Chuyện nhà họ Phương chuẩn bị đưa Dạng Dạng đi, thực ra trong khu tập thể không mấy ai biết . Thời buổi bây giờ, ngay cả cán bộ công nhân viên cũng chẳng còn được trọng dụng như xưa, người người chỉ mong sao yên ổn qua ngày. Phố ngõ từng nhộn nhịp tiếng nói tiếng cười, nay hoang hoải như cánh đồng sau bão. Cửa đóng then cài, nhà ai biết lo nhà nấy. Tin tức gì cũng như rác, đầy tai mà chẳng ai dám đem ra bàn tán.
Dẫu vậy, những người thân quen lâu năm, dù cũng hạn chế lui tới, nhưng nghĩa cũ chưa từng đứt đoạn.
Chu Thừa Khang nghe tin Dạng Dạng sắp lên đường, lòng ông khẽ thắt lại. Bao năm nay con cháu trong nhà đều đã ra riêng, chỉ còn mình ông với bốn bức tường. Ngoài có chút tiền , chẳng còn gì. Chính vì vậy , mà lần này tiễn biệt, ông mang theo một đống đồ bổ tới cửa , ra tay cũng coi như hào sảng.
Tối hôm đó, nhà lão Trần cũng ghé lại ăn cơm. Không ai nói gì nhiều, nhưng trong lòng mỗi người đều mang một nỗi riêng.
Trong bếp, Lý Đoan Ngọc đang cùng Phương Tuấn Khanh đang loay hoay làm bữa. Mới nghe khách đến, bà còn chưa kịp cùng khách khách sao đôi câu, thì Lưu Tuệ Trân, vợ lão Trần, đã quen tay vén áo, lặng lẽ vào bếp giúp một tay.
Phương Tuấn Khanh thấy vậy liền tự giác tháo tạp dề, nhường chỗ rồi lui ra ngoài chuẩn bị chén đũa. Đợi ông khuất dáng, Lưu Tuệ Trân mới nhẹ nhàng kéo tay Lý Đoan Ngọc, thấp giọng hỏi:
"Chị dâu… Chị thật không theo Dạng Dạng lên Tây Bắc sao?"
Tay bà Đoan Ngọc vẫn rửa rau đều đều, chỉ hơi khựng lại trong chớp mắt. Một lát sau, bà khẽ gật đầu, giọng nhỏ nói :
"Tôi ở lại bầu bạn với lão Phương."
Lưu Tuệ Trân nghe vậy chỉ khẽ thở dài, giọng cũng trầm xuống:
“Bầu bạn cũng tốt... Mấy người như lão Phương, như lão Trần nhà em, đều là cứng đầu cứng cổ, thà chịu khổ chứ không chịu khuất phục. Phải đi đến nơi kia... thật sự không dễ sống .”
Dứt lời, bà ghé sát lại, giọng càng nhỏ hơn:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/co-em-gai-om-yeu-hai-anh-trai-khong-dam-lay-vo/17.html.]
"Chị còn nhớ nhà giáo sư Đồ, ở khu nhà kiểu Tây, Bắc Uyển không?"
Nghe nhắc đến cái tên này , Lý Đoan Ngọc khẽ cau mày, ngoảnh sang nhìn Tuệ Trân, ánh mắt vừa nghi hoặc vừa thoáng bất an:
Nga
— Nhớ chứ… Sao thế?
Khu Bắc Uyển… nơi từng là chốn ở dành riêng cho giáo thụ cao cấp của Nam Đại. Năm đó, khi Phương Tuấn Khanh nhận lời về giảng dạy, nhà trường vốn đã bố trí cho gia đình hộ một căn nhà trong khu ấy – nhà kiểu Tây, hai tầng, gạch xanh mái ngói, một thời từng là biểu tượng của tri thức và phong lưu. Nhưng dở ở chỗ, phòng còn đang sửa, cả nhà tạm vào khu tập thể của công nhân viên chức ở. Ai ngờ, cái "tạm" kéo dài hết năm này qua năm khác.
Về sau, phòng sửa xong, nhưng họ chẳng buồn chuyển đi nữa. Một phần vì bận, phần khác là vì sức khỏe Dạng Dạng khi đó yếu lắm. Thời kỳ ấy, dù ai ai cũng hô hào “bài trừ mê tín phong kiến”, nhưng lòng người mẹ nào lại chẳng mang chút bất an. Đoan Ngọc khi đó âm thầm về quê nhờ người giới thiệu, tìm một bà đồng xem vận mệnh. Người kia chỉ nói một câu: "Đứa nhỏ căn cơ mỏng, tuyệt đối không được dời chỗ ở trong vòng ba năm." Thế là bà đem chuyện về bàn với ông Phương. Dẫu cả hai đều là người học hành bài bản, tin vào lý lẽ, nhưng khi liên quan đến sinh mạng cốt nhục, lý trí cũng khó mà thắng nổi tình thân.
Cứ thế, họ ở lại nơi này . Lặng lẽ, đơn sơ, không tranh không giành.
Không ai ngờ, quyết định ấy lại thành phúc lớn.
Năm 1966, khi Cách mạng Văn hóa nổi lên như cơn lốc, mọi giá trị cũ đều bị xới tung. Ủy ban Cách mạng lên nắm quyền, mở phong trào “thanh lý tư tưởng phản động”, đào tận gốc những gì bị cho là “tàn dư tư sản”. Những bức “đại báo” viết bằng chữ to, mực đen nhem nhuốc, bắt đầu tràn ngập tường rào, cổng ngõ. Tên ai bị dán lên là y như rằng gặp họa: nhẹ thì bị gọi đấu tố, nặng thì bị lôi đi cải tạo, thậm chí mất tích không lý do. Bắc Uyển – nơi từng là chốn thanh cao của giới trí thức – chỉ trong chớp mắt đã biến thành cái rọ sắt giam hãm nhân tài.
Có gia đình tối đó còn gặp , chỉ sau một đêm, sáng hôm sau người xung quanh đã phát hiện căn nhà của họ bị niêm phong, gia quyến ly tán. Có người bị đánh đến sống dở c.h.ế.t dở, có người… chẳng bao giờ trở về nữa.
Nhớ đến những điều đó , Lý Đoan Ngọc như thấy lưng mình lạnh toát. Bà và Phương Tuấn Khanh từng lặng lẽ ngồi bên nhau trong bóng tối, nhìn ánh đèn khu Bắc Uyển chớp tắt giữa đêm, cảm thán: may mà mình chưa dọn đi.
Từ đó, hai vợ chồng không hẹn mà cùng thống nhất không nhắc tới nơi ấy nữa. Mãi đến nay, khi nghe Lưu Tuệ Trân nhắc lại, tim bà như bị bóp nghẹn. Đôi tay đang rửa rau khựng lại, nước chảy ròng ròng mà không biết lạnh. Bà thẳng lưng, ngẩng đầu, giọng khô khốc :
"Lão Đồ… ông ấy làm sao rồi?"