu, quát ầm lên:
“Kêu cái gì mà kêu?! Chuyện người lớn mà mày cũng xen vào à? Mày còn dám chê mẹ ruột, chắc não có vấn đề rồi! Biến về với mẹ mày mau!”
Con bé run lên, lập tức im bặt.
Tôi lạnh nhạt nói:
“Thôi, đừng có giả bộ, nó nói rõ là chọn theo anh rồi, sau này đừng có mà quay sang đổ tại tôi.”
Triệu Tư Kỳ trừng mắt nhìn con gái, vẻ mặt dữ tợn:
“Theo tao làm gì?!”
Con bé bị dọa đến lùi lại một bước.
Kiếp trước, con gái tôi ở với tôi là chính.
Tôi ép nó uống thuốc, ăn uống đúng giờ, chăm sóc đủ mọi thứ, thỉnh thoảng mệt mỏi quá nên nổi cáu.
Còn bố nó thì mỗi ngày tan làm mới gặp con, lúc nào cũng nhẹ nhàng tử tế.
Thế nên con bé luôn nghĩ bố nó hiền, tôi thì khó tính, hay cáu.
Sự thật là Triệu Tư Kỳ rất nóng tính, mỗi lần cáu là đập cửa bỏ đi, mặc kệ trong nhà như thế nào.
Lâu dần, con bé thấy bố nó cái gì cũng tốt, còn tôi cái gì cũng tệ.
Giờ thì hay rồi, nó tự nếm trải “tính khí tốt” của bố nó rồi đấy.
“An Nhược, em đánh mẹ anh, có xin lỗi không?” – Triệu Tư Kỳ vẫn chưa nguôi.
Tôi đáp:
“Xin lỗi gì chứ?”
Bị mẹ xúi giục, Triệu Tư Kỳ nổi điên:
“Không xin lỗi thì ly hôn!”
Tôi đồng ý ngay:
“Được thôi!”